Top 13 Loại bánh kẹo đặc sản ngon nhất Việt Nam
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp mà còn được biết đến với những loại đặc sản khi ăn vào là nhớ mãi. Bài viết sau đây của ... xem thêm...Toplist sẽ giúp bạn tìm hiểu một số loại bánh kẹo đặc sản ở khắp các vùng miền của nước ta.
-
Kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh
Kẹo Cu đơ nổi tiếng là một món quà đặc sản của người Hà Tĩnh mà ai cũng muốn đem về mỗi khi được ghé thăm nơi này. Sự hấp dẫn của loại kẹo này đến từ những lớp bánh giòn tan kết hợp cùng vị béo ngậy của đậu phộng và mật mía tạo nên một món ăn vô cùng đặc trưng mà không thể lẫn vào đâu được.
Đặc biệt, kẹo sẽ ngon hơn nếu bạn thưởng thức cùng một bát chè xanh nóng hổi, đảm bảo sự ngọt ngào của kẹo hòa quyện cùng vị đậm đà của trà xanh sẽ làm bạn không thể nào quên được.
-
Bánh cốm Hà Nội
Nếu bạn là người Hà Nội thì chắc hẳn không xa lạ gì với bánh cốm. Cứ mỗi độ thu về, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh xanh mướt của những chiếc bánh cốm theo chân các bà các mẹ ra khắp phố phường. Với mùi thơm đặc trưng, mát dịu hòa quyện cùng lớp vỏ bánh dẻo mềm có màu xanh bắt mắt, và lớp nhân đậu xanh ngọt bùi tạo nên một cảm giác khó quên cho những ai lần đầu thưởng thức.
-
Kẹo dừa Bến Tre
Kẹo dừa là một loại kẹo vô cùng nổi tiếng và đã trở thành thương hiệu của tỉnh Bến Tre. Chỉ với những nguyên liệu chính là cơm dừa và đường mạch nha, thế nhưng bằng sự tài tình trong việc kết hợp chúng với một tỉ lệ hoàn hảo đã tạo nên một món kẹo dừa đậm chất Bến Tre mà không nơi nào có được. Sự lôi cuốn của kẹo đến từ sự ngọt ngào khó cưỡng cùng vị béo ngậy đầy mê hoặc, nếu bạn đã từng thử qua chắc hẳn sẽ không quên được cảm giác kẹo dần tan trong miệng thú vị vô cùng.
-
Mè xửng Huế
Nếu ai đã từng đến Huế mà vẫn chưa được thưởng thức món mè xửng thì quả thật là một điều đáng tiếc. Món này đã trở thành đặc sản ở cố đô từ khi nào không ai biết cả. Rất dễ để nhận ra nó ở bất cứ cửa hàng nào bởi lớp mè vàng óng bọc ở phía ngoài, có điểm vài chấm trắng là những hạt đậu phộng béo ngậy. Đến với Huế, bạn chắc hẳn có nhiều kỉ niệm đáng nhớ, nhưng với riêng tôi cảm giác được nhâm nhi tách trà cùng vài miếng mè xửng trong tiết trời se se lạnh thì không còn gì bằng.
-
Kẹo cau xứ Huế
Kẹo cau cũng là một loại đặc sản của xứ Huế mà bất kỳ ai khi đến đây đều muốn thử qua. Nghe cái tên thôi, các bạn cũng đã dần mường tượng ra hình dáng của nó rồi phải không. Vâng đúng vậy, loại kẹo này có hình dáng hệt như những quả cau bị bổ thành 6 miếng. Kẹo cau nổi bật với vẻ ngoài trắng tinh, còn phần trong thì có màu xanh hoặc màu vàng rất bắt mắt.
Có nhiều người nghĩ rằng chắc hẳn nguyên liệu để tạo nên món kẹo này sẽ rất phức tạp và khó tìm bởi hương vị đầy mới lạ, thế nhưng thành phần chính chỉ đơn giản là bột trộn nước đường mà thôi. Đặc biệt, loại kẹo này rất được các em nhỏ lựa chọn bởi vị ngọt đặc trưng và khá dễ ăn.
-
Mứt rong sụn Phan Rang
Mứt rong sụn Phan Rang không chỉ là một loại một loại bánh kẹo đơn thuần, mà nó còn rất tốt cho sức khỏe bởi được làm từ rong sụn thiên nhiên và chứa nhiều khoáng chất, i-ốt, yếu tố vi lượng, vitamin, axit amin...Chắc chắc bạn sẽ cảm thấy rất thú vị khi lần đầu tiên thưởng thức món mứt này chính nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa độ giòn, dai và cực kì mềm khi nhai. Đừng quên mua mứt rong sụn làm quà khi bạn ghé thăm mảnh đất Phan Rang đầy đáng yêu này nhé !
-
Kẹo đậu phộng Đà Nẵng
Kẹo đậu phộng là một loại kẹo đặc sản của Đà nẵng và có mùi vị khá giống kẹo cu đơ Hà Tĩnh. Chắc chắn bạn sẽ không thể nào cưỡng lại được hương vị thơm ngon mà loại kẹo này mang lại khi lần đầu tiên bạn được thưởng thức. Chút thơm thơm, chút béo béo, chút giòn giòn hòa quyện cùng vị ngọt thanh thanh của mạch nha và âm thanh cực vui tai khi nhai của bánh tráng nướng, đã mang đến một ấn tượng khó phai trong lòng của những du khách từng đến đây. Loại kẹo này đã tập hợp được hết những gì đời thường, giản dị mà đầy tình yêu thương dưới bàn tay nhào nặng của người dân Đà Nẵng để trở thành món đặc sản thơm ngon và hấp dẫn đến vô cùng.
-
Bánh hồng Tam Quan Bình Định
Bình Định không chỉ nổi tiếng là miền đất võ với nét lịch sử và văn hóa lâu đời. Mà nơi đây còn được nhiều người biết đến bởi những loại bánh kẹo đặc sản vô cùng phong phú, trong đó không thể không nhắc đến loại bánh hồng tam quan mang đậm vị ngọt ngào quê hương. Nếu ai đã từng thử qua thì chắc chắn sẽ không thể nào quên được cái hương dừa ngọt ngào quyến rũ hòa quyện cùng độ dẻo thơm vị nếp mới tuyệt vời đến mức nào. Dường như sự mộc mạc và đầy giản dị, với cả tấm lòng và sự hiếu khách của con người miền Trung đã hiện rõ trên từng miếng bánh.
-
Mứt dừa Bến Tre
Lại là một món đặc sản nữa từ trái dừa của Bến Tre. Mứt dừa luôn là món mà được nhiều khách du lịch chọn làm quà mỗi khi đến đây. Đây vốn là một đặc sản dân dã mang đậm hương vị của xứ dừa. Ai đã từng thưởng thức một lần thì đều nhớ mãi hương thơm dịu dàng, nhớ vị beo béo, nhớ vị ngọt thanh thanh mà ăn hoài không chán.
-
Kẹo sìu châu Nam Định
Kẹo sìu châu là một loại đặc sản vô cùng nổi tiếng của tỉnh Nam Định. Kẹo này đặc biệt ở chỗ khi ăn có cảm giác giòn tan, thơm bùi mà không dính răng. Trong không khí se lạnh và lất phất mưa như thế này mà lại được thưởng thức vị ngọt thanh của loại kẹo này cùng một chén trà nóng thì quả thật trên cả tuyệt vời.
-
Bánh pía Sóc Trăng
Bánh Pía là đặc sản nổi tiếng của Tỉnh Sóc Trăng bánh là sự kết hợp hoàn hảo của đậu xanh, sầu riêng và trứng muối tạo nên một hương vị đặc trưng mà không loại bánh nào có được. Là một loại bánh do người Hán di cư mang sang Việt Nam. Tuy nhiên, qua thời gian bánh pía đã được biến tấu thay đổi theo khẩu vị người Việt và trở thành đặc sản của vùng Nam bộ
Có thể nói để có những chiếc bánh pía đạt chuẩn người ta phải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ từ khâu làm bột cho đến khâu nướng. Bánh pía có 2 phần, phần nhân và vỏ. Nhân làm từ khoai môn, đậu xanh, trứng. Đậu xanh đã đãi, khoai môn gọt vỏ, rửa sạch tất cả cho vào nồi hấp chín rồi tán nhuyễn. Sau đó tiếp tục xào cùng với đường, nhân sầu riêng theo tỷ lệ vừa phải. Để hỗn hợp trên nguội, lần lượt bọc nhân quanh từng lòng đỏ hột vịt. Ngoài ra, muốn tăng vị béo đậm đà có thể thêm thịt heo vào phần nhân.
-
Bánh đậu xanh Hải Dương
Nguyên liệu chế biến bánh đậu xanh vô cùng gần gũi, quen thuộc với làng quê, bao gồm: đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu của hoa bưởi. Ngoài ra, tùy thuộc một số loại bánh có nhân khác mà có thêm một số nguyên liệu như hạt sen, đậu đỏ… Tuy nhiên để làm đặc sản bánh đậu xanh Hải Dương, tất cả các nguyên liệu đều phải được chọn lọc tỉ mỉ và cẩn thận, trong suốt quá trình chế biến phải được theo dõi sát sao để cho ra sản phẩm chất lượng nhất. Kể cả giấy gói bánh, màu sắc của nhãn cũng phải có sự chọn lựa chu đáo để bánh giữ được lâu và tôn vẻ đẹp của bánh.
-
Bánh khô mè - Đà Nẵng
Một trong những loại kẹo khả nổi tiếng khi đến với Đà Năng là bánh khô mè. Đây là một loại bánh được đứng trong top đặc sản bánh quà nổi tiếng của Việt Nam.
Bánh được làm từ bột gạo, bột nếp, đường,gừng cùng với mè rang thơm. Bột gạo sẽ được trộn đều với bột nếp rồi cho vào khuôn và hấp cách thủy sau đó đem đi nướng khô giòn sau đó được đi tắm đường mè... Bánh sẽ được phân thành hai loại ngay trong quá trình làm bánh như sau: Bánh được tắm bằng nếp rang gọi là bánh khô nổ nếu bánh được tắm bằng mè thì gọi là bánh khô mè. Bánh thơm, ngon, giòn, ruột xốp, đường dẻo, mè rang vừa phải chín thơm. Khi bẻ đôi bánh ra có thể thấy đường kéo thành sợi tơ vàng mảnh. Bánh thường được làm thành hình vuông hoặc hình chữ nhật. Bánh thường được thưởng thức cùng một tách trà sen nóng hổi đượm vị. Đây là một đặc sản nên mua về tặng, biếu gia đình khi bạn đến thăm Đà Nẵng.
Ly Tran Quoc So 2017-03-21 22:40:31
Ngon nhat viet nam