Bài văn phân tích tác phẩm "Cố hương" của Lỗ Tấn số 10
Văn chương Trung Quốc vốn phong phú và đa dạng về cả thể loại lẫn tác giả sáng tác. Một trong những tác giả nổi tiếng của văn chương không thể không nhắc đến Lỗ Tấn. Lỗ Tấn vốn dĩ là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Không những thế Lỗ Tấn còn là nhà cộng sản kiên định, sớm có tư tưởng văn học tiến bộ.
Công trình nghiên cứu và tác phẩm văn chương của Lỗ Tấn rất đồ sộ, trong đó có truyện ngắn Cố Hương đã tạo được tiếng vang rất lớn. “Cố Hương” trích trong truyện ngắn “Gào Thét” năm 1923. Đây là truyện ngắn nhận thức về thực tại và mong ước đầy trách nhiệm của Lỗ Tấn về một đất nước Trung Quốc đẹp đẽ hơn.
Viết về đề tài quê hương rất được sự quan tâm của nhiều tác giả văn học trên thế giới. Nhưng để thể hiện một cách sâu sắc và đầy thông điệp nhân văn và ý nghĩa thì thật sự rất hiếm. Thế nhưng Lỗ Tấn đã thành công một cách ngoạn mục về việc thể hiện về mảng đề tài trên. Truyện ngắn “Cố Hương” là câu chuyện cảm động về quê hương và sự đổi thay ngày một đi xuống đáng chê trách của đất nước Trung Quốc xưa.
Trở lại nơi được gọi là “chôn nhau cắt rốn” sau hàng chục năm trời xa cách. Lỗ Tấn đã thực sự rất bàng hoàn về cảnh vật và con người của quê hương nhân vật tôi. Cảnh vật của hiện tại thực sự làm nhân vật tôi sửng sốt: “trời lại càng u ám”, “thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa”. Trời ơi! Đây là đâu, có phải là quê hương mà ngày trước trong mắt tác giả là một nơi rất đẹp.
Quê hương cũ với bao kỷ niệm thời thơ bé. Đó là những ngày mà “thầy tôi hãy còn”, cảnh nhà sung túc… năm ấy nhà tôi đến lượt lo giỗ tổ. Giỗ vào tháng giêng. Lễ vật rất nhiều, các đồ tế rất sang, người đến lễ cúng rất đông… Quê hương trong ký ức bao giờ cũng cảm động. Lỗ Tấn đã nói về hình ảnh quê hương trong hiện tại và trong quá khứ, lúc ở trên đường trở về, lúc gặp lại bạn cũ, người xưa. Có niềm vui nỗi buồn, 30 năm đã trôi qua, nhưng không bao giờ có thể quên được quê hương và tuổi thơ.
Về lại quê hương, tận mắt chứng kiến cảnh tượng tương tàn hoang sơ sau ba mươi năm. Nhưng đau lòng thay là nhìn thấy hình ảnh người bạn năm xưa giờ đã thay đổi rất rất nhiều. Nhuận Thổ của hai mươi năm trước:“Cổ đeo vòng bạc sáng loáng”, “khuôn mặt tròn”, “nước da bánh mật”, “đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo” Một cậu bé sáng sủa có vẻ ngoài ưa nhìn, có thể là con nhà khá giả.
Với việc kết hợp nghệ thuật miêu tả, Lỗ Tấn đã làm rõ vẻ ngoài nhân vật một cách chân thực và tự nhiên nhất. Nhưng hôm nay, hai mươi năm sau, người bạn ấy của nhân vật tôi như thế nào? Nhuận Thổ của hai mươi năm sau: nước da “vàng sạm”, “lại có thêm những nếp răn sâu hoắm”, “mi viền đỏ húp mọng lên”, “mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co cúm rúm….”. Một con người với vẻ ngoài vất vả và rất nghèo khổ, đáng thương.
Thấy được sự đau khổ ấy ta thương nhân vật trong truyện một nhưng phải lên án chế độ thối nát của xã hội Trung Quốc xưa đến tận mười. Hình ảnh Nhuận Thổ trong hiện tại là hình ảnh một xứ sở, một miền quê xơ xác, tiêu điều, người nông dân bị bần cùng hóa, bị áp bức và bóc lột đến tận xương tủy: “mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào…”, “chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả”.
Khi nhắc đến những con người của quê hương, không thể không nhắc đến nàng “Tây Thi đậu phụ”. Cho thấy vẻ ngoài rất xinh đẹp. Lúc nào cũng “xoa phấn,lưỡng quyền không cao, môi không mỏng”. Đó là một cô gái một thời xinh đẹp làm náo nhiệt cả đấng anh chàng của làng quê ngày ấy. Nhưng ngày hôm nay nhân vật tôi gặp lại người một thời mình hâm mộ thì thế nào? Đó là Mụ già, xấu xí, và tham lam.
Hay canh qua nhà Lỗ Tấn để đánh cắp đồ vặt. Chẳng những thay đổi ngoại hình mà thay đổi cả tính cách và vẻ đẹp tâm hồn. Xã hội ấy đã biến hóa con người mất cả nhân hình nhân tính. Với việc sử dụng thành công và điêu luyện trong việc đối chiếu giữa quá khứ và thực tại đã làm câu chuyện trở nên chân thực và rất cuốn hút.
Đứng trước sự thay đổi đáng kinh ngạc ấy, khiến tác giả không khỏi sửng sốt. Một cảm giác rất xót xa và hoang mang khó diễn tả thành lời. Những ngày ở quê đã làm Lỗ Tấn “buồn”, những hình ảnh đẹp đẽ trong kí ức nhân vật tôi trở nên “bỗng nhiên cũng mờ nhạt đi, khiến tôi lại càng thêm ảo não”. Tất cả mọi thứ đẹp đẽ lần lượt ra đi, để lại nơi đây một nỗi hoang tàn, nghèo khổ. Đã từng có nhà thơ Việt nam từng viết rằng:
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người”
Thế nhưng tại sao lúc ấy, nhân vật tôi lại chọn cách quên dần hình bóng quê hương của hiện tại? Có lẽ rằng, nhân vật ấy đã cảm nhận được tất cả sự đau khổ nghèo túng mà tất cả mọi người nơi ấy đang gánh chịu. Tác giả hi vọng vào thế hệ trẻ như cháu Hoàng hay Thủy Sinh, đó là những đứa trẻ có nhận thức và mong sau này giúp đất nước Trung Quốc phát triển ngày một đi lên. Sẽ chấm dứt chế độ áp bức bóc lột, cậy quyền cậy thế mà chèn ép người dân nghèo. Tìm ra hướng đi mới tươi đẹp và sáng sủa hơn cho con người nơi đây.
Với việc sử dụng nghệ thuật miêu tả, hình ảnh và chi tiết gợi tả, lối diễn đạt cuốn hút,… đã làm cho truyện ngắn “Cố Hương” của Lỗ Tấn trở nên cực kì đặc sắc. Truyện là câu chuyện cảm động về chuyến về quê cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung động của “tôi” trước sự thay đổi đặc biệt của làng quê một cách xót xa. Qua đó tác giả Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, từ đó đặc ra vấn đề con đường đi của nông dân và toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.