Top 10 Đặc sản ngon nhất ở Lục Ngạn, Bắc Giang
Quê hương Lục Ngạn ( Bắc Giang) dù đất đai cằn cỗi, dù thiên nhiên không ưu đãi nhưng với sự cần cù, chịu thương chịu khó của những người nông dân chân lấm tay ... xem thêm...bùn đã làm ra biết bao hoa thơm quả ngọt và các sản phẩm khác mà những ai đã từng thưởng thức thì sẽ không bao giờ quên! Đã đến Lục Ngạn mà chưa thưởng thức những đặc sản này thì thật đáng tiếc. Các bạn hãy cùng toplist điểm qua một số món ngon của Lục Ngạn nhé.
-
Trong số các sản vật nổi tiếng của Bắc Giang không thể không nhắc tới vải thiều mà đặc biệt hơn là vải thiều Lục Ngạn. Vải thiều cũng là loại cây ăn quả được trồng nhiều nhất ở Lục Ngạn. Quả vải khi chín có màu đỏ, vỏ mỏng, hạt nhỏ, cùi dày khi ăn có vị ngọt đậm, mùi thơm mát khiến người ăn cứ muốn thưởng thức thêm. Mùa vải chín vào khoảng tháng 6 đến tháng 7 hàng năm.
-
Cam đường canh hay thường gọi tắt là cam canh, thuộc loại cây ăn quả có múi, khi chín vỏ quả có màu đỏ, mọng thơm mùi đặc trưng, vị ngọt sắc. Cùng với vải thiều, cam đường được trồng nhiều trên các đồi đất sỏi ở Lục Ngạn. Sản lượng chỉ đứng sau vải thiều, cam đường chính vụ chín vào khoảng tháng 11 đến tháng 12 hàng năm.
-
Mỳ Chũ là một đặc sản không thể thiếu khi nhắc tới Lục Ngạn. Sản xuất mỳ là nghề truyền thống của đa số các hộ gia đình ở thị trấn Chũ, do vậy mỳ có tên là mỳ Chũ. Mỳ Chũ được làm từ gạo Bao Thai Hồng nên sợi mì dai, mịn. Và đặc biệt giống lúa Bao Thai Hồng phải được canh tác trên đất đồi Chũ chứ không phải trồng ở dưới ruộng nước.
Mỳ Chũ được tráng mỏng như bánh đa, phơi khô, rồi ủ với chút nước để lấy độ chua rồi cắt thành sợi như bún phở, sau đó lại phơi khô và bó thành từng bó nhỏ. Qua rất nhiều công đoạn sản xuất tỉ mỉ nên mỳ Chũ có mùi vị thơm ngon và độ dai rất đặc trưng.Thường được sử dụng như mì ăn liền, ngon nhất nên ăn mỳ Chũ trong bữa lẩu.
-
Hàng năm, cứ vào mùa hoa vải( tháng 2), người dân huyện Lục Ngạn lại rộn ràng đón mùa ong đi lấy mật. Nơi đây đã và đang trở thành miền đất để những đàn ong sinh sôi cho mật ngọt. Với sản lượng khoảng hơn 1 triệu lít/ năm.
Khác với các loại mật hoa khác, mật ong hoa vải có mùi thơm mát đặc trưng của hoa vải, được lấy từ loại ong nuôi và hút mật hoa của cây vải thiều trên đất Lục Ngạn, hoàn toàn được trồng trên đất sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Mật ong vải thiều đặc sánh, vị ngọt dịu, có màu sắc vàng óng, đã trở nên nổi tiếng khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.
-
Xôi trứng kiến là món ăn đặc sản miền núi Tây Bắc. Trứng kiến làm nên hương vị đặc biệt cho món ăn, khiến cho hương vị của nó không lẫn vào đâu được. Đây là nguyên liệu khó tìm và khó chế biến, cần có cách chế biến đúng mới cho ra "thành phẩm" thơm ngon, ngậy.
Bất kỳ ai một lần được thưởng thức xôi trứng kiến Lục Ngạn cũng sẽ nhớ mãi. Có nhiều món làm từ trứng kiến nhưng thông thường người dân sử dụng trứng kiến để đồ xôi. Món xôi trứng kiến được làm từ trứng kiến non, gạo nếp nương,
có thêm mỡ, hành, hạt tiêu và gia vị. -
Đây là một món ăn độc đáo của người dân tộc Sán Rìu ở vùng Lục Ngạn. Nguyên liệu làm bánh vắt vai có gạo nếp, đường, đậu xanh, lá chuối, rau ngải cứu...
Gạo nếp nghiền nhỏ bằng cối xay đá; lá ngải cứu luộc lẫn nước vôi trong cho bớt vị chát, đắng, sau đó nghiền nhỏ trộn cùng bột nếp để làm lớp vỏ bánh, đậu xanh bỏ vỏ nấu chín với ít đường trắng để làm nhân bánh. Sau khi nặn và gói bánh bằng lá chuối, bánh được hấp cách thủy khoảng hai giờ đồng hồ, vớt ra để ráo nước là có thể dùng được.
-
Món xôi ba màu là món ăn truyền thống độc đáo mang sắc thái riêng của văn hóa ẩm thực người dân tộc Nùng, huyện Lục Ngạn. Ngay từ tên gọi của món ăn này cũng khiến thực khách hình dung được phần nào về nó. Xôi ba màu là món ăn đơn giản có nguồn gốc thiên nhiên 100%. Người dân sử dụng các loại lá màu trong tự nhiên như lá cẩm, đạu xanh, lá dứa để cho ra những màu sắc tuyệt vời.
Nếu bạn được thưởng thức món xôi ba màu của người Nùng chắc hẳn bạn sẽ không thể quên vị dẻo, thơm của gạo nếp nương không giống như hạt gạo trong món xôi khác. Bằng sự khéo léo, tỉ mỉ của người nấu xôi khiến xôi luôn được dẻo cho đến khi đã nguội.
Bau màu xôi tượng trưng cho những ý nghĩa khác nhau. Màu xanh của thiên nhiên cây cỏ. Màu vàng của sự phồn vinh. Màu tím tượng trưng cho sự thủy chung, tấm lòng của người Nùng. Chính bởi vậy khi ăn món ăn này, thực khách không chỉ thưởng thức ẩm thực mà còn thấy được cái tình của người dân nơi đây. -
Xã Huyền Sơn có giống na dai trở thành đặc sản của vùng núi Lục sông Huyền. Quả na dai Huyền Sơn nổi tiếng nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, cho năng suất cao, chất lượng tốt, giao bán ổn định. Na dai Huyền Sơn quả to, đều, giữ được mầu mã lâu hơn các loại na ở nơi khác. Do thu hoạch rải vụ nên thời gian quả na chín kéo dài, các chủ vườn không chịu nhiều áp lực trong tiêu thụ.
-
Người dân tộc thiểu số miền núi của huyện Lục Ngạn - Bắc Giang thường làm những món bánh rất đặc biệt để tiếp khách. Nếu lên vùng cao Lục Ngạn đầu xuân này, bạn chớ để lỡ dịp thưởng thức món bánh Hút độc đáo. Bánh được làm từ bột gạo nếp, mật mía và rau cải cay (cải xanh).
Quy trình làm bánh cũng rất đơn giản và dễ làm. Rau cải cay rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước, nhào bột gạo nếp với nước lá cải cay sau đó nặn bánh (nặn tròn như bánh trôi), thả bánh vào chảo dầu ăn chiên tới khi vàng đều vớt bánh ra, nhanh tay thả vào nồi mật mía (nồi mật đun nhỏ lửa). Viên bột sẽ tự hút mật căng tròn bên trong. Vớt bánh ra và lăn qua một lớp bột gạo nếp.Bánh có vị ngọt thơm của mật mía hòa quyện với gạo nếp rất thơm ngon.
Người dân nơi đây chỉ làm món bánh này vào ngày Tết để tiếp khách và làm quà biếu người thân, với ý nghĩa luôn bao bọc che chở nhau như vỏ bánh, tuy mỏng nhưng không bao giờ để chảy mật ra ngoài
-
Bánh đa Kế không giống bất cứ những chiếc bánh của một nơi nào, bởi kích thước to lớn và mầu sắc đặc trưng làm lên sự khác biệt độc đáo này. Nhìn xa những chiếc bánh đa như chiếc nón thúng quai thao của người quan họ, duyên dáng, dịu dàng, đằm thắm tình quê.
Bánh đa Kế là món bánh đặc biệt thơm ngon bởi vị bùi, thơm dòn của lạc, vừng, khoai lang hòa quện với thứ gạo ngon của vùng trung du miền núi cùng với bàn tay khéo léo của con người nơi đây đã trở thành thương hiệu của người dân Bắc Giang.
Thoạt nhìn, món bánh tưởng chừng rất đơn giản, nhưng để làm nên thành phẩm đó thì lại hết sức công phu, tỉ mỉ khéo léo của người làm bánh. Nguyên liệu chế biến ra món bánh đa là loại gạo ngon, đem ngâm nước, rồi xay nhuyễn để tạo thành thứ bột nhỏ mịn và trắng muốt trộn đều với gấc chín, tiếp theo cho vào tráng sau đó rắc vừng và lạc sống đã được giã dập, rồi phủ kín lên một mặt bánh, tập trung ở chính tâm bánh và rải đều ra xung quanh.
Tuy không phải là làng nghề làm ra chiếc bánh đa Kế nhưng du khách đến huyện Lục Ngạn có thể thưởng thức bánh đa Kế ở mọi quán ăn, nhà hàng mà hương vị không hề thua kém gì.
Nguyễn Hoàng Chương 2019-07-06 21:00:58
bài viết được chọn làm video của toplist.vn cảm ơn tác giả