Can thiệp một cách ôn tồn
Đa phần các em học sinh bị gặp ban giám hiệu vì tội cãi nhau hoặc cứng đầu với thầy cô. Thế nhưng, các thầy cô cần biết rằng tình trạng này xảy ra thường xuyên vì một lý do nữa đó chính là các thầy cô quá nóng nảy hay không biết cách giải quyết vấn đề, vậy nên thầy trò mới trở thành đối thủ với nhau. Chúng ta sẽ tránh được nhiều trường hợp như thế này nếu thầy cô bình tĩnh và ôn tồn giải quyết vấn đề với tư cách của một người thầy.
Bạn cũng biết đấy, một thầy cô giỏi thì phải cố gắng làm sao để không biến một học sinh thành trọng tâm làm cho mọi người chú ý đến. Thầy cô đi vài vòng lớp học, dự đoán những gì có thể xảy ra trước khi nó thật sự xảy ra. Đối xử với những học sinh vô kỷ luật, mất trật tự một cách tự nhiên, mà không làm các học sinh khác bị lơ là. Trong lúc giảng bài, thầy cô có thể dùng phương pháp “nhắc tên”. Nếu thấy em nào nói chuyện hay đùa nghịch, thầy cô chỉ cần nhắc đến tên em đó trong bài giảng một cách thật tự nhiên. Chẳng hạn như: “Nam, em có thấy kết quả này thú vị không?” Đang nói chuyện, tự nhiên Nam nghe thấy thầy cô nhắc đến tên mình, em sẽ trở lại nghiêm túc mà cả lớp cũng không để ý.
Bạn cũng biết đấy, một thầy cô giỏi thì phải cố gắng làm sao để không biến một học sinh thành trọng tâm làm cho mọi người chú ý đến. Thầy cô đi vài vòng lớp học, dự đoán những gì có thể xảy ra trước khi nó thật sự xảy ra. Đối xử với những học sinh vô kỷ luật, mất trật tự một cách tự nhiên, mà không làm các học sinh khác bị lơ là. Trong lúc giảng bài, thầy cô có thể dùng phương pháp “nhắc tên”. Nếu thấy em nào nói chuyện hay đùa nghịch, thầy cô chỉ cần nhắc đến tên em đó trong bài giảng một cách thật tự nhiên. Chẳng hạn như: “Nam, em có thấy kết quả này thú vị không?” Đang nói chuyện, tự nhiên Nam nghe thấy thầy cô nhắc đến tên mình, em sẽ trở lại nghiêm túc mà cả lớp cũng không để ý.