Top 11 Đặc sản ngon nổi tiếng ở miền Bắc bạn không thể bỏ qua
Việt Nam là một đất nước nhỏ vùng Đông Nam Á, nổi tiếng với nhiều ngành nghề truyền thống và danh lắm thắng cảnh đẹp được nhiều du khách yêu thích: Sapa, Đà ... xem thêm...Nẵng, đảo Phú Quốc, vịnh Hạ Long… Và đặc sản Việt Nam là một trong những nguyên nhân chính thu hút khách du lịch hàng năm khi đến Việt Nam. Trong đó có rất nhiều đặc sản Việt Nam đã từng lên báo nước ngoài. Mặc dù những món ngon Việt Nam này đã có mặt và xuất khẩu sang nước ngoài nhưng ngon nhất vẫn là thưởng thức trực tiếp tại Việt Nam. Mỗi vùng miền của đất nước Việt Nam ta trải qua hàng ngàn năm nay vẫn còn tồn tại những nét đặc trưng riêng. Bài viết sau đây, Toplist cùng bạn khám phá những đặc sản nổi tiếng của miền Bắc - nơi hưởng trọn bốn mùa của thiên nhiên Việt Nam.
-
Bánh Đậu Xanh - Hải Dương
Hải Dương là vùng đất nhỏ thuộc đồng bằng sông Hồng, từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng với đặc sản Bánh Đậu Xanh, nó được ra đời vào đầu thế kỷ 20. Bánh đậu xanh mộc mạc vẻ của quê hương nhưng lại chứa đựng hương vị nồng nàn của miền đất Bắc Bộ. Để làm được những chiếc bánh Đậu Xanh ngon người dân Hải Dương đã sử dụng những nguyên liệu tinh túy nhất của vùng đất như bột đậu xanh nguyên chất. Khi làm phải làm bằng bột ướt có trộn mỡ, đường cho vừa phải mới tạo được độ thanh, thơm và ngậy. Nếu được thưởng thức một lần có lẽ khó ai có thể nào quên được, đặc biệt là những người thưởng thức trà. Vì khi vừa ăn bánh vừa uống trà sẽ cho ta cảm nhận dõ nét hơn vị ngọt thanh và hương thơm của bánh.
Để tạo nên những chiếc bánh đậu xanh thơm ngon, người làm phải chọn được loại đậu xanh chất lượng, hạt mẩy, đều, bên trong vỏ có màu vàng. Ngày nay, khi sản xuất với số lượng lớn, người làm bánh phải chọn mua đậu xanh từ vùng Chí Linh, Hải Dương hoặc từ các tỉnh ngoài như Bắc Ninh, đôi khi tận Gia Lai, Kon Tum. Trước đây, đậu xanh phải rửa ít nhất 3 lần nước sạch, đổ vào nồi đun sôi kỹ, để nguội rồi mới cho vào chảo rang chín. Ngày nay, những công đoạn này đều được làm bằng máy móc công nghiệp, giúp rút ngắn thời gian sản xuất. Theo người làm bánh, cái quý và độc đáo của sản phẩm nằm ở những công đoạn tỉ mỉ như đỗ rang vàng đều, bột xay mịn. Trước kia, bánh đậu xanh không được gói trong giấy bạc, nhưng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển đi xa mà người làm nghĩ ra cách này để chống ẩm và bảo quản bánh được lâu hơn.
-
Bánh Phu Thê - Đình Bảng, Bắc Ninh
Bánh Phu Thê có xuất xứ từ phường Đình Bảng - Bắc Ninh, khi nhắc đến món bánh này chắc hẳn không một ai còn xa lạ, nhất là đối với những ngày lễ ăn hỏi (đây là một phần trong sính lễ dạm hỏi của nhà trai như một biểu tượng trung thủy của lứa đôi). Những chiếc bánh nhỏ xinh chỉ vừa vặn bằng lòng bàn tay nhưng để làm ra nó cần sự khéo léo trải qua nhiều công đoạn. Trước tiên, chọn bột làm bánh phải chọn loại nếp cái hoa vàng, xay và lọc lấy chất tinh rồi ép ráo nước và phơi khô. Để tạo màu cho chiếc bánh, người làm nghề nơi đây sử dụng nước quả dành dành chứ không dùng phẩm màu. Nhân bánh thì được làm bằng đỗ xanh ngâm kỹ kết hợp với đường tạo vị ngọt cho bánh, ngoài ra trong nhân có thể sử dụng thêm hạt sen, cùi dừa.Chiếc bánh được người dân nơi đây ví giống như sự hòa quyện của đất trời vậy, đảm bảo bạn sẽ ngây ngất khi được nếm thử nó.
Nghề làm bánh phu thê nổi tiếng nhất ở phường Đình Bảng của Bắc Ninh, đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm dưới triều đại nhà Lý. Vào dịp Tết âm lịch và ngày hội Đền Đô, người dân trong phường thường tổ chức làm bánh để tế lễ hoặc làm quà biếu. Theo thời gian, nghề làm bánh phu thê ngày một phát triển, người dân làm bánh mọi thời điểm trong năm. Theo những người dân trong vùng truyền lại, bánh phu thê bắt nguồn từ sự tích vua Lý Anh Tông đi đánh trận, người vợ ở nhà thương chồng vất vả đã tự tay vào bếp làm bánh gửi cho chồng. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng đã đặt tên bánh là bánh phu thê. Để làm nên một chiếc bánh phu thê dẻo bột và thơm ngon, vỏ bánh và nhân bánh hòa quyện, người thợ phải khéo léo và có kinh nghiệm trong từng công đoạn. Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu, người thợ bánh dàn mỏng bột (vỏ bánh) lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê.
-
Cốm làng Vòng Hà Nội
Cốm Làng Vòng là một đặc sản ít người không biết đến ở Hà Nội, cốm Vòng phải là thứ cốm dẹt có màu xanh non được làm từ nếp cái hoa vàng vừa tầm qua kỳ đổ sữa. Để tạo được cốm cũng rất công phu, cần sự tỉ mỉ từ lúc lấy lúa. Người làng vòng lựa chọn lứa lúa khi chỉ mười ngày nữa là gặt rộ và sẽ chọn ngắt từng bông dài, hạt mẩy mang về rang lên luôn trong ngày hôm đó (đây là công đoạn vất vả nhất khi làm cốm), xong cốm được gói vào lá sen già hoặc lá khoai ráy xanh non, ủ hương hoa sen tinh khiết, rồi buộc bằng những sợi rơm vàng. Người ta không dùng bát để ăn cốm mà phải bốc từng dúm cốm nhỏ đựng trong lá sen, khi nhai cốm phải thật chậm rãi như vậy mới cảm nhận được vị ngọt thơm thoang thoảng của lúa nếp non và hương sen ngan ngát.
Hương thơm của cốm, mùi thơm của lá sen, vị ngọt của lúa nếp non phơi khô. Những hạt cốm làng Vòng luôn mang lại sự thơm mát đến nhẹ nhàng trong những buổi chiều thu trên phố phường Hà Nội. Vào cuối thu, khi những giọt sương giăng tràn khắp lối, kéo theo cái lạnh se sẽ phả vào trong từng trận gió mùa, những chiếc lá sen đã dần chuyển già coong, kết đọng cái hương thơm tinh túy nhất của đất trời, cốm mùa thu bắt đầu theo chân những gánh hàng rong len vào từng ngõ hẻm. Cốm làng Vòng Hà Nội được làm từ nếp cái hoa vàng, loại nếp hạt tròn căng, bóng, mẩy. Mỗi năm lại có hai vụ nhưng có lẽ ngon nhất phải là khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10, khi tiết trời vào thu. Cách thức làm cốm thì có lẽ ở vùng quê nào cũng biết, nhưng để có được hạt cốm vừa dẻo vừa thơm ngon thì chắc chỉ có làng Vòng mới có được.
-
Chả cá Lã Vọng - Hà Nội
Chả cá Lã Vọng là một đặc sản của vùng đất Hà thành, là món chả cá mà mỗi khi du khách đến đây đều phải thưởng thức một lần, thậm chí có người còn vì nhớ hương vị của món chả cá này mà quay lại không biết bao nhiêu lần. Chả cá Hà Thành là một món ăn cầu kỳ ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Món chả cá ở đây được làm từ cá lăng vì thịt cá nạc, ít xương, lại bùi, béo ngậy và đậm vị được chiên vàng ruộm. Từng miếng cá thơm ngon ăn kèm với lạc, bún, rau hành… Thịt cá được lọc theo kiểu lạng từ hai bên sườn, thái mỏng, ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, mắm tôm theo một phương cách bí truyền đặc biệt ít nhất 2 giờ đồng hồ, rồi kẹp vào cặp tre (hoặc vỉ nướng chả có quết một lớp mỡ cho đỡ dính).
Người nướng phải quạt lửa, lật giở đều tay sao cho hai mặt đều chín vàng như nhau. Chuẩn bị ăn, người ta mới mang những kẹp chả đã nướng trút vào chảo mỡ có gia thêm chút mỡ chó - đây là bí kíp gia truyền của loại chả cá này - trên bếp than hoa đặt giữa bàn ăn. Khi các miếng chả sôi trong mỡ lăn tăn, vàng thơm, rau thì là và hành hoa cắt khúc được gia vào chảo đảo lẫn và nhanh chóng chia ra các bát ăn. Thường không dùng dầu ăn để rán cá vì nhiệt độ thấp hơn và cá kém thơm hơn. Những miếng chả vàng ươm bên cạnh những loại rau gia vị xanh ngắt như thì là, rau thơm, hành hoa cắt khúc mỡ màng, những đầu hành trắng thì ngâm dấm, một bát nhỏ lạc rang vàng, một đĩa bún rối trắng tinh và quan trọng nhất là một bát mắm tôm đánh sủi bọt có thêm một vài giọt tinh dầu cà cuống thơm lừng chỉ ăn không với bún đã đủ thấy ngon...
-
Nem nắm Giao Thủy - Nam Định
Nem nắm Giao Thủy nức tiếng gần xa dù ở miền Bắc có vô vàn món nem, Nem nắm ở đây cầu kỳ ở khâu chế biến, những người làm nem giỏi thường là những người thuộc hạng nghệ nhân, có tay nghề cao. Nem làm bằng thịt lợn (nhưng thịt lợn phải là thịt nạc mông ngon của con lợn khỏe mạnh, không nuôi bằng cám tăng trọng). Để làm nên mùi vị ngon của món nem thì phải làm ra được thính ngon, mùi thơm. để làm thính phải chọn gạo tám thơm Hải Hậu, ngâm gạo qua đêm sau đó để ráo nước rồi đem rang lên cho đến khi gạo màu vàng ngà ngà và đem nghiền min ra thì đã tạo được thính ngon. Nếu ai đã từng thưởng thức qua món nem nắm Giao Thủy - đặc sản huyện biển Giao Thủy, Nam Định chắc chắn sẽ không quên được hương vị đậm đà của nước mứm, bùi của thính, vị ngọt của thịt, vị cay của tỏi hòa quyện với vị chát của lá đinh lăng, lá sung. Tất cả tạo nên món nem nắm Giao Thủy không nơi nào sánh được.
Để tạo nên món ăn ngon này, cách làm nem nắm Giao Thủy cũng lắm công phu. Bì lợn phải chọn từ những con lợn khỏe manh, phải làm sạch lông và dính một chút mỡ để nem không bị ngán và nắm nem không bị ướt nhão. Thịt lợn được lấy từ lò mổ khi miếng thịt còn nóng hổi, thịt lợn không được rửa nước quá lạnh để thịt ngon và dẻo hơn. Thịt làm nem được lựa chọn kỹ càng từ thịt nạc ở hai phần mông của con lợn khỏe mạnh đem lọc bỏ hết màng. Đặc biệt, điều làm nên mùi thơm của nem nắm Giao Thủy chính là thính, do đó thính phải làm từ gạo tám thơm Nam Định dậy mùi thơm ngào ngạt, đem ngâm trong nước qua một đêm rồi để ráo nước rồi đem rang lên rồi xay thành bột đến khi có màu vàng ngà ngà, vị ngậy là đạt tiêu chuẩn.
-
Bún cá Hải Phòng
Bún cá Hải Phòng được tạo ra từ sự kết hợp hài hòa giữa hải sản và những sản vật từ đồng ruộng. Cá được rán lên và làm chả rồi cho vào bát bún nó sẽ tạo ra hương vị đặc biệt nhất cho món bún này, nó cũng là thành phần quan trọng tạo nên sự ngon miệng của bát bún. Cá thu là nguyên liệu chính để làm món trả cá, thịt cá được lọc ra giã nhuyễn với thì là, hạt tiêu, cho thêm ít bột nghệ tạo màu sắc. Cùng với đó là miếng cá xắt khúc từ cá đồng (cá trôi, hoặc cá trắm). Dù làm từ cá đồng nhưng món bún không bị tanh mà thịt và nước ngọt. Và sau đó làm món nước dùng được ninh bằng xương ống lợn với nước luộc xương cá biển để tạo độ ngọt và mùi vị đặc trưng. Nếu ăn bún kèm với rau muống thái nhỏ, xà lách, húng thì ngon tuyệt mà không tạo cảm giác ngấy cho người ăn.
Sự hấp dẫn của bún cá Hải Phòng thể hiện ở cách cách lựa chọn nguyên liệu và cách chế biến món ăn. Đầu tiên để có được một nồi bún cá ngon, người làm bếp phải trải qua công đoạn chọn cá vô cùng kỹ lưỡng để khi thành phẩm món ăn vừa có hương vị đặc trưng của vùng biển lại có nét thanh dị của đồng quê. Chính vì thế, người đầu bếp thường chọn cá để nấu bún cá là cá thu hoặc cá trắm đồng, thịt cá phải săn chắc và ít tanh. Đối với cá biển thì sẽ lọc lấy phần xương và phần thịt riêng. Phần thịt cá biển này đem giã hoặc xay nhuyễn, ướp với nước mắm, bột nêm tiêu khoảng nửa tiếng rồi viên lại cùng với thì là và nghệ để miếng cá được thơm và có màu sắc đẹp mắt mà vẫn đảm bảo an toàn.
-
Bánh cuốn Thanh Trì
Bánh cuốn Thanh Trì từ xưa đến nay dường như đã trở thành thương hiệu riêng của món này, nó gắn liền với sự trưởng thành của vùng quê Thanh Trì. Bánh cuốn ngon, khi ăn cho ta cảm giác như tan trong miệng, thanh mát mà mềm mại, nếu ăn kèm với chả quế, ruốc thịt, ruốc tôm thì ngon hết thảy. Công đoạn làm nên bánh cuốn cũng khá cầu kỳ, phải chọn loại gạo ngon để làm bột tráng bánh rồi xay mịn như nước. Khi làm, lá bánh được tráng trên khuôn vải căng chụp trên nồi nước sôi, từng lá bánh được tráng mỏng tanh như tờ giấy rồi thêm một chút mỡ hành phi. Món bánh cuốn nóng hổi kết hợp với nước chấm được pha chế theo bí quyết riêng ngon lành dù cho khách hàng phải chờ đợi bao lâu đi nữa họ vẫn bằng lòng để có thể thưởng thức nó.
Nghề làm bánh cuốn cũng lắm vất vả, nhất là mùa hè, phải ngồi bên bếp than hồng nóng rực, cạnh mấy cái nồi hơi nóng nghi ngút khói. Thường thì xế chiều, người dân Thanh Trì đã nổi lửa tráng bánh. Sở dĩ bánh cuốn tráng từ chiều bởi bánh tráng xong phải để qua đêm thì mới bay đi hết mùi nồng của bột. Đến sáng bánh vừa mềm, vừa thơm mát mùi gạo... Nhìn người Thanh Trì tráng bánh thấy rất nhẹ nhàng, dẻo tay nhưng làm theo được là cả một nghệ thuật. Mở vung nồi thứ nhất, nhanh tay múc lưng muôi bột, lấy đáy gáo gạt bột dàn thật mỏng mà không được vỡ bánh rồi thoăn thoắt úp vung. Mở vung, thấy cái bánh tròn xoe trắng trong thì lấy cái que gạt bằng cật tre nhúng vào nồi nước lạnh để đặt vào mép bánh xoắn hai, ba vòng gỡ bánh ra, đặt trải mỏng lên mặt thúng lót lá chuối. Xoa một tý mỡ hành cho bóng bẩy rồi gấp lại… Cứ thế, các lớp bánh tráng liên tục xếp chồng lên nhau, chẳng mấy chốc đã có một thúng đầy bánh cuốn.
-
Bánh cáy Thái Bình
Thái Bình nổi tiếng với đặc sản Bánh cáy, Bánh cáy nơi đây có nhiều màu sắc. Người ta chọn loại nếp ngon (nếp cái hoa vàng) để làm bánh, đầu tiên mang hạt rang lên thành bỏng, giã thành bột, rồi vê tròn thành quả. Sau đó quả được thái thành những thanh nhỏ tầm bằng ngón tay, rồi tẩm gấc thành con cái đỏ, tiếp đó tẩm quả dành dành thành con cái vàng rồi đem rán mỡ giòn tan kết hợp với mạch nha làm từ mầm lúa, mứt dừa, vừng, lạc rang tróc vỏ. Tất cả được nhào trộn với nhau rồi đun vừa lửa đến độ dẻo cần thiết, bánh mềm, rồi đem lèn chặt trong những chiếc khuôn bằng gỗ hình chữ nhật đã được lót thêm vừng, lạc, mứt dừa. Đợi đến khi bánh nguội thì dóc khuôn ra và cắt thành những thanh nhỏ. Bánh cáy có vị cay nhẹ cộng thêm những vị đặc trưng của vùng quê Thái Bình đã tạo nên một nét riêng, một loại bánh độc đáo.
Nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng bánh cáy được làm từ con cáy bởi trong dân gian cũng có truyền thuyết cho rằng bánh cáy là do thần cáy ở biển ban cho. Tuy nhiên, trên thực tế, bánh cáy là một loại bánh được làm từ gạo nếp, vừng, lạc kết hợp thêm các loại lá, quả để tạo ra các màu trắng, xanh, vàng cho miếng bánh. Có thể nói, đây là loại bánh rất đặc trưng mà ngoài Thái Bình ra không nơi nào có được. Từ những nguyên liệu rất bình dị nhưng người dân nơi đây đã kết hợp lại để tạo nên một thứ bánh dẻo, thơm với những hương vị đặc trưng. Bánh cáy làng Nguyễn được chọn lựa nguyên liệu kỹ càng, gồm có nếp cái hoa vàng tròn mẩy, gấc chín đỏ, vừng, lạc được rang vàng, mỡ phần, cơm dừa xắt lát ướp cùng với đường, mứt bí dẻo thơm, thêm cả mạch nha và tinh dầu hoa bưởi.
-
Cá kho làng Vũ Đại Hà Nam
Làng Vũ Đại ngày ấy, cái tên mà nổi tiếng trong văn học Việt Nam đến nay vẫn giữ được trong mình những đặc sản của quê hương đó là món Cá Kho Vũ Đại. Món này hình thành từ hoàn cảnh của vùng quê này và bằng phương pháp riêng của mình mà họ đã lưu giữ và phát triển nó thành món ăn mà ai cũng muốn được thưởng thức. Để nấu được món Cá kho Vũ Đại - Hà Nam thật sự rất công phu, cầu kỳ từng công đoạn một. Cá kho phải là cá Trắm đen nặng từ 3 - 7 kg chỉ lấy phần thân kết hợp với các nguyên liệu như: riềng, gừng, kẹo đắng, tương cua đồng và nước cốt chanh. Cá không được đánh vẩy, đem kho trong 14h đồng hồ, khi ăn thì vẩy cá sẽ giòn như miếng xụn, thỉ cá cũng không bị nát và bắt mắt.
Người dân làng Đại Hoàng - Làng Vũ Đại, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam bắt đầu đưa món cá kho cổ truyền vào kinh doanh từ năm 1981, tuy nhiên món đặc sản này vẫn chưa thực sự được biết đến rộng rãi vì khách hàng chỉ biết thông qua truyền miệng và muốn mua một nồi cá phải đặt trước cả tuần, chưa kể đến phải về tận làng để lấy. Cho đến năm 2009, cơ sở chế biến cá kho BÁ KIẾN của Công ty Đặc Sản Việt Nam đã đi đầu trong việc đưa món cá kho lên giới thiệu trên mạng Internet và thiết lập kênh phân phối “giao hàng đến tận nhà” giúp thuận tiện hơn cho khách hàng trong việc mua cá kho để ăn hoặc làm quà biếu, nhờ đó, báo chí, truyền hình biết đến và quảng bá rộng rãi cho món ăn đặc sản nổi tiếng này.
-
Măng sặt Nghĩa Lộ - Yên Bái
Sặt là cây thuộc loại tre có thân nhỏ và thẳng mọc chủ yếu ở vùng núi thuộc Nghĩa Lộ, Yên Bái. Sau những cơn mưa làm đát đai tơi xốp, cây cối được rửa mình thì chỉ khoảng vài ngày sau những mầm măng sặt đồng loạt nhú lên tua tủa. Măng sặt Nghĩa Lộ chỉ tầm cái chuôi liềm, màu trắng nõn, mềm và ngọt, loại cây này rất rễ chế biến, hơn nữa khi ăn sẽ không cảm thấy chán và bị ngấy. Măng sặt có nhiều ở các địa phương, nhưng không phải nơi nào măng cũng ngon, có lẽ Yên Bái là mảnh đất có thổ nhưỡng và khí hậu hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây măng. Chẳng thế mà măng sặt Yên Bái đã trở thành món ăn được nhiều thực khách sành ăn bình chọn là món ngon và hấp dẫn nhất.
Măng sặt được mùa nhất là vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 dương lịch, thời gian vụ măng ngắn chỉ từ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm. Loại măng này thuộc họ tre, thân nhỏ rất thẳng, búp măng to cỡ chuôi liềm, trắng nõn, mềm và ngọt, mọc tự nhiên. Loại măng này có nhiều tại các vùng đồi thuộc huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, nhưng nhiều nhất là ở thị xã Nghĩa Lộ. Măng sặt có vị ngọt và mềm, dễ để chế biến các món ăn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người, măng sặt ăn ngon nhất khi ngọn măng mới nhú mập mạp, thân mầu trắng còn tươi nguyên mùi đất rừng. Chọn được những cây măng ngon thì cần biết cách chế biến để có những món ăn ngon hấp dẫn nhất. Măng sặt có thể chế biến được rất nhiều các món ăn như: món luộc, món om, món xào, món nướng…
-
Chả mực Hạ Long - Quảng Ninh
Chả mực Hạ Long mang đậm chất vùng biển, phải đến nơi đây bạn mới cảm nhận được hương vị tuyệt vời của món ăn này. Để làm được Chả mực ngon cần chọn được nguyên liệu tốt và phù hợp: mực thì phải là mực mai, loại to, tươi sống. Người biết làm thì thường sẽ lựa chọn rất kỹ từn lại mực, tiếp sau đó loại bỏ mai, râu đen, da, ruột, bầu mực, rồi rửa thật sạch và thấm khô. Chả mực phải được bỏ từn miếng một vào cối xay rồi giã rối vừa đủ để bắt dính, không được quá nhuyễn như khi xay, cuối cùng nặn thành từng miến và rán lên để khô, khi rán lửa phải vừa đủ mới giữ được vị của Chả. Chả mực thường được ăn cùng với xôi trắng, nó hòa quyện cả vị lẫn sắ khiến người ta khó mà cưỡng lại được.
Chả mực Hạ Long được người ta truyền tai nhau bởi hương vị thơm ngon đặc biệt, không loại chả nào bằng và không nơi nào có ngoại trừ vùng biển Hạ Long xinh đẹp. Những loại chả thông thường, thậm chí dù cũng làm bằng mực tươi nhưng vẫn không có được hương vị giống như chả mực Hạ Long. Miếng chả ngọt thơm, nồng nàn, dai mềm mà không bở, ngoài vàng giòn trong trắng mịn, đậm đà vị biển như tan trong miệng, đủ để những người sành ăn nhất cũng phải tấm tắc khen ngợi. Để có được vị ngon hấp dẫn, món ăn này có bí quyết đầu tiên từ nguồn nguyên liệu mực tươi ngon nhất. Môi trường đặc biệt tại vùng biển Hạ Long rất thích hợp cho loài mực sản sinh, nuôi dưỡng ra những lứa mực to, giòn sần sật, thịt dày, màu sắc tươi tắn, hương vị đậm đà hảo hạng.