Đô đốc Bùi Thị Xuân
Bùi Thị Xuân sinh năm 1771, người ở thôn Xuân Hòa, Tây Sơn, Bình Định, sinh ra trong một gia đình khá giả, có truyền thống võ nghệ. Tương truyền rằng nàng là người có nhan sắc, khéo tay, văn võ toàn tài. Nàng kết duyên cùng Trần Quang Diệu và gia nhập nghĩa quân Tây Sơn và trở thành những tướng lĩnh trụ cột, góp công lớn trong công cuộc dựng nghiệp của nhà Tây Sơn ngay từ những buổi đầu.
Đầu năm 1789, bè lũ phong kiến phản động Lê Chiêu Thống dẫn đội quân xâm lược Mãn Thanh vào chiếm đóng kinh thành Thăng Long, bà chỉ huy đội tượng binh của đạo Trung quân do vua Quang Trung Nguyễn Huệ chỉ huy. Những năm tiếp theo, tiếng tăm của vợ chồng Bùi Thị Xuân và danh tướng Trần Quang Diệu ngày càng lừng lẫy vang xa, họ đều trở thành chủ tướng của nghĩa quân Tây Sơn. Vó ngựa của họ tung hoành từ Nam chí Bắc. Khi vua Quang Trung mất, Nguyễn Ánh được bọn Tây dương giúp nhưng cũng bị đánh tơi bời bởi “thua trí đàn bà”, chúa Nguyễn thề sớm sẽ rửa mối nhục này. Sau nhiều trận quyết đánh, đội quân của bà cũng tan rã trước thế mạnh của chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn suy vong từ đây.
Gia đình đô đốc Bùi Thị Xuân bị Nguyễn Ánh trả thù rất dã man, nghe chuyện bà bị hành hình, ai nấy cũng đều thương xót và hết lời khen ngợi khí phách lẫm liệt, tinh thần bất khuất, quả cảm của nữ đô đốc Bùi Thị Xuân: “ Chúa công ta, tay kiếm tay cờ mà làm nên sự nghiệp. Trong khi nhà ngươi đi cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Tàu làm tan nát cả sơn hà. Đem so với chúa công ta, nhà ngươi chẳng qua là ao trời nước vũng ”.