Bài văn chứng minh, giải thích câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" số 4

Đạo lí làm người của dân tộc ta được thể hiện khá rõ trong kho tàng ca dao,tục ngữ. Nói về lối sống thanh cao, trong sạch,giữ gìn phẩm giá trong hoàn cảnh khó khăn,tục ngữ có câu:''đói cho sạch,rách cho thơm''


Người xưa mượn hai yếu tố thiết thực nhất trong cuộc sống con người là ăn và mặc để thông qua đó phản ánh quan niệm sống của mình. Trong xã hội phong kiến trước đây, người lao động chân lấm tay bùn thường bị xã hội,bị giai cấp bóc lột khinh thường rẻ rúng. Bọn chúng cho rằng mọi chuyện xấu xa trên đời đều bắt đầu bằng sự khốn cùng này: Bần cùng sinh đạo tặc hay đói ăn vụng,túng làm càn. Thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh. Nhưng đó chỉ là số rất ít, còn phần lớn người lao động chân chính vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh, trong sạch, truyền thống của ông cha ta.


Lúc đói, bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống. Liệu có còn đủ lí trí để giữ cho sạch sẽ?Khi nghèo nàn,rách rưới,mấy người còn nghĩ tới thơm tho? Không!Câu tục ngữ này không định đề cập đến nghĩa đen mà là một triết lí sống, một quan niệm sống, một nền tảng đạo đức của nhân dân ta.


Lấy đói và rách là hai biểu hiện cụ thể của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để tượng trưng cho cuộc sống gian truân, vất vả. Nước ta là một nước nông nghiệp, trước đây hơn 90% dân số sống bằng nghề làm ruộng. Quanh năm họ dầu dãi nắng sương, đổ mồ hôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu cao, thuế nặng, bởi chính sách áp bức bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị. Đời người nông dân nghèo, hỏi có mấy khi được ấm no, vui vẻ?


Sống trong đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm cách,con người ta sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức. Trong hoàn cảnh ấy, những lời khuyên nhủ, những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết. Người lao động khuyên nhau, nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch, sao cho đúng với bản chất thiên lương, sao cho khỏi cúi xuống thẹn đất, ngẩng lên thẹn trời và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa


Quan điểm này là sự đối nghịch với quan điểm sống tiêu cực với giai cấp bóc lột ; là sự tự khẳng định và đề cao quan điểm sống thanh cao của người lao động. Không một uy lực nào, một cám dỗ nào có thể làm cho những con người chân chính khuất phục


Trong sạch trong lối sống, trong nếp nghĩ.Thơm tho trên phương diện danh dự, đạo lí làm người. Điều đó đã kết tụ trong cách sống cao thượng của những bậc chính nhân như Nguyễn Trã, Cao Ba quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến,…Quan niệm sống ấy là quan niệm sống cao đẹp của nhân dân ta từ ngày xưa truyền lại. Nó giống như những bông hoa sen vươn lên trên đầm lầy với vẻ đẹp thanh cao và làn hương thơm ngát.


Vì vậy, dù bạn là ai thì phẩm chất mới là cái để đánh giá giá trị của bạn. Vì thế, dù có đói, đói khổ thì bạn cũng không cho phép mình được gục ngã, sa vào con đường tội lỗi mà hãy là chính mình, sống chân thật, an lành, không ăn cắp, ăn trộm. Sống sao cho ý nghĩa với đời.


Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” một lần nữa nhắc nhớ chúng ta về đạo lý làm người, xem cốt cách và đạo đức chính là lẽ sống, sống vì một xã hội công bằng, văn minh. Phẩm chất ấy chính là cái cốt lõi giúp bạn giữ được sự thanh tao tồn tại trong chính con người mỗi chúng ta.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy