Top 13 Loại gạo ngon nức tiếng miền Bắc làm quà biếu trong dịp Tết cổ truyền

Bình An 5776 0 Báo lỗi

Gạo mang ý nghĩa cho sự ấm no, đầy đủ cả về mặt vất chất và tinh thần. Trong dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam, ý nghĩa tượng trưng của loại vật phẩm này ... xem thêm...

  1. Top 1

    Gạo Bắc Hương

    Bắc Hương là giống gạo đặc sản miền Bắc và được trồng nhiều những vùng khác nhau nhưng ngon nhất vẫn là các tỉnh: Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định. Nhờ vào trình độ canh tác cao của nông dân và chất đất phù sa màu mỡ của đồng bằng sông Hồng cũng như quy hoạch cánh đồng mẫu lớn mà gạo Bắc Hương có chất lượng gạo ngon nhất miền Bắc.

    Gạo Bắc Hương thứ thiệt có hương thơm dịu nhẹ, màu trắng đục, hình dạng dài vừa không quá to, đều. Gạo Bắc Hương được phơi dưới cái nắng gắt của miền quê Bắc Bộ nên có vị đậm hơn những loại gạo khác. Khi nấu gạo Bắc Hương sẽ có mùi rất thơm, cơm khi để nguội vẫn có thể giữ được độ mềm, dẻo và hương thơm bền như khi mới nấu. Từ thời xa xưa, người dân miền Bắc thường có thói quen trộn gạo Bắc Hương với một số loại gạo khô khác để có thể tránh "hao gạo".


    Hạt cơm thì đậm đà và có vị ngọt nơi cuối lưỡi và giá trị dinh dưỡng cao. Đây quả là một món quà Tết rất phù hợp mà Bạn có thể lựa chọn. Gạo Bắc Hương dẻo và thơm ngon, nên hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại gạo kém chất lượng mạo danh loại gạo nổi tiếng này. Người tiêu dùng cần phải hết sức tinh ý để tránh mua phải loại gạo kém chất lượng.

    Gạo Bắc Hương thứ thiệt có hương thơm dịu nhẹ, màu trắng đục, hình dạng dài vừa không quá to
    Gạo Bắc Hương thứ thiệt có hương thơm dịu nhẹ, màu trắng đục, hình dạng dài vừa không quá to
    Hạt cơm thì đậm đà và có vị ngọt nơi cuối lưỡi và giá trị dinh dưỡng cao.
    Hạt cơm thì đậm đà và có vị ngọt nơi cuối lưỡi và giá trị dinh dưỡng cao.

  2. Top 2

    Nếp Gà Gáy

    Về xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập bây giờ nhà nào cũng trồng lúa nếp gà gáy, một đặc sản của địa phương. Đó là loại gạo có truyền thống hàng trăm năm, được trồng thời gian dài, hạt gạo to, trắng. Thời gian đồ xôi ngắn. Xôi nếp thơm, dẻo, ăn không bị ngấy.


    Khác với những giống lúa nếp khác nếp Gà gáy được trồng từ tháng 5 đến tháng 10. Người dân trong xã căn cứ vào màu sắc biến đổi của lá cây cỏ từ màu xanh chuyển màu đỏ ở trên rừng là lúc vào thời vụ gieo lúa hoặc khi cây sổ đang rụng lá thì được đem mạ nếp Gà gáy đi gieo. Đặc biệt nếp Gà gáy chỉ ngon và đạt năng suất cao khi trồng ở đất pha cát, nước từ khe suối chảy ra. Thóc giống nếp Gà gáy được bảo quản nửa năm trước khi vào vụ mới.


    Gắn liền với đặc sản này tập tục ăn cơm mới vẫn được người Mường ở đây giữ cho đến bây giờ. Tương truyền trước đây, chỉ những gia đình khá giả, trung lưu mới trồng lúa nếp Gà gáy. Khi đến mùa thu hoạch, sau khi gặt, đập lúa phơi thóc xong thì người dân phải làm lễ ăn cơm mới. Lễ ăn cơm mới tùy theo mỗi gia đình, nhà đơn giản thì đồ xôi bằng gạo mới thắp hương cúng tổ tiên. Nhà đông con cháu thì làm vài mâm cơm mời họ hàng đến báo một mùa thu hoạch thành công.

    Gạo nếp Gà Gáy một đặc sản nổi tiếng ở Phú Thọ
    Gạo nếp Gà Gáy một đặc sản nổi tiếng ở Phú Thọ
    Xôi nếp gà gáy
    Xôi nếp gà gáy
  3. Top 3

    Gạo Séng Cù

    Thêm một loại gạo đặc sản tại vùng núi Tây Bắc của nước ta. Gạo Séng Cù được gieo trồng trực tiếp ở vùng núi cao Yên Bái. Chúng được trồng trên những khoảng đất nhỏ của ruộng bậc thang ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển cộng với khí hậu trong lành mát mẻ, kết hợp nguồn nước có từ mạch nước ngầm tự nhiên đã mang đến cho vùng đất này những hạt gạo sạch chất lượng nhất.


    Ai đã từng ăn gạo Séng Cù chắc sẽ không thể quên được cái chất dẻo dai, vị ngọt đậm đà và giàu chất dinh dưỡng (gấp 4 lần gạo thường) rất tốt cho sức khỏe. Những bát cơm nấu từ gạo Séng Cù chắc chắn sẽ làm hài lòng những vị khách khó tính nhất. Bởi vậy gạo Séng Cù sớm đã nức tiếng trên thị trường cả trong và ngoài nước và vinh dự bước vào quầy hàng đặc sản của Việt Nam.


    Nhận dạng gạo Séng Cù không khó, hạt thóc có màu vàng nhạt hơi sáng, lớp vỏ mỏng, đuôi hạt có râu mảnh, hạt khá to và dài. Hạt gạo Séng Cù khi đã xay xát thành thành phẩm có hình dạng nhỏ dài, hạt khá chắc, nhìn đều nhau và rất ít bị vỡ, nát. Hạt gạo Séng Cù cũng có màu trắng ngà, bóng bẩy và sở hữu một mùi thơm đặc trưng, khác hẳn với các loại gạo thông thường khác. Ngoài ra, khi nấu gạo Séng Cù sẽ có vị ngọt đậm đà khi được nhai trong miệng, cảm giác hạt gạo rất bùi và dẻo. Loại gạo này cũng không bị dính nhớp khi nắm trong tay, hương thơm đậm đà tỏa khắp khi nóng.

    Gạo Séng Cù
    Gạo Séng Cù
    Gạo Séng Cù
    Gạo Séng Cù
  4. Top 4

    Gạo nếp cẩm Điện Biên

    Gạo nếp cẩm là loại gạo nếp có màu sắc rất đặc trưng: Màu mận chín. Loại nếp này vừa ngon miệng lại rất bổ dưỡng. Nếp cẩm thường được dùng làm rượu nếp có vị ngọt, đậm đà, dễ uống. Trong ngày Tết giết sâu bọ hàng năm (5-5 âm lịch), gạo nếp cẩm còn được dùng làm rượu cái (gạo ủ men lá làm từ cây của núi) tạo thành vị thơm, ngọt, rất tốt cho tiêu hóa. Nếp cẩm thường được nấu lên, rồi ủ men lá, sau đấy trộn với sữa chua, tạo thành món ngon “sữa chua nếp cẩm” đã quen với thực khách.

    Ngoài ra dân gian còn gọi gạo nếp cẩm là Bổ huyết mễ (như một thang thuốc) vì loại gạo này có giá trị dinh dưỡng rất cao. Lượng sắt trong gạo nếp cẩm rất cao thích hợp đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Thường xuyên ăn gạo nếp cẩm sẽ giúp bổ máu. Các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng gạo nếp cẩm có chứa các chất chống ung thư, nhất là ung thư phổi và đại tràng.

    Khi dùng gạo nếp cẩm thực khách sẽ được thưởng thức một loại gạo không những ngon mà còn giàu dinh dưỡng của vùng núi cao Tây Bắc. Thưởng thức cơm gạo cẩm, chắc chắn các bạn sẽ ngon miệng. Vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết nên dùng quà gì để gửi đến người thân, họ hàng thì gạo nếp cẩm Điện Biên chính là một trong những lựa chọn tốt nhất. Đây là món quà vừa giản dị, mộc mạc mà vẫn thể hiện được tình cảm của bạn dành cho người nhận.

    Nếp cẩm Điện Biên
    Nếp cẩm Điện Biên
    Xôi nếp cẩm
    Xôi nếp cẩm
  5. Top 5

    Gạo Nếp Nương Điện Biên

    Gạo Nếp Nương được trồng nhiều ở vùng núi Tây Bắc, tuy nhiên gieo trồng trên các nương lúa cao ngút ngàn ở Mường Nhé – Điện Biên lại thu hoạch được những hạt gạo có độ thơm ngon, dẻo dai hơn hẳn những vùng khác. Đặc điểm nhận dạng hạt gạo Nếp Nương là hạt to đều, xôi dẻo thơm, vị ngọt lành tự nhiên, ăn không ngán ngấy. Điều lạ lùng vô cùng là những loại gạo khác thường chỉ có một màu là trắng trong hay trắng đục, gạo Nếp Nương lại có hai màu này.


    Đồ xôi, làm bánh, nấu cơm nếp đều rất ngon. Là loại gạo đặc sản của vùng Tây Bắc. Khi nấu, gạo nếp nương không kết dính nhiều như các loại gạo nếp thông thường nhưng khi vừa ăn, sẽ thấy ngay được hương vị thơm ngon khác lạ mà không loại gạo nếp nào có được. Nấu xôi nếp nương mà ăn chung với thịt nướng, cá nướng chấm chẳm chéo thì đúng là tuyệt nhất.


    Gạo Nếp Nương khi nấu thường rất thơm, những hạt cơm săn chắc mà vẫn giữ được sự mềm dẻo và bóng bẩy nên nhìn hạt cơm rất bắt mắt. Đặc biệt, gạo Nếp Nương khi nấu chín sẽ không bị dính chặt vào với nhau như một số loại gạo khác, những hạt gạo dính vừa phải, ăn rất ngon cơm. Nếp Nương Điện Biên thường được người ta ăn cùng với chẳm chéo nhưng khi ăn kèm với muối vừng, ruốc hay thịt kho cũng ngon miệng không kém phần. Vào dịp Tết cổ truyền, gạo Nếp Nương chính là một trong những loại gạo được tìm mua để đem biếu nhiều nhất.

    Gạo nếp nương Điện Biên
    Gạo nếp nương Điện Biên
    Xôi được nấu từ gạo nếp nương Điện Biên
    Xôi được nấu từ gạo nếp nương Điện Biên
  6. Top 6

    Gạo Phadin

    Vùng núi Tây Bắc từ lâu đã nổi tiếng là nơi có những con đèo đẹp, trong đó phải kể đến đèo Phadin nổi tiếng. Phadin là tên một con đèo nằm tại Sơn La và Điện Biên, đồng thời đây cũng là tên gọi của một trong những loại gạo ngon nức tiếng của người Tây Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Điều kiện canh tác, thu hoạch và vận chuyển vô cùng khó khăn cộng với sản lượng và năng suất rất thấp nhưng bù lại gạo Phadin thơm ngon hiếm có.


    Gạo Phadin là thương hiệu gạo đặc sản cao cấp nhất của công ty cổ phần lương thực Nam Bình. Gạo Phadin được gieo trồng tại những triền núi cao bồng bềnh mây trắng, quanh năm mát mẻ thuộc vùng núi Tây Bắc, Việt Nam. Loại gạo này mỗi năm chỉ gieo trồng được một vụ từ tháng 3 cho đến cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch thì được thu hoạch. Lúa được gieo trồng nhiều trên các triền núi cao bởi bà con các dân tộc Dao, Dáy, Nùng, H'mông...


    Gạo Phadin là thành phẩm của những ngày lao động cực nhọc của người dân nơi đây, trải qua quy trình sản xuất vô cùng nghiêm ngặt, được lựa chọn cẩn thận từng hạt gạo để cho ra đời sản phẩm với chất lượng cao nhất. Đây được xem là sản phẩm gạo thượng hạng kết tinh đầy đủ những gì tinh nhất của núi rừng. Loại gạo này ăn một lần bạn sẽ muốn ăn mãi, ăn mãi không thấy ngán và cũng không còn hứng thú ăn các loại gạo khác nữa bởi vị dẻo thơm, ngọt lành và đậm đà riêng biệt.

    Gạo Phadin - thương hiệu gạo đặc sản cao cấp nhất
    Gạo Phadin - thương hiệu gạo đặc sản cao cấp nhất
    Gạo Phadin
    Gạo Phadin
  7. Top 7

    Gạo nếp cái hoa vàng

    Nếp cái hoa vàng còn được biết đến với tên là nếp ả hay nếp hoa vàng. Nếp cái hoa vàng là loại gạo ngon nức tiếng của vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Loại gạo ngon nhất là loại nếp được trồng vào vụ mùa khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch. Sở dĩ nó có cái tên hay như vậy là do khi lúa trổ đòng, phấn hoa có màu vàng chứ không có màu trắng như các loại lúa khác.


    Hạt nếp cái hoa vàng khi nấu rất dẻo, ít bị hao gạo, mùi thơm ngào ngạt nên được nhiều người ưa chuộng. Với những dịp như Tết đến, xuân về thì gạo nếp cái hoa vàng quả là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những món bánh cổ truyền như: bánh chưng, bánh tét, nấu xôi cúng tổ tiên, làm cốm, nấu rượu cực ngon. Đặc biệt rượu nấu từ gạo nếp cái hoa vàng là đặc sản uống êm, ngọt hậu và có mùi thơm đặc trưng. Ngoài ra cốm làng Vòng ngon nức tiếng cũng được làm từ nếp cái hoa vàng với những bí quyết riêng.


    Gạo nếp cái hoa vàng là loại gạo nổi tiếng khắp miền Bắc, không chỉ bởi chất lượng tốt, hương thơm ngát mà còn bởi nếp cái hoa vàng là một trong những nguyên liệu không thể thiếu để chế biến các món ăn truyền thống của người miền Bắc vào dịp Tết cổ truyền. Gạo nếp cái hoa vàng thường được dùng để nấu bánh chưng, nấu xôi. Những hạt nếp cái hoa vàng thường trắng đều, mẩy và có màu trắng ngần, khi nấu vừa dẻo vừa thơm, khi nếm thử sẽ thấy vị ngọt lành lan tỏa ngay trên đầu lưỡi.

    Hạt gạo nếp cái hoa vàng tròn, thơm
    Hạt gạo nếp cái hoa vàng tròn, thơm
    Đồ xôi từ gạo nếp cái hoa vàng
    Đồ xôi từ gạo nếp cái hoa vàng
  8. Top 8

    Gạo nếp Tú Lệ

    Nếp Tú Lệ là đặc sản Yên Bái nổi tiếng. Cũng giống như gạo Phadin, nếp Tú Lệ mỗi năm cho thu hoạch 1 lần. Có thể nói gạo nếp Tú Lệ chính là sản vật trời ban cho mảnh đất này. Không phải tự nhiên gạo nếp Tú Lệ lại được xếp vào danh sách những loại gạo nếp ngon nhất nước ta! Gạo nếp Tú Lệ có những đặc điểm như: Hạt gạo đầy, tròn, trắng trẻo, ăn không ngán, hương vị đậm đà, mang lại cảm giác khó quên cho người sử dụng. Một phần cùng là bởi phương thức canh tác đặc trưng vùng miền đã phần nào khiến gạo nếp Tú Lệ trở lên nổi tiếng.


    Từ gạo nếp có thể chế biến thành nhiều món ngon như: Cơm nếp, xôi, bánh chưng, bánh dày, các món chè hoặc cất rượu nếp, ngâm rượu cần. Khi ăn những món ăn từ gạo nếp đặc biệt này, bạn sẽ được bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể với nhiều chất xơ và chất béo. Gạo không có thành phần gluten tiêu hóa, mùi thơm đặc trưng khi nấu có vị thơm ngọt ngào. Gạo nếp Tú Lệ được trồng gần những con suối đầu nguồn, đất có tầng phong hóa mỏng và giàu chất dinh dưỡng và điều kiện khí hậu tốt khiến hạt gạo luôn dẻo thơm hơn nhiều loại gạo khác.


    Ngoài ra khi ăn bạn sẽ giảm bớt triệu chứng yếu, đau, viêm loét dạ dày, có tác dụng đề phòng một số bệnh ung thư tuyến tính, trực tràng. Nếp Tú Lệ có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau, nhất là những món ăn đặc trưng vùng miền của Yên Bái. Cốm làm từ những hạt nếp non, gói cẩn thận trong những tấm lá dong xanh mơn mởn hay món xôi ngũ sắc dẻo thơm cầm trên tay không hề bị dính. Bạn đã ăn gạo nếp Tú Lệ chưa, hãy thử và bạn sẽ có những cảm nhận tuyệt vời. Đây cũng là một món quà rất thích hợp để bạn đi biếu trong dịp Tết này.

    Gạo nếp Tú Lệ có những đặc điểm như: hạt gạo đầy, tròn, trắng trẻo
    Gạo nếp Tú Lệ có những đặc điểm như: hạt gạo đầy, tròn, trắng trẻo
    Món xôi ngũ sắc cực kì hấp dẫn và thơm ngon từ gạo nếp Tú Lệ
    Món xôi ngũ sắc cực kì hấp dẫn và thơm ngon từ gạo nếp Tú Lệ
  9. Top 9

    Gạo Tẻ Râu Lai Châu

    Gạo tẻ râu là loại gạo địa phương của tỉnh Lai Châu. Khác với các loại gạo đang có trên thị trường, gạo tẻ râu có đặc điểm khi nấu chín, hạt cơm có vị ngọt đậm đà, dẻo, thơm nên được rất nhiều bà nội trợ yêu thích lựa chọn. Gạo Tẻ Râu rất khó để nhầm lẫn với những loại gạo khác bởi đặc điểm bên ngoài cũng như hương thơm khi nấu chín của chúng. Khi có cơ hội thưởng thức một lần, chắc chắn các vị thực khách sẽ nhớ mãi không quên!


    Người dân bắt đầu mùa vụ sản xuất ra loại gạo nổi tiếng Tẻ Râu từ tháng 5 đến tháng 9, người ta bắt đầu gieo những hạt giống Tẻ Râu từ đầu tháng 5 và thu hoạch mùa vụ vào cuối tháng 9. Gạo Tẻ Râu nổi tiếng là loại gạo thơm ngon nhưng năng suất của loại cây này lại không được cao. Gạo Tẻ Râu không chỉ nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Lai Châu mà hiện nay, loại gạo này còn được rất nhiều thực khách trên khắp cả nước biết đến và tìm mua.


    Người ta còn rỉ tai nhau đã chọn ăn loại gạo này thì nhớ mãi, lấy lòng cả những người kén ăn nhất. Gạo Tẻ Râu khi khi mới sát xong thường rất ngon nhưng nhược điểm của loại gạo này là để lâu sẽ bị mất đi hương thơm đặc trưng. Nếu muốn thưởng thức được loại gạo đặc sản Lai Châu này, biện pháp tốt nhất là nên mua loại gạo mới được xay xát để giữ được độ ngon của gạo. Ngoài ra, nếu là một người sành gạo Lai Châu, để có thể thưởng thức được loại gạo ngon nhất thì nên mua loại gạo đến từ bản San Thàng, Chin Chu Chải và Lùng Than.

    Gạo tẻ râu Lai Châu
    Gạo tẻ râu Lai Châu
    Cơm gạo tẻ râu
    Cơm gạo tẻ râu
  10. Top 10

    Gạo tám Điện Biên

    Gạo tám Điện Biên từ lâu đã nổi danh khắp gần xa và trở thành một loại gạo đặc sản của vùng núi Tây Bắc. Gạo tám Điện Biên có đặc điểm rất riêng: Hạt bầu nhỏ, dài đều, màu đục và không trắng như gạo tám thường. Mặt gạo căng bóng, đều tăm tắp và có hương thơm đến lạ lùng, thoang thoảng vị thanh mát kết tinh những gì tinh túy nhất của cỏ cây núi rừng. Nếu nấu lên rồi thì cơm lại càng thơm hơn mà còn dẻo và đậm đà. Hạt gạo quý như vậy là do dinh dưỡng, màu mỡ của rừng già, núi cao khắp nơi chảy vào thung lũng.


    Ăn cơm tám Điện Biên thì bao nhiêu nhọc nhằn, lo âu, phiền muộn dường như tan biến. Gạo đầu mùa nhiều nhựa nên bạn lưu ý khi nấu phải thổi ít nước, sao cho hạt không bị nở bung. Có như thế thì khi cắn vào hạt cơm, mùi hương lan tỏa, khơi dậy vị giác ngọt ngào cho thực khách. Gạo tám Điện Biên vì thế mà trở thành một trong những thương hiệu gạo có giá trị kinh tế cao, không những được các bà nội trợ yêu thích mà còn là món quà biếu trong dịp Tết rất ý nghĩa.


    Gạo tám Điện Biên là một trong những loại gạo ngon, đặc trưng của Điện Biên. Chính bởi mảnh đất Mường Thanh màu mỡ, những con sông giàu phù sa và cả bàn tay chăm sóc của người dân nơi đây đã trồng được loại gạo thơm ngon nức tiếng. Gạo tám Điện Biên ngon nên thường được người dân nơi đây làm thành cơm lam, khẩu cắm. Khi đến Điện Biên, nhất định phải thưởng thức món ăn làm từ loại gạo tám Điện Biên này một lần. Ngoài ra, trong dịp Tết cổ truyền, dùng gạo tám Điện Biên làm quà tặng cho những người thân, họ hàng là một sự lựa chọn không tồi.

    Gạo tám Điện Biên có đặc điểm rất riêng: hạt bầu nhỏ, dài, màu đục và không trắng như gạo tám thường
    Gạo tám Điện Biên có đặc điểm rất riêng: hạt bầu nhỏ, dài, màu đục và không trắng như gạo tám thường
    Ăn cơm tám Điện Biên thì bao nhiêu nhọc nhằn, lo âu, phiền muộn dường như tan biến
    Ăn cơm tám Điện Biên thì bao nhiêu nhọc nhằn, lo âu, phiền muộn dường như tan biến
  11. Top 11

    Gạo Lứt đỏ điện biên

    Gạo lứt đỏ Điện Biên còn được biết đến với cái tên khác là gạo huyết rồng Điện Biên. Gạo lứt đỏ Điện Biên được trồng tại cánh đồng Mường Thanh nơi có khí hậu thổ nhưỡng rất thích hợp nên gạo đặc biệt thơm ngon, dẻo ngọt, đậm đà, giàu giá trị dinh dưỡng. Khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm như cơm nếp nhưng không ngán đậm vị, nhiều nhựa và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Hạt gạo đẹp, ít gãy. Sản phẩm chất lượng cao thơm, dẻo ngọt.


    Gạo dẻo mềm thơm ngon đặc sản vùng cao Tây Bắc là một trong những loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng và có tác dụng hỗ trợ phòng bệnh. Tùy vào đối tượng của người dùng mà sử dụng các loại khác nhau. Giống như nhiều loại gạo lứt khác, gạo lứt đỏ Điện Biên cũng được giữ nguyên lượng cám chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt, trong gạo lứt đỏ Điện Biên có tới 30% chất đạm, trong gạo cũng chứa nhiều chất vitamin tốt cho sức khỏe.


    Gạo lứt có lớp cám dày, ăn có vị bùi béo, được ưa chuộng để bồi bổ sức khỏe cho người ốm dậy, phụ nữ sau khi sinh con. Phòng ngừa nhiều chứng bệnh hiểm nghèo như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, dạ dày….Tốt cho người ăn kiêng, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thì nên dùng cốm gạo lứt đỏ điện biên hoặc cơm gạo lứt đỏ Điện Biên.

    Cơm gạo lứt đỏ Điện Biên
    Cơm gạo lứt đỏ Điện Biên
    Gạo lứt đỏ Điện Biên
    Gạo lứt đỏ Điện Biên
  12. Top 12

    Gạo tám xoan Hải Hậu

    Gạo tám xoan Hải Hậu là loại gạo thơm ngon nhất nhì miền Bắc. Do đặc điểm thổ nhưỡng của vùng miền, những cánh đồng lúa mênh mông được hai bờ sông Ninh Cơ (Hải Hậu - Nam Định) bồi đắp quanh năm đã sản sinh ra hạt gạo tám xoan đặc biệt với mùi vị không lẫn vào đâu được và không nơi nào có thể trồng được giống gạo này. Gạo tám xoan Hải Hậu là sản phẩm được sản xuất từ giống lúa tám xoan.


    Gạo tám xoan Hải Hậu là giống lúa cổ truyền được chọn lọc từ người dân và đã được phục tráng theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Loại gạo này có đặc điểm là hạt gạo hơi dài, thon nhỏ và vẹo một đầu; hạt có màu trong xanh, thơm dịu tự nhiên và đặc trưng; không bị bạc bụng. Khi nấu thành cơm, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng. Hạt cơm dẻo, dai và ăn vào không có cảm giác đầy bụng, chỉ muốn ăn đến no căng bụng thì thôi.


    Lúa tám Xoan được trồng trên vùng đất màu mỡ, giàu phù sa, ngoài ra, chính vì đặc tính khó chuyển vùng canh tác nên hiếm có nơi nào trồng được loại gạo tám xoan ngon như vùng Hải Hậu, Nam Định. Hạt gạo tám xoan có mùi thơm vô cùng tự nhiên, mặc dù không phải mùi thơm ngào ngạt, đậm đà như gạo Bắc Hương hay gạo tám Điện Biên nhưng vị ngọt của loại gạo mới thu hoạch lại vô cùng đặc trưng, rất khó để nhầm lẫn với những loại gạo kia.

    Gạo tám xoan Hải Hậu
    Gạo tám xoan Hải Hậu
    Cơm tám xoan Hải Hậu ăn đến no căng bụng mới thôi
    Cơm tám xoan Hải Hậu ăn đến no căng bụng mới thôi
  13. Top 13

    Gạo Xi dẻo

    Giống lúa Xi Dẻo được trồng đại trà ở các tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An.... Vì thế không biết từ bao giờ Gạo Xi Dẻo đã gắn bó với hàng triệu bữa ăn từ mỗi gia đình của mọi miền quê tổ quốc. Mỗi bát cơm được nấu từ gạo là một hình ảnh rất đỗi bình thường nhưng lại cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.


    Người ta trân trọng giá trị của hạt gạo vì đó là thành quả của người nông dân quanh năm phải dãi nắng, dầm mưa, đổ bao mồ hôi và sức lao động cực nhọc nơi đồng ruộng. Gạo xi dẻo là loại gạo thường, độ dẻo vừa phải, khi chín cơm trắng, hơi khô, thích hợp với những người thích chan canh trong bữa ăn.


    Gạo Xi dẻo có đặc điểm là những hạt gạo nhỏ, thon dài và có màu sắc trắng ngần. Khi nấu với mức nước vừa phải, cơm sẽ ăn khá dẻo và dính, có hương thơm nhẹ. Gạo Xi dẻo càng nhai kỹ thì càng cảm nhận được hương vị thơm ngon, ngọt trên đầu lưỡi. Gạo Xi dẻo rất phổ biến và được ưa thích bởi chúng không chứa gluten, có khả năng chống viêm trong ruột và các bộ phận cơ thể khác.

    Gạo Xi dẻo
    Gạo Xi dẻo
    Cơm gạo Xi dẻo
    Cơm gạo Xi dẻo



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy