Top 13 Bí quyết giúp giáo viên tạo hứng thú trong giờ học văn
Ngữ văn là một môn học không phải dễ, rất nhiều bạn cảm thấy chán nản và buồn ngủ trong những giờ học. Vậy làm cách nào để giờ học văn trở nên hiệu quả và hứng ... xem thêm...thú hơn? Kiến thức sâu sắc; sử dụng linh hoạt phương pháp dạy học tích cực; lời bình hay, câu chuyện kể ý nghĩa; thoát li giáo án khi giảng bài… đó là những yếu tố cô giáo Thân Thị Thu Hiến (Trường THPT Yên Dũng số 2, Bắc Giang) cho rằng có thể giúp giáo viên tạo hứng thú trong giờ dạy Văn. Và hôm nay, Toplist xin đưa ra cụ thể những yếu tố này để các bạn, đặc biệt là những cô giáo dạy môn văn cùng tham khảo nhé!
-
Mặc dù không phải ai dạy Văn cũng có được giọng điệu truyền cảm, ngọt ngào, luyến láy, nhưng theo cô Thu Hiến, ngữ điệu nhấn nhá, trầm bổng có thể tự bản thân mình điều chỉnh được. Nếu tiết 5 buổi sáng, hay tiết 1 buổi chiều là tiết văn, cô giáo giảng với giọng trầm trầm, đều đều thì chắc chắn các em sẽ buồn ngủ, chán nản không thể tập trung.
-
Giáo viên bất kể môn nào cũng cần phải có kiến thức vững vàng, phong phú, sâu sắc, nếu có những điều này chắc chắn sẽ tự tin khi đứng trên bục giảng. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất để tạo thiện cảm với các em học sinh. Muốn làm được điều đó, người giáo viên cần phải chịu khó tìm tòi, học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Đồng thời, giáo viên cần soạn giảng một cách đầy đủ, kỹ càng. Nhưng không phải chỉ có kiến thức là đủ, để học sinh yêu thích và say mê môn Văn còn phụ thuộc vào “nghệ thuật lên lớp” của từng thầy cô giáo, hay nói cách khác là phương pháp truyền đạt, phương thức tổ chức giờ học hiệu quả.
-
Tùy thuộc vào kiểu bài, thể loại, đơn vị bài mà người giáo viên lựa chọn những phương pháp giảng dạy phù hợp. Những phương pháp dạy học tích cực được nhiều giáo viên áp dụng hiệu quả như: dạy học vấn đáp, đàm thoại; dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề; dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ… Trong một tiết học, giáo viên nên vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học; song chúng ta nên tùy thuộc vào nhóm bài, kiểu bài mà chọn lựa phương pháp chủ đạo.
Ví dụ với những bài khái quát, lí thuyết làm văn, lí thuyết Tiếng Việt thì sử dụng phương pháp chủ đạo là thuyết giảng, phát vấn với quy trình là diễn dịch hay quy nạp. Với những bài thực hành, luyện tập, tiết tự chọn thì sử dụng phương pháp chủ đạo là thảo luận nhóm, phát vấn, đàm thoại, đặc biệt khi dạy văn nghị luận xã hội, hoặc bài ôn tập… có thể tổ chức những giờ học mở. Giờ học mở không theo mô hình nào cụ thể, tùy theo điều kiện và khả năng linh hoạt mà giáo viên tổ chức sao cho giờ dạy của mình trở nên sinh động, tích cực hơn...
Giáo viên có thể tổ chức thuyết trình theo nhóm (ở những lớp làm việc tập thể tốt); tổ chức theo mô hình “chương trình phỏng vấn chuyên gia” (Giáo viên giao kiến thức về nhà để hôm sau tổ chức lớp thành một diễn đàn đối thoại, cử học sinh khá, giỏi của môn đó làm chuyên gia (hoặc thầy cô) để các học sinh khác phỏng vấn các nội dung bài học); tổ chức cho học sinh tranh luận; sử dụng sơ đồ tư duy dạy học…
-
Giờ đây khi công nghệ phát triển, các thầy cô giáo có thể sử dụng CNTT để bài giảng của mình hấp dẫn hơn. Nhờ có CNTT, học sinh sẽ có những hình ảnh sinh động và hấp dẫn về tác giả, tác phẩm, hình ảnh, chi tiết của bài học. Vì vậy giáo viên tiết kiệm được thời gian; tổ chức các hoạt động học của học sinh trong giờ học tích cực hơn, sôi nổi hơn.
Nhưng nếu lạm dụng CNTT sẽ làm cho giờ học văn mất đi tính nghệ thuật. Vậy nên, giáo viên cần lựa chọn những yếu tố công nghệ phù hợp sẽ hỗ trợ tốt cho những đơn vị kiến thức cần truyền đạt. Ví dụ dạy tiết: Thông điệp nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, (lớp 12, tập 1), giáo viên cung cấp cho học sinh những hình ảnh về người nhiễm AIDS. Hoặc bài: Việt Bắc - Tố Hữu (lớp 12, tập 1), giáo viên cần có sơ đồ căn cứ địa Việt Bắc, những hình ảnh có trong bài thơ...
-
Một bài giảng văn với kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, khoa học, lời giảng trau chuốt, truyền cảm sẽ hấp dẫn học sinh. Tuy nhiên, giáo viên cần tạo điểm nhấn trong giờ giảng văn bằng lời bình hay, câu chuyện kể hấp dẫn là điều cần thiết. Giáo viên khi bình nên thoát li giáo án, diễn đạt một cách rõ ràng, hấp dẫn, dù đó là lời của ai, không nên đọc, nếu đọc sẽ giảm tính thuyết phục đi nhiều. Mỗi tiết giảng văn giáo viên cố gắng lựa chọn một vài lời bình hay để diễn đạt cho học sinh nghe.
Ví dụ: Dạy bài Thương vợ của Tú Xương, có thể dẫn lời bình của giáo sư Trần Đình Sử: “Bài thơ nhan đề là thương vợ, nhưng 6 câu đầu là cực tả cái sự thương chồng của bà Tú. Có việc gì mà bà không làm vì chồng? nhưng khi hiểu được sự thương chồng ấy chính là lúc ông Tú rất thương vợ”. Hoặc giáo viên có thể kể những lời tâm sự của nhà văn về hoàn cảnh ra đời, thai nghén tác phẩm, nguyên mẫu nhân vật trong tác phẩm của mình. Như vậy, giáo viên sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh trong bài giảng…
-
Người xưa đã có câu: “Nét chữ nết người” vì vậy một người giáo viên trình bày bảng với nét chữ gọn và đẹp cũng giúp học sinh dễ nhìn, dễ theo dõi hơn, hoặc các em nhìn chữ viết và cách trình bày bảng của giáo viên mà học tập để ghi vở của mình. Cô giáo dạy văn viết chữ đẹp giúp học sinh không chỉ dễ nhìn mà còn thấy vô cùng thích thú.
-
Việc chuẩn bị bài kĩ lưỡng trước khi giáo viên bước lên bục giảng là yêu cầu cơ bản. Giáo viên lên lớp thoát li giáo án cũng là cách để học sinh cảm thấy nể phục thầy, cô hơn. Thứ nhất học sinh đánh giá giáo viên chuẩn bị bài cẩn thận, chu đáo, thứ hai các em thấy cô giáo độc lập với tài liệu, chủ động kiến thức, thứ ba thầy cô có trí nhớ tốt…
Việc thoát li giáo án là thao tác cần thiết của giáo viên. Nếu trong quá trình hướng dẫn học sinh học bài, đôi chỗ chưa nhớ có thể xem giáo án, tránh đọc giáo án từ đầu giờ đến cuối giờ cho học sinh chép, chắc chắn các em sẽ thấy chán nản, mệt mỏi.
-
Muốn học sinh không quay lưng lại với môn Văn thì bản thân thầy cô dạy cũng phải trung thành, yêu mến với nghề mình đã chọn. Để “truyền lửa” cho học trò thì trong tim thầy cô cũng cần có“lửa”. Bởi “chỉ có những điều xuất phát từ trái tim mới đến được trái tim” và “chỉ có yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc”...
-
Giáo viên phải tổ chức được những hoạt động học tích cực để học sinh tham gia tìm hiểu bài, được nói, được thể hiện mình: được đọc diễn cảm, phát biểu, tranh luận, phản bác ý kiến chưa thấu đáo…; được thầy cô, bạn bè tôn trọng ý kiến.
Giáo viên phải có hình thức khích lệ học sinh như: Động viên khi trả lời chưa đúng, khen ngợi khi trả lời đúng, ủng hộ khi mạnh dạn trình bày quan điểm của riêng mình… tạo ra một giờ học thoải mái, hiệu quả. Đặc biệt là khi chấm, trả bài, nếu chấm qua loa, phê chung chung, với học sinh cầu tiến, ham học, các em sẽ cảm thấy thất vọng về thầy cô giáo. Cầm bài văn được trả trên tay dù điểm thấp hay điểm cao thì các em cần phải biết ưu điểm, nhược điểm bài viết của mình, hơn thế là lời động viên khích lệ từ thầy cô.
Vậy để tạo hứng thú trong giờ trả bài, giáo viên phải đọc kĩ, phê rõ ràng, hóm hỉnh, để khi các em mắc lỗi cũng không quá buồn mà vẫn có ý thức để sửa chữa. Đây cũng là một nghệ thuật của giáo viên Văn.
-
Nếu Tiếng Việt là dạy học sinh biết lựa chọn ngôn ngữ để nói, để giao tiếp hàng ngày; dạy làm văn là dạy các kĩ năng tạo lập văn bản và tiếp nhận văn bản thì dạy tác phẩm văn học là dạy cho các em thấy muôn mặt đời thường chúng ta đang sống, nó đang diễn ra, rất gần, rất thực.
Ví dụ: Khi dạy truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam cần phải cho học sinh thấy: Cuộc sống quanh các em không phải không còn những phố huyện nghèo, không phải không còn những kiếp người tàn. Ở ngay hàng xóm của các em vẫn có rất nhiều “chị Tí” sáng có thể không đi mò cua bắt tép nhưng sáng vẫn còn phải dạy sớm đi tát nước, gánh phân, tưới rau, gặt lúa… Tối có thể không dọn hàng nước bán nhưng phải đi làm tăng ca, làm đêm, khâu nón, đan hàng mây, tre để có thêm thu nhập. Những chị công nhân khi đi làm con chưa ngủ dạy, tối làm về con đã ngủ say, cuộc sống cũng quẩn quanh, tẻ nhạt. Những đứa trẻ con các chị có mẹ nhưng mẹ chúng không có thời gian bên chúng - đó cũng là bóng dáng của chị Tí, của những đứa trẻ con nhà nghèo.
Có thể nói, tính liên hệ thực tế, tính giáo dục, tính tích hợp theo chủ đề trong một giờ văn đã giúp người dạy đưa văn học về gần với đời sống, giúp các em hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn, chân thực hơn, đời sống con người.
-
Trong thực tế, không ít các thầy cô giáo còn rất trẻ thiếu về kinh nghiệm, vốn kiến thức chưa sâu rộng nên khi lên lớp giảng dạy còn lúng túng, thậm chí chưa đảm bảo kiến thức chuyên môn. Điều tất yếu sẽ gây ra sự chán nản cho người học. Không chỉ riêng các thầy cô giáo ngữ văn, mà ở bất kỳ môn học nào cũng thế, nếu các thầy cô giáo không làm chủ được kiến thức bài học thì ắt sẽ có những kết quả không như mong muốn.
Vậy vấn đề đặt ra trước hết là yêu cầu các thầy cô giáo cần nắm vững kiến thức, làm chủ được phương pháp của từng bài giảng thì lúc đó học sinh sẽ quy phục và sẽ hứng thú học tập với các thầy cô giáo đó và bộ môn đó. Và có thể nói điều đáng sợ nhất của người các thầy cô giáo là bị học sinh đánh giá thấp về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tránh không để học sinh chán nản vì năng lực của mình khi bước vào lớp giảng dạy.
Muốn làm được điều đó, các thầy cô giáo cần chịu khó tìm tòi, học hỏi, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời cần soạn giảng đầy đủ, kỹ càng vì bất kỳ nghề nào cũng cần phải có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo mới thành công. Giống như nhà văn Nam Cao đã nói thông qua lời của nhân vật Hộ (Đời thừa): “cẩu thả trong văn chương không chỉ là bất lương mà còn là đê tiện”.
-
Khi lên lớp, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo để điều tiết không khí lớphọc. Do đó, thái độ, tâm lý, tác phong của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến tâmlý của học sinh. Chính vì thế mà hiện nay ngành giáo dục đang phát động phongtrào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” có nghĩa là cần tạo bầu không khíthân thiện, gần gũi với học sinh và đồng thời cũng phát động phong trào “Mỗi giáoviên là một tấm gương sáng để học sinh học tập và làm theo”.
Vậy để làm đượcđiều đó, đòi hỏi giáo viên khi lên lớp dạy cần phải chú ý về thái độ và tác phong của chính mình nhất là giáo viên Văn.Về thái độ của giáo viên: Thái độ của giáo viên cũng rất quan trọng trong việctạo sự hứng thú cho học sinh. Nếu giáo viên có thái độ thân thiện, tích cực sẽ tạonên sự gần gủi, thân tình, yêu mến, các em sẽ không còn cảm giác bị áp lực mỗi khi đến giờ học môn Ngữ văn.
Và khi các em có thái độ yêu mến thầy cô giáo nào thìcũng đồng nghĩa các em sẽ yêu thích môn học đó. Ngược lại, nếu giáo viên tỏ tháiđộ lạnh nhạt, xem thường học sinh, thiếu thiện cảm với học sinh thì các em sẽ ngạigiao tiếp trong học tập và xa lánh giáo viên đó, khi đó chúng ta chưa đạt được mụcđích của giáo dục.
-
Trong quá trình giảng bài mới, giáo viên thường nêu ra câu hỏi gợi mở để thu hútquá trình học tập của các em. Và khi câu hỏi được giáo viên nêu ra mà có nhiều họcsinh xung phong trả lời và có câu trả lời đúng thì đó là điều rất thành công của giáoviên và của tiết học.
Cùng với đó là hiện tượng có học sinh trả lời nhưng câu trả lờiấy lại không đúng, thì lúc đó giáo viên xử lý thế nào để không làm mất đi sự hứng thú của học sinh đó?. Vì khi trả lời không đúng thì các em có phản ứng xấu hổ vớibạn bè hoặc thậm chí là chán nản, không muốn trả lời cho các câu hỏi tiếp theo. Khi tình huống đó xẩy ra, tôi sẽ không phê bình mà nhận xét về câu trả lờicủa học sinh đó một cách tích cực để không làm mất đi sự hứng thú học tập của em đó,
Ví dụ: “Em đã rất tự tin trả lời câu hỏi vừa rồi, chứng tỏ em rấtbtập trung chú ý vào bài học, tiếc rằng em chưa trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi, hyvọng câu hỏi sau em sẽ trả lời đúng, xin mời em ngồi xuống”.