Chẩn đoán bệnh giang mai
Top 6 trong Top 10 Lưu ý quan trọng nhất về bệnh giang mai
Khi phát hiện có vết loét ở bộ phận sinh dục hay bất kì vị trí nào có tiếp xúc thân mật tình dục, người bệnh nên đến viện khám và làm xét nghiệm tầm soát để điều trị kịp thời. Để chẩn đoán giang mai, các bác sĩ có thể dựa vào:
Dấu hiệu lâm sàng
Sau thời gian ủ bệnh (từ 10 - 100 ngày) ở bộ phận sinh dục người bệnh có thể xuất hiện săng giang mai, đào ban, mảng niêm mạc, sẩn giang mai, sẩn ướt, rụng tóc, sưng hạch ở toàn thân (cổ, nách), viêm hầu họng...
Xét nghiệm chẩn đoán giang mai
- Tìm xoắn khuẩn: Bác sĩ sẽ lấy bệnh phẩm ở vết loét hay ở sẩn giang mai, mảng niêm mạc, chọc hạch, lấy dịch tiết trên nền vết sẩn giang mai, mảng niêm mạc hoặc các vết loét xong đem soi trực tiếp trên kính hiển vi nền đen. Nếu kết quả xét nghiệm giang mai thấy xoắn khuẩn Treponema pallidum dưới dạng lò xo di động tức là người bệnh đã mắc giang mai.
- Xét nghiệm máu chẩn đoán giang mai: Sau 2 tuần phát hiện săng giang mai, người bệnh có thể xét nghiệm máu để kiểm tra thêm lần nữa xem cơ thể có các kháng thể giang mai không.
Ngoài ra, nếu đánh giá người bệnh có nguy cơ bị giang mai thần kinh hoặc giang mai tim mạch thì cần lấy thêm dịch não tủy để làm các xét nghiệm trên.