Top 10 điều cần biết trong cuộc sống có thể giúp bạn hạn chế tai nạn, rủ ro

Trán Dô 629 1 Báo lỗi

Mỗi người chúng ta đều đã quen thuộc với các quy tắc an toàn không thể thiếu trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên khi mà phải đối mặt với một tình huống bất ... xem thêm...

  1. Top 1

    Không dùng điện thoại di động khi đang tham gia giao thông

    Các chuyên gia tư vấn an toàn và sức khỏe khuyên rằng bạn không nên dùng điện thoại di động khi đang tham gia giao thông. Chiếc điện thoại sẽ làm bộ não của bạn chú ý đến nó mà không để ý đến các tình huống xung quanh, bộ não của bạn sẽ không nhận thức được những nguy hiểm, rủ ro có thể xảy ra với bạn. Chẳng hạn như có một chiếc ô tô đang mất lái và nó hướng tới phía của bạn, bạn sẽ không thể biết được điều gì đang xảy ra.


    Đối với xe máy, lái bằng một tay không thể chắc chắn và an toàn bằng hai tay. Hơn nữa, tay trái cầm điện thoại sẽ khiến người điều khiển xe máy không thể sử dụng hệ thống phanh kết hợp ở xe tay ga. Khi gặp phải những tình huống bất ngờ, đây cũng là nguyên nhân khiến người điều khiển sử dụng phanh trước mạnh và đột ngột, từ đó dễ dẫn đến tai nạn.


    Đối với xe ô tô, việc một tay sử dụng điện thoại sẽ khiến bạn mất tập trung khi lái xe, đồng thời không thể phản ứng kịp thời trước những tình huống bất ngờ. Đã có không ít người vì mải dùng điện thoại di động mà qua đường thiếu quan sát, chuyển hướng không báo hiệu, đèn đỏ quên dừng lại… làm ảnh hưởng cho những phương tiện cùng lưu thông, thậm chí gây ra tai nạn.

    Không nên dùng điện thoại di động khi đang đi bộ
    Không nên dùng điện thoại di động khi đang đi bộ
    Không dùng điện thoại di động khi đang tham gia giao thông
    Không dùng điện thoại di động khi đang tham gia giao thông

  2. Top 2

    Loại bỏ các điểm mù khi lái ô tô bằng cách điều chỉnh gương xe trước khi di chuyển

    Khi học lái xe, bạn hầu như đã được hướng dẫn điều chỉnh gương chiếu hậu. Bạn cũng được cảnh báo về những điểm mù ở hai bên của xe, vì vậy bạn nên kiểm tra các điểm mù trước khi thay đổi làn đường hoặc rẽ. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh gương chiếu hậu của xe để loại bỏ những điểm mù này, có nghĩa là bạn chỉ cần liếc nhanh qua gương chiếu hậu trước khi chuyển làn, điều đó là rất cần thiết. Bạn cần phải bắt đầu bằng cách điều chỉnh gương chiếu hậu bên hông và trung tâm. Để đảm bảo tầm nhìn bao phủ một cách đúng nhất.


    Điều chỉnh gương chiếu hậu như một cách để giúp bạn nhìn thấy những vị trí mà không thể nhìn thấy quanh các cạnh ô tô của bạn. Việc điều chỉnh này sẽ giúp bạn loại bỏ bất kỳ điểm mù hai bên của xe ô tô. Điều chỉnh vị trí gương chiếu hậu thích hợp giúp bạn luôn có thể nhìn thấy chiếc xe nào ở phía sau chuẩn bị đi lên phía trước xe bạn. Để đảm bảo sự chính xác khi điều chỉnh gương chiếu hậu, bạn hãy làm điều đó trực tiếp từ chỗ ngồi của lái xe bạn nhé.

    Loại bỏ các điểm mù khi lái ô tô bằng cách điều chỉnh gương xe trước khi di chuyển
    Loại bỏ các điểm mù khi lái ô tô bằng cách điều chỉnh gương xe trước khi di chuyển
    Loại bỏ các điểm mù khi lái ô tô bằng cách điều chỉnh gương xe trước khi di chuyển
    Loại bỏ các điểm mù khi lái ô tô bằng cách điều chỉnh gương xe trước khi di chuyển
  3. Top 3

    Hãy đảm bảo rằng bạn đang mặc đúng quần áo trong thời tiết lạnh

    Bạn hãy nhớ rằng làn da ướt tỏa nhiệt nhanh hơn rất nhiều, vì vậy bạn hãy cố gắng để da khô trong mùa đông nhé. Đảm bảo rằng nhiệt độ cơ thể của bạn không ấm lên quá nhanh bằng cách mặc quần áo bằng chất liệu len - những loại quần áo như vậy có khả năng hấp thụ độ ẩm. Bông và các loại vải khác là vật liệu hấp thụ độ ẩm thấp - mặc quần áo làm từ các vật liệu bằng bông sẽ khiến bạn bị lạnh suốt ngày đó nhé.


    Nếu biết mình có thể bị ướt, bạn cần mặc lớp chống thấm nước bên ngoài để giữ ấm. Nếu bị nước ngấm vào thì lớp quần áo sẽ chỉ khiến bạn lạnh thêm. Bạn có thể bị ướt vì mưa, tuyết và nước bắn lên (như khi bạn đi thuyền hoặc có nhiều vũng nước trên đường). Ngoài việc giữ cho khô ráo, bạn cũng cần tìm trang phục có chất liệu cách nhiệt tốt. Có lẽ bạn đã nghe nói đến len lông cừu, nhưng chất liệu này không dành cho tất cả mọi người. Bạn có thể tìm hiểu các lựa chọn khác với chất liệu khác dễ tìm hơn và lên đường đi mua sắm!

    Hãy đảm bảo rằng bạn đang mặc đúng quần áo trong thời tiết lạnh
    Hãy đảm bảo rằng bạn đang mặc đúng quần áo trong thời tiết lạnh
    Hãy đảm bảo rằng bạn đang mặc đúng quần áo trong thời tiết lạnh
    Hãy đảm bảo rằng bạn đang mặc đúng quần áo trong thời tiết lạnh
  4. Top 4

    Đừng làm phồng áo phao trước, trong khi máy bay cất cánh

    Khi hướng dẫn về an toàn bay, tiếp viên sẽ chỉ cho bạn biết vị trí để áo phao thường thì sẽ được để dưới ghế ngồi. Trong trường hợp máy bay hạ cánh xuống mặt nước, khi được tiếp viên yêu cầu mặc áo phao bạn hãy mặc vào nhưng đừng làm phồng nó vội. Hãy chờ đến khi ra đến cửa máy bay và được tiếp viên phát tín hiệu vì như vậy bạn mới có thể ra khỏi cửa máy bay. Khi ra khỏi cửa máy bay bạn hãy kéo dây giật áo phồng lên nhé.


    Nếu bạn cố tình “kích hoạt” áo phao khi còn ở trong máy bay. Không những không giúp bạn thoát hiểm an toàn mà trái lại, khả năng cao là bạn sẽ bị chết đuối. Khi máy bay chìm xuống biển, nước tràn vào khoang, một người mặc áo phao đã được thổi phồng sẽ nổi lên khỏi mặt nước và bị ép vào trần máy bay. Rất khó khăn cho họ để thoát được ra ngoài. Sau đó, nước sẽ từ từ dâng lên trần khoang và khiến nạn nhân tử vong. Do đó, việc mặc áo phao không đúng cách cũng khiến bạn gặp nạn.

    Đừng làm phồng áo phao trước, trong khi máy bay cất cánh
    Đừng làm phồng áo phao trước, trong khi máy bay cất cánh
    Đừng làm phồng áo phao trước, trong khi máy bay cất cánh
    Đừng làm phồng áo phao trước, trong khi máy bay cất cánh
  5. Top 5

    Ngăn chặn nguy cơ bị nghẹt thở bằng phương pháp giật bụng (Heimlich maneuver)

    Nghẹt thở thường xảy ra khi bạn bị mắc vật gì đó trong họng. Trong trường hợp này bạn nên thực hiện phương pháp đẩy bụng. Để thực hiện giật bụng với người khác, bạn cần đứng ra đằng sau người đó, đặt bàn tay của bạn trên vị trí rốn của người đó.


    Hai bàn tay bạn phải giữ thật chặt, giật mạnh theo hướng lên trên như đang nhấc người đó lên trên vậy. Lặp đi lặp lại cho đến khi thứ trong họng người bệnh văng ra, thường thì nhiều nhất là 5 lần. Nếu hành động trên không có hiệu quả, bạn hãy đặt người đó lên một mặt phẳng ngang cố định như bàn, ghế hay lan can rồi đặt tay lên phần rốn, giật mạnh vào bụng của họ. Lặp đi lặp lại cho đến khi vật làm nghẹt bị khạc ra.

    Ngăn chặn nguy cơ bị nghẹt thở bằng phương pháp giật bụng (Heimlich maneuver)
    Ngăn chặn nguy cơ bị nghẹt thở bằng phương pháp giật bụng (Heimlich maneuver)
    Ngăn chặn nguy cơ bị nghẹt thở bằng phương pháp giật bụng (Heimlich maneuver)
    Ngăn chặn nguy cơ bị nghẹt thở bằng phương pháp giật bụng (Heimlich maneuver)
  6. Top 6

    Hãy nhớ rằng sự chịu đựng của cơ thể bạn là có hạn

    Như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự chịu đựng của cơ thể mỗi người là có hạn, không ai không cần ăn uống hay hít thở mà vẫn khỏe mạnh được. Bạn hãy luôn ghi nhớ những nguyên tắc sau đây: Một người bình thường không thể sống quá 3 phút trong điều kiện không có không khí; Con người không thể sống quá 3 giờ khi ở ngoài thời tiết khắc nghiệt; Con người không thể sống quá 3 ngày mà không có nước; Con người không thể sống quá 3 tuần nếu nhịn đói


    Cơ thể chúng ta có thân nhiệt ổn định ở mức 37 độ C, tuy nhiên nếu nhiệt độ môi trường làm giảm thân nhiệt, sẽ gây ra những ảnh hưởng rất rõ rệt. Nếu nhiệt độ cơ thể giảm xuống 35 độ C, chân tay bạn sẽ run lên và rất khó cử động. Tại 32 độ C, hầu hết mọi người sẽ bất tỉnh, cơ thể sẽ từ bỏ cố gắng để duy trì thân nhiệt. Hơi thở giảm xuống và rối loạn nhịp tim khi nhiệt độ còn 28 độ C. Và khi thân nhiệt chỉ còn 20 độ C, tim sẽ ngừng đập. Mặc dù vậy, đã từng có trường hợp một cô gái đi bộ trong thời tiết - 20 độ C và thân nhiệt chỉ còn 16 độ C nhưng vẫn được cứu sống.

    Có vẻ chúng ta chịu lạnh tốt hơn là chịu nóng. Nhiệt độ cao nhất của cơ thể mà có thể duy trì sự sống là 42 độ C, vì ở nhiệt độ này các protein cần thiết của cơ thể bắt đầu bị phân hủy. So với nhiệt độ bên ngoài, ngay cả lính cứu hỏa với trang bị đầy đủ cũng chỉ có thể chịu được mức nhiệt độ môi trường lên tới 93 độ C.

    Sự chịu đựng của cơ thể mỗi người là có hạn
    Sự chịu đựng của cơ thể mỗi người là có hạn
    Hãy nhớ rằng sự chịu đựng của cơ thể bạn là có hạn
    Hãy nhớ rằng sự chịu đựng của cơ thể bạn là có hạn
  7. Top 7

    Không đổ nước vào chảo dầu đang sôi

    Không đổ nước vào chảo dầu đang sôi vì dầu nhẹ hơn nước nên khi chúng được đổ lộn vào nhau, các phàn tử dầu sẽ nổi lên trên và lan rộng ra bất kì chỗ nào nước ngập tới. Khi một lượng lớn nước tiếp xúc với dầu sôi bốc cháy, do nước nặng hơn nên chúng sẽ chìm xuống dưới nhứng lại bốc hơi ngay lập tức bởi nhiệt độ sôi của nước chỉ là 100 độ C. Hơi nước sẽ cuốn theo nhũng phần tử dầu và bốc lên không trung, kết quả toàn bộ sẽ bùng cháy to và rất dễ dẫn đến hỏa hoạn.


    Nhân viên cứu hỏa đã cảnh báo tất cả mọi người không được sử dụng nước để cố gắng dập tắt ngọn lửa bùng cháy phía trên chảo dầu đang sôi khi chúng chứa chất béo hoặc dầu. Do nước nặng hơn dầu nên nó sẽ ngay lập tức chìm xuống phần dưới cùng của chảo và bắt đầu bốc hơi, sẽ làm cho ngọn lửa cháy mạnh hơn nữa. Trong trường hợp này bạn nên phủ lên chảo dầu một tấm vải dày, nhanh chóng tắt bếp ga hay ngắt nguồn điện. Ngoài ra bạn có thể sử dụng bình chữa cháy trong trường hợp này.

    Không đổ nước vào chảo dầu đang sôi
    Không đổ nước vào chảo dầu đang sôi
    Không đổ nước vào chảo dầu đang sôi
    Không đổ nước vào chảo dầu đang sôi
  8. Top 8

    Lưu ý trong thời gian máy bay cất cánh và hạ cánh

    Theo các nhà nghiên cứu 80% các tai nạn máy bay xảy ra trong những khoảng thời gian cụ thể. Bạn hãy cẩn thận trong 3 phút đầu tiên khi máy bay cất cánh và 8 phút sau khi máy bay hạ cánh nhé. Cách tốt nhất để đối phó với việc này là bạn hãy luôn cẩn thận, đề cao cảnh giác trong những thời khắc này.


    Bạn cũng nên chú ý một số hành động nhỏ như gấp gọn bàn ăn khi cất cánh/hạ cánh: Bàn ăn chiếm diện tích khá lớn tại ghế ngồi. Tương tự như quy định dựng ghế thẳng đứng, gập gọn bàn ăn sẽ giúp hành khách trên cùng dãy ghế di chuyển nhanh và hạn chế va chạm nếu không may máy bay gặp nạn. Không đi vệ sinh khi cất cánh/hạ cánh: Toilet là nơi không có thiết bị bảo hộ, khi máy bay rung lắc, hành khách không thể được cố định yên một chỗ, dễ dàng bị va đập, thậm chí có thể bị kẹt lại tại đây..


    Kéo màn cửa sổ máy bay khi cất/hạ cánh: Nếu phải sơ tán vì máy bay gặp sự cố, rèm cửa sổ mở sẽ giúp hành khách nhanh chóng xác định được lối thoát hiểm an toàn nhất; và không bị giảm thị lực khi ánh sáng thay đổi đột ngột khi rời khỏi máy bay. Việc này còn giúp phi hành đoàn dễ dàng quan sát được bất thường trên thân, cánh, động cơ máy bay hay vật thể lạ bên ngoài không trung. Từ đó, họ kịp thời thông báo đến trạm kiểm soát để được hỗ trợ.

    Lưu ý trong thời gian máy bay cất cánh và hạ cánh
    Lưu ý trong thời gian máy bay cất cánh và hạ cánh
    Lưu ý trong thời gian máy bay cất cánh và hạ cánh
    Lưu ý trong thời gian máy bay cất cánh và hạ cánh
  9. Top 9

    Khi đang ở trong đám cháy

    Khi phát hiện có đám cháy bạn đừng quá hoảng hốt và sợ hãi, điều đầu tiên là phải ổn định nhịp thở, bình tĩnh để tìm cách xử lý. Bạn nên quan sát xem vị trí ngọn lửa và khói ở đâu. Nếu đám cháy nhỏ bạn nên tìm cách dập lửa, có thể dùng bình bột, bình khí CO2, cát, chăn ướt hoặc những thứ khác mà bạn có thể kiếm được ngay quanh đó có khả năng dập lửa.


    Nếu bạn không may mắc kẹt trong một đám cháy, hãy cố gắng giữ khoảng cách của bạn với mặt đất càng gần càng tốt. Các chất độc như CO2, CO, amoniac, axit hữu cơ... hay khói thường bay lơ lửng trên cao. Vậy nên bạn đừng ngần ngại mà hãy lấy một tấm khăn ướt để bịt mũi và bò dưới nền đất để thoát ra khỏi đám cháy nhé.

    Kỹ năng khi đang ở trong đám cháy
    Kỹ năng khi đang ở trong đám cháy
    Khi phát hiện có đám cháy bạn đừng quá hoảng hốt và sợ hãi
    Khi phát hiện có đám cháy bạn đừng quá hoảng hốt và sợ hãi
  10. Top 10

    Luôn mang theo giấy tờ tùy thân bên người

    Hãy đảm bảo là bạn luôn mang theo chứng minh thư nhân dân, name card trên người của bạn. Hoặc những tài liệu bao gồm thông tin y tế như loại máu, phản ứng dị ứng... Bằng cách này nếu có điều gì bất ngờ xảy ra, ngay cả một người lạ hoàn toàn sẽ có thể hỗ trợ bạn nhanh chóng và hiệu quả. Đừng quên mang theo một danh sách các địa chỉ liên lạc cá nhân gồm số điện thoại của những người mà cần phải được báo ngay trong trường hợp khẩn cấp đó nhé.


    Hãy tập cho mình thói quen có lợi này bạn nhé. Không chỉ trong trường hợp bị tai nạn mà còn rất nhiều trường hợp, tình huống khác cần đến giấy tờ tùy thân đột xuất. Để đảm bảo bạn không cần tốn thời gian để quay về nhà lấy giấy tờ thì việc luôn mang theo bên mình là một lợi thế lớn đó nha.

    Luôn mang theo giấy tờ tùy thân bên người
    Luôn mang theo giấy tờ tùy thân bên người
    Luôn mang theo giấy tờ tùy thân bên người
    Luôn mang theo giấy tờ tùy thân bên người




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy