Top 5 Dấu ấn lịch sử đáng giá nhất của Đại Nội Huế
Huế - vùng đất cố đô mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc. Trong đó, đặc biệt phải kể để Đại Nội Huế, nơi còn ghi dấu ấn văn hóa, kiến trúc độc đáo nhất định ... xem thêm...không thể bỏ lỡ trong hành trình du lịch tới vùng đất mộng mơ này. Hãy cùng Toplist khám phá dấu ấn lịch sử đáng giá nhất của Đại Nội Huế.
-
Khu Hoàng Thành
Khu Hoàng Thành được chia ra thành Cổng Ngọ Môn và Điện Thái Hòa.
- Cổng Ngọ Môn: là công trình được xây dựng đồ sộ, hoành tráng với các đường nét hoa văn hết sức kỳ công, tinh xảo và vững chắc. Nhìn về phía Nam kinh thành, từ vị trí Ngọ Môn trông xa ra chúng ta có thể ngắm nhìn dòng sông Hương. Cổng Ngọ Môn của khu vực Hoàng thành sẽ có 5 cửa đặt nơi đây, trong đó cửa chính ở giữa từng dành cho vua đi, hai cổng bên dành cho quan văn và quan võ. Còn lại, khu vực hai cổng bên quanh là dành cho binh lính cùng voi ngựa theo hầu vua để bảo vệ cũng như hầu hạ vua.
- Điện Thái Hòa: là một biểu tượng về quyền lực của Hoàng triều nhà Nguyễn thời bấy giờ, nằm trong khu vực Hoàng thành của Đại Nội Huế. Điện Thái hòa là công trình quan trọng bậc nhất trong tổng thể Đại Nội Kinh Thành Huế, nơi đây cùng Sân Đại Triều Nghi từng là nơi diễn ra các buổi thiết triều của triều đình nhà Nguyễn mà đa số đây điều là những buổi thuyết triều quan trọng.
-
Khu Tử Cấm Thành
Khu Tử Cấm Thành được chia ra thành Tả Vu và Hữu Vu:
- Tả Vu và Hữu Vu là hai tòa nhà ngay đối diện điện Cần Chánh, xây dựng đầu thế kỷ 19: Tòa nhà Tả Vu được xây dựng cho các quan văn, Hữu Vu là nơi dành cho các quan võ trong triều.
- Hai tòa nhà này là nơi để chuẩn bị cho các nghi thức trước buổi thiết triều, nơi tổ chức các cuộc thi Đình hay yến tiệc.
- Hai tòa nhà này là số ít công trình còn sót lại sau chiến tranh, ngày nay Tả Vu được dùng để trưng bày hiện vật, Hữu Vu trở thành nơi dành cho du khách tham quan, chụp hình.
Công trình đã từng được tu sửa 2 lần vào năm thành Thái thứ 10 tức năm 1899. Đến năm 1923 nhân chuẩn bị cho lễ Tứ Tuần Đại Khánh của vua Khải Định công trình một lần nữa được tu sửa và có quy mô, hình dáng kiến trúc như ngày hôm nay.
-
Đại Cung Môn
Đại Cung Môn là cửa chính (hướng nam) vào Tử Cấm thành, gồm có 5 gian 3 cửa và được xây dựng vào thời vua Minh Mạng năm 1833, vua Minh Mạng cho dời điện Thái Hòa nhích về phía nam như vị trí hiện tại, còn chỗ cũ thì xây đại cung môn để khép kín mặt nam của tử cấm thành.
Đại Cung Môn có 5 gian nhưng không xây chái, trổ 3 cửa, trong đó cửa chính giữa chỉ dành cho vua. Đại Cung Môn được làm cực kỳ tinh xảo. Mặc trước sơn son thếp vàng lộng lẫy. Bộ vì kèo theo phong cách đời Minh Mạng. Các ô hộc trang trí các đề tài cổ điển (như bát bữu, tứ linh,...) xen lẫn với thơ văn. Mặt sau của Đại Cung Môn có hai cánh hành lang kết nối với nhà Tả Vu và Hữu Vu, hai hành lang này dài 9 gian, quay về mặt bắc, lợp ngói thanh lưu ly.
Cửa ở gian chính giữa chỉ dành cho vua đi, mặt sau hai bên có hai hành lang nối với Tả Vu, Hữu Vu. Đại Cung Môn nhìn ra sân trước hướng ra Điện Thái Hòa, được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ.
Công trình Đại Cung Môn đã bị phá hủy trong chiến tranh, hiện đang được Trung tâm bảo tồn Di tích Huế nghiên cứu để phục dựng lại.
-
Điện Cần Chánh
Điện Cần Chánh nằm thăng với Điện Thái Hòa theo hướng Bắc Nam, đây là nơi để vua thiết triều.
Điện Cần Chánh được xem là điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong toàn bộ Tử Cấm Thành, Các bộ cột bằng gỗ lim, phần khung phía trên được trạm trổ tinh xảo, công phu.
Không nhiều người biết, điện Cần Chánh trong Hoàng thành Huế trước khi bị phá huỷ hoàn toàn vào năm 1947, từng là nơi tổ chức hôn lễ của vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu. Và đây là sự kiện đặc biệt chỉ diễn ra một lần duy nhất ở điện Cần Chánh trong 13 đời vua triều Nguyễn.
Điện Cần Chánh vốn là nơi diễn ra các hoạt động có tính chất nội bộ giữa hoàng đế triều Nguyễn và nội các, các đại thần cao cấp, là nơi tổ chức lễ thường triều... Tóm lại là các nghi thức thuộc lễ đại triều đều xuất phát từ điện Cần Chánh, sau đó mới qua điện Thái Hòa và kết thúc tại điện Cần Chánh.
-
Thái Bình Lâu
Thái Bình Lâu nằm ở bên trong Tử Cấm Thành của khu Đại Nội Huế, nơi đây sẽ dùng để nhà vua nghỉ ngơi lúc rảnh rỗi, đọc sách, viết văn hay làm thơ thư giãn một khung cảnh rất tuyệt vời đối với những vị vua yêu thiên nhiên.
Thái Bình Lâu được xây dựng vào những năm 1919 do Vua Khải Định khởi công được hoàn thành vào năm 1921.
Công trình là một tòa nhà kép, gồm tiền sảnh, chính doanh, hậu doanh nối liền nhau bằng hai máng thoát nước. Mặt nền cao hơn đất 1m, mặt trước là bốn cột xây bằng gạch trát vữa. Phía trước có 3 chữ Thái Bình Lâu và hai bên là hai bài văn do vua Khải Định ngự chế.
Sau tiền sảnh là chính doanh. Đây là một ngôi nhà 2 tầng cao 9.55m, mái được lợp bằn ngói âm dương tráng men vàng với nhiều trang trí rất đẹp và lộng lẫy như hình những con dơi tượng trưng cho Ngũ Phúc và hai bờ nóc đắp nổi hai hình hồi long đầy uy lực. Hậu doanh có 3 gian, 2 chái, mái lợp ngói liệt, hai đầu hồi có đắp nổi đề tài Hải ốc thiêm trù với hình ảnh ba ông già chúc thọ cho nhau.
Vị trí: Thái Bình Lâu nằm trong Tử Cấm Thành, kinh thành Huế, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đặc điểm: Thái Bình Lâu – Thái Bình Ngự Lãm Thư Lâu là chỗ để vua nghỉ hoặc đọc sách.