Gà tò
Gà Tò là một giống gà nuôi, có xuất xứ từ làng Tò (nay thuộc xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình). Gà Tò phù hợp với hình thức chăn nuôi chăn thả, cho thịt đặc biệt thơm ngon. Tương truyền, gà Tò xưa kia là sản vật quý báu để dân làng nơi đây dâng tiến lên.vua cha. Nhà vua thấy giống gà quý, thân hình vạm vỡ chắc nịch, thịt lại thơm ngon nên rất hài lòng. Vua ban thưởng cho dân làng Tò mười nghìn đấu gạo và đặt tên giống gà quý theo tên làng Tò. Gà Tò có dáng vóc to cao hơn các giống gà khác. Con trống có trọng lượng trung bình đạt từ năm tới ba,tối đa có thể bốn kilôgam. Con mái có trọng lượng trung bình đạt từ 1,5 tới 2kilôgam. Khi trưởng thành, gà trống thường có lông màu tía mật (mật mía) có người, còn gọi là màu cánh gián, mã tím, bởi có những mảng lông giống màu mật và màu cánh gián. Gà mái có lông giống màu Cà Cuống và màu củ Đậu hay vỏ Lạc. Giống gà này được đưa vào diện bảo tồn gen bởi gà mái rất vụng trong việc ấp trứng khiến tỉ lệ nở chưa cao.
Gà Tò từ lúc mới nở tới khi đạt bốn tuần tuổi đạt khoảng 0,67 kilogam. Đến thời kì này, lông chân gà có hiện tượng thưa dần. Và đến tận kì sinh sản, lông mới mọc lại như thường. Lúc này, gà Tò trống có da đỏ như gà nòi. Gà Tò có một đặc điểm đặc biệt là có lông phần chân (từ bàn chân tới nơi tiếp giáp với đùi). Kẽ chân có màu đỏ tía. Gà Tò đẻ một lần từ mười lăm tới mười tám trứng. Một năm đạt khoảng một trăm ba mươi tới một trăm năm mươi trứng. Gà Tò không có hiện tượng ấp bóng như một số giống gà khác, sau mỗi lần đẻ chúng nghỉ từ năm tới bảy ngày sau đó đẻ tiếp. Gà mái khi đẻ trứng đạt tới trọng lượng khoảng hai phảy năm kilôgam. Từ khi ấp nở tới lúc xuất chuồng khoảng bảy tháng. Gà Tò mái do có lông chân dễ bị ngấm nước, làm ảnh hưởng đến quá trình ấp nở trứng, nên tỷ lệ nở trứng ở gà Tò không cao. Cũng có ý kiến cho rằng, với thể hình quá khổ làm cho gà Tò mái trở nên vụng về trong việc ấp trứng. Đây cũng là một trong các nguyên nhân làm cho gà Tò trở nên hiếm.