Bài văn kể lại Truyện "Thạch Sanh" bằng lời của em số 3
Ông bà ta từ xa xưa đã truyền tai nhau câu nói: “Ở hiền gặp lành”. Thật đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. Một điển hình đó là câu chuyện cổ tích Thạch Sanh, nó mang đậm tính nhân văn, đạo lí làm người. Em luôn ấn tượng và cảm tình về câu chuyện, đặc biệt là chàng Thạch Sanh.
Ngày xưa trong một ngôi làng tại quận Cao Bình có đôi vợ chồng nghèo khó sống qua ngày bằng công việc lên rừng đốn củi đổi lấy gạo. Với tính cách hiền lành, thật thà luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người xung quanh, nhưng lạ thay mãi mà họ vẫn chưa có một đứa con. Thấy thế Ngọc Hoàng thương cảm bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con cho gia đình đó. Người vợ mang thai không được bao lâu thì người chồng qua đời, rồi người vợ cũng theo chồng mình từ giã cõi đời chỉ sau một thời gian ngắn sinh con. Cậu bé sống trong một túp lều cũ bên gốc đa, mồ côi cha mẹ nên mọi người gọi là Thạch Sanh. Mỗi ngày cậu bé đều dùng chiếc lưỡi búa của cha để lại lên rừng đốn củi kiếm sống.
Một ngày nọ, Lý Thông – chàng trai con nhà cất rượu đã ghé qua gốc đa nghỉ mát thì gặp Thạch Sanh, thấy chàng khỏe mạnh, chăm chỉ nên Lý Thông đã nảy sinh mưu đồ lợi dụng. Hắn muốn kết nghĩa anh em và Thạch Sanh cảm động vì được quan tâm nên đã đồng ý theo hắn ta về nhà. Một con Chằn tinh hung ác ăn thịt người, có phép lạ lúc bấy giờ xuất hiện trong làng khiến ai cũng khiếp sợ. Mỗi năm đều đặn phải khấn cho nó một mạng để có thể sống yên ổn qua ngày. Lần này đến lượt Lý Thông nạp mình, hai mẹ con hắn đã mưu kế lừa Thạch Sanh đến thay mình. Tuy nhiên con Chằn tinh đã bị hạ gục, hiện hình là một con trăn lớn nhờ vào sức mạnh của chàng cùng vũ khí là chiếc búa. Thạch Sanh trở về đem theo bộ cung bằng vàng của con yêu quái đó. Không dừng lại ở đây, Lý Thông tiếp tục lừa gạt Thạch Sanh rồi đến tâu vua mình đã hạ thủ Chằn Tinh nên đã được phong làm đô đốc.
Dù đã đến tuổi lấy chồng mà công chúa mãi chưa tìm thấy chàng trai vừa ý. Thế là nhà vua bèn tổ chức một ngày hội lớn, cơ hội cho các hoàng tử nước láng giềng và con trai trong thiên hạ đến, công chúa sẽ từ trên lầu cao ném quả cầu may, ai nhặt được thì vua sẽ gả công chúa cho người đó. Con Đại bàng – một con yêu tinh trên núi tình cờ bay qua và mang theo công chúa đi. Ngồi dưới gốc đa Thạch Sanh đã nhìn thấy lần theo được tới chỗ ở của quái vật qua vết máu khi chàng bắn vào con quái vật.
Nhà vua sai Lý Thông đi tìm công chúa, hứa sẽ gả cho hắn và truyền ngôi. Thế là hắn bèn tìm đến Thạch Sanh nhờ giúp đỡ. Khi công chúa được Thạch Sanh giải cứu an toàn thì Lý Thông dở trò, nhốt luôn chàng ở trong hang. Con Đại bàng cũng bị tiêu diệt sau một trận đánh kịch liệt, cùng lúc đó chàng đã tìm thấy và cứu thoát con trai của Vua Thủy. Thạch Sanh được vua ban ơn cho rất nhiều vàng ngọc nhưng chàng chỉ xin lấy cây đàn thần rồi trở lại gốc đa. Vì oán hận nên hôn của chằng tinh và đại bàng đã quay lại trả thù khiến Thạch Sanh bị bắt vào ngục.
Từ khi được cứu trở về thì công chúa không nói cũng chẳng cười khiến nhà vua lo lắng. Khi tiếng đàn của Thạch Sanh cất lên đã hóa giải, giúp công chúa trở lại bình thường. Nhà vua lúc này đã biết được hết sự thật về công lao của Thạch Sanh và bộ mặt tàn ác của mẹ con Lý Thông. Vua cho chàng xử tội nhưng chàng đã tha cho hai mẹ con nhà Lý Thông quay về làm ăn. Quả nhiên trên đường trở về họ đã bị sét đánh chết. Về sau vì không có con nên vua đã truyền lại ngôi cho Thạch Sanh.