Gián và khả năng làm dẹt cơ thể.
Gián thuộc loài côn trùng phổ biến nhất. Căn cứ vào những hóa thạch để lại thì gián được biết đến là đã có mặt trên trái đất trên 300 triệu năm. Kích thước của chúng rất đa dạng, một số loài có thể dài tới vài cm. Một số nhà sinh vật học coi loài côn trùng này là một trong những nhóm côn trùng phát triển nhất trên hành tinh. Gián là một trong những nhóm côn trùng dễ thích nghi và phát triển nhất. Với cấu tạo cơ thể đặc biệt, gián có thể làm dẹt cơ thể của mình để chui qua những khe hở nhỏ như khe hở giữa tấm sàn và tường. Chúng thường hoạt động vào ban đêm để đi tìm nguồn thức ăn và giao phối. Vậy nên nếu bạn dùng lồng bàn để đậy thức ăn thì hãy đảm bảo rằng cái lồng bàn đó không bị mất chiếc nan nào và cũng không có bất kì khe hở nào nếu không muốn chính tay bạn chiêu đãi một bữa "Party" hoành tráng cho lũ gián nhà bạn đêm đó.
Gián có khả năng chịu lực rất tốt nhờ vào lớp vỏ cứng cáp và chiếc bụng đầy hơi. Khi có lực tác động bên ngoài, hoặc có nhu cầu di chuyển qua những nơi chật hẹp gián sẽ nhả hết không khí trong bụng để cơ thể nén lại, dẹt cơ thể đến mức tối đa. Thật không thể tưởng tượng nổi, rốt cuộc tại sao chúng có thể làm được như thế? Nhà sinh vật học California, Bobert Full hợp tác với Kaushik Jayaram làm thực nghiệm để cho con gián vào khe hẹp, dùng máy ảnh tốc độ cao ghi lại toàn bộ quá trình và cuối cùng đã tìm ra bí mật của nó. Khoảng cách giữa hai khe hở khoảng 1,27 cm, con gián có thể tự do đi lại; khe hở hẹp 0,6 cm con gián còn có thể chạy nhanh về phía trước; làm khe hở chỉ còn 0,25 cm chúng sẽ bị ép mình, gượng ép chui qua.