Top 10 Câu chuyện về chủ đề nghề nghiệp cho bé hay nhất

Phương Kem 4935 0 Báo lỗi

Nghề nghiệp là một trong những khái niệm sẽ đi theo trẻ suốt cuộc đời. Là các bậc phụ huynh ai cũng muốn con mình học giỏi, sau này có công việc tốt, ổn định ... xem thêm...

  1. Top 1

    Truyện chim thợ may

    Có một loài chim nhỏ, đuôi dài, rất đẹp và duyên dáng, nhưng vì ở tận trong rừng sâu nên không ai biết được. Nó buồn lắm. Một hôm, nó gặp Hổ than thở:
    – Thưa Chúa Sơn Lâm, ở trong rừng, từ chim Sâu, chim Gõ Kiến, Chèo Bẻo, Chích Chòe, cho đến Phượng Hoàng, chim Ưng, muôn loài đều có tên. Họ hàng nhà tôi khá đông lại đẹp cần cù, thông minh nữa. Ấy vậy mà chúng tôi không có tên tuổi gì cả. Như vậy là không công bằng, mong Chúa Sơn Lâm xem xét!

    Hổ động viên:

    – Yên Trí! Yên trí! Rồi đâu sẽ có đó. Theo ta, muốn có tên không khó. Cái khó là làm sao xứng với cái tên ấy thôi. Có gì đáng tự hào, nếu như nghe đến tên mình mà ai cũng căm ghét muốn tránh cho xa. Ta báo cho nhà chị biết, Phượng Hoàng đang mở cuộc thi làm tổ đấy. Nếu làm tổ khéo nhất, chắc chắn cả núi rừng này sẽ biết đến họ hàng nhà chị thôi.
    Nghe Hổ nói vậy, nó phấn khởi quay về, tập trung cả họ hàng lại bàn việc làm tổ thế nào cho bền, cho đẹp. Theo phân công của chim mẹ, các chim thợ cần mẫn nhặt nhanh những cành lá úa dài, mảnh và bền cả những sợi bông, sợi len, sợi vải vương vãi dưới đất làm chỉ. Để bắt tay vào làm tổ, trước hết phải tìm hai cái lá to và chắc mọc sát nhau.
    Chim mẹ dùng mỏ sắt thay kim khâu túm các mép lá lại. Sau khi dùi thủng mép lá, chim mẹ cắn chỉ dùi qua lỗ thủng của lá để khâu từ mép lá đến cuống lá rồi dùng bông, sợi cỏ, sợi vải mềm để “rải thảm” và “ốp tường”. Một tuần sau chiếc tổ xinh xinh vừa bền đẹp đã hoàn thành. Cứ y như một thợ may lành nghề khâu vậy.

    Kết quả, chiếc tổ ấy được bình là chiếc tổ đẹp nhất, bền nhất và đại gia đình nhà chim “vô danh” kia được Phượng Hoàng tặng danh hiệu “chim Thợ May”. Danh hiệu ấy trở thành tên của loài chim Thợ May đấy các cháu ạ!

    Truyện chim thợ may
    Truyện chim thợ may
    Truyện chim thợ may

  2. Top 2

    Món quà của cô giáo

    Hôm thứ hai đầu tuần, cô giáo Hươu Sao nói với cả lớp mẫu giáo lớn:

    Các con sắp được nghỉ hè rồi. Tuần này, ai được phiếu bé ngoan, cô sẽ tặng cho một món quà.

    Từ hôm ấy, bé nào cũng cố gắng hát hay hơn, múa dẻo hơn và trật tự hơn khi ngồi trong lớp. Đến ngày thứ bảy, cả lớp mẫu giáo lớn hồi hộp lắm, vì bé nào cũng muốn được cô giáo cho quà mà !

    Hết giờ ra chơi, trong lúc các bé xếp hàng vào lớp. Cún Đốm bá vai Gấu Xù khiến cho Gấu Xù xô vào Mèo Khoang làm Mèo Khoang ngã nhào, đầu gối bị trầy da thâm tím. Mèo Khoang đau quá liền oà khóc lên. Cô giáo Hươu Sao phải lấy dầu xoa bóp vào chổ đau cho Mèo Khoang.

    Giờ sinh hoạt cuối tuần, cô khen cả lớp:

    Tất cả các con đều xứng đáng nhận phiếu bé ngoan và nhận quà của cô.

    Rồi cô đi từng bàn phát quà và phiếu bé ngoan cho các bé. Nào những con búp bê, thú nhồi bông…trông thật ngộ nghĩnh. Lại có những bạn được cô giáo tặng cho chiếc bút chì để tập viết hoặc kẹo sô-cô-la…

    Đến lượt Gấu Xù, cô tặng cho Gấu Xù một cái ô tô đỏ rất đẹp, nhưng cậu cứ cúi mặt xuống, không đưa tay ra nhận quà. Cô giáo dịu dàng hỏi:

    Gấu Xù làm sao thế ?

    Gấu Xù lí nhí đáp:

    Thưa cô, con không ngoan ạ !

    Con hãy nói cho cô nghe nào !

    Thưa cô, con xô vào bạn Mèo Khoang làm bạn ấy bị ngã ạ .

    Cô Hươu Sao nhìn Gấu Xù trìu mến nói:

    Đó là lúc xếp hàng, con đi hơn nhanh nên lỡ xô vào bạn. Con không cố ý làm bạn ngã, phải không nào ?

    Cún đốm ngồi bên cạnh Gấu Xù rụt rè giơ tay. Cô hỏi:

    Cún Đốm muốn nói gì nào ?

    Thưa cô, lỗi tại con ạ. Chính con bá vai bạn Gấu Xù ạ !

    Cô Hươu Sao gật đầu:

    Cô hiểu rồi. Lần sau, khi xếp hàng, các con dừng đùa nghịch, xô đẩy nhau. Còn hôm nay, Gấu Xù và Cún Đốm vẫn được nhận quà và phiếu bé ngoan vì các con đã thật thà, dũng cảm nhận khuyết điểm của mình.

    Nói rồi, cô giáo tặng cho mỗi bạn một chiếc ô tô đồ chơi rất đẹp. Chắc hẳn đó là hai thứ quà mà hai bạn quý nhất trong năm học mẫu giáo này.

    Món quà của cô giáo
    Món quà của cô giáo
    Món quà của cô giáo
  3. Top 3

    Ba anh em

    Một ông cụ có một ngôi nhà nhả và ba con trai. Cụ muốn cho các con học nghề bèn bảo các con:
    -Các con, mỗi người hãy học lấy một nghề. Sau này, ai tỏ ra tải giỏi nhất cha sẽ cho ngôi nhà này.
    Ba người con vâng lời. Họ chia tay nhau, mỗi người đi một ngả. Anh con cả học nghể thợ cạo: anh khéo léo lắm nên thường được vua mời vào cung để phục vụ nhà vua. Anh thứ hai học nghề đóng móng ngựa: anh cũng kéo léo lắm nên thường được đóng móng ngựa cho các vị đại thần. Người em út học múa kiếm rất thành thạo.

    Đúng ngày đã hẹn trước ba anh em về họp ở nhà cha. Bà con hàng xóm rủ nhau đến chơi. Ba anh em chưa biết trổ tài bằng cách nào thì bỗng thấy một con thỏ chạy ngang. Người anh cả vội vàng rút dao cạo và hộp xà phòng đuổi theo, cạo sạch sẽ bộ ria thò mà thỏ không bọ xây xát mép. Mọi người đều trầm trồ tán thưởng.
    Bỗng một cỗ xe bốn ngựa kéo chạy qua. Anh thứ hai liền phóng theo, thay lại các bộ móng tươm tất, trong khi cỗ xe cứ cạhy như bay. Mọi người ai cũng phục tài.
    Lúc đó trời bắt đầu mưa. Người con út rút kiếm ra sân múa.
    Mưa càng to anh múa kiếm càng nhanh. Lúc trời lạnh, người anh vẫn khô ráo, không bị dính một giọt nước. Mọi người đều đồng ý thưởng ngôi nhà cho anh.
    Nhưng ba anh em thương yêu nhau lắm. Họ vẫn chung sống cùng nhau trong một nhà. Họ làm ăn kéo lại tốt bụng, thật thà nên rất đông khách hàng và học trò. Họ sống bên nhau hòa thuận vui vẻ suốt đời.

    Ba anh em
    Ba anh em
    Ba anh em
  4. Top 4

    Bác nông dân

    Từ sáng sớm, trên cánh đồng lúa chín vàng, các bác nông dân thoăn thoắt đưa liềm xén ngang từng khóm lúa.Mặt trời càng lên cao, mọi người càng gặt nhanh tay, mồ hôi nhỏ giọt và ướt đầm lưng áo. Nhìn những lượm lúa mẩy vàng óng các bác nông dân rất vui vì đã bỏ công chăm sóc để có một vụ mùa bội thu.

    Bác nông dân
    Bác nông dân
    Bác nông dân
  5. Top 5

    Gà trống choai và hạt đậu

    Ngày xửa ngày xưa có một chàng Gà Trống Choai và một chị Gà Mái ghẹ. Trống Choai lúc nào cũng vội vội vàng vàng, Gà Mái nhẹ nhàng bảo:
    – Trống Choai, đi đâu mà vội, Trống Choai, đi đâu mà vội.
    Một lần, Trống Choai mổ được ít hạt đậu, nhưng nuốt vội quá nên bị hóc. Hạt đậu mắc cứng trong cổ họng làm cho anh Trống Choai không thở được, không nghe được gì hết, cứ nằm im như chết.
    Gà Mái hết hồn, chạy vội đi tìm bà chủ kêu toáng lên:
    – Bà chủ ơi, bà cho tôi xin tí bơ để xoa cổ Gà Trống, nó bị hóc một hạt đậu rồi.
    Gà chạy đi tìm Bò mẹ xin nó ít sữa, để bà chủ chưng lên thành bơ, bơ ấy tôi đem xoa cổ Gà Trống, nó bị hóc một hạt đậu rồi.
    – Gà chạy nhanh đi tìm ông chủ, bảo ông ấy cho tôi ăn bó cỏ.- Bò mẹ nói.
    Gà Mái lại hớt ha hớt hải đi tìm ông chủ:
    – Ông chủ ơi, ông chủ! Ông đem cho Bò mẹ bó cỏ tươi, Bò sẽ cho tôi ít sữa để bà chủ chưng lên thành bơ, bơ ấy tôi đem xoa cổ Gà Trống, nó bị hóc một hạt đậu rồi.
    – Gà chạy nhanh đến bác thợ rèn, bảo ông ấy đưa cho cái liềm cắt cỏ – Ông chủ nói.
    Gà Mái lại ba chân bốn cẳng chạy đến bác thợ rèn:
    – Bác thợ rèn ơi, bác cho ông chủ tôi mượn cái liềm để ông chủ tôi cắt cỏ cho bò ăn, Bò sẽ cho tôi ít sữa để bà chủ chưng lên thành bơ, bơ ấy tôi đem xoa cổ Gà Trống, nó bị hóc một hạt đậu rồi.
    Bác thợ rèn chạy ngay vào nhà lấy liềm cho gà mượn, Gà chạy như bay về nhà đưa liềm cho ông chủ, ông chủ cắt ngay bó cỏ tươi cho bò ăn, rồi Bò cho một cốc sữa, gà cõng cốc sữa trên lưng chạy lên nhà đưa cho bà chủ, bà chủ chưng ngay cốc sữa thành miếng bơ đưa cho chị gà.

    Chị Gà mang ngay miếng bơ cho vào miệng Gà Trống, thế là miếng bơ cùng với hạt đậu trôi tuột xuống cổ. Chú Trống Choai tỉnh ngay, bật dậy cất giọng gáy vang: “Ò, ó, o…o…”

    Gà trống choai và hạt đậu
    Gà trống choai và hạt đậu
    Gà trống choai và hạt đậu
  6. Top 6

    Bé Tom đi học

    Từ ngày khai giảng năm học mới, mọi người trong khu phố không còn thấy bé Tom – 3 tuổi chạy lon ton nô đùa khắp nơi hay khóc nhè mỗi khi mẹ đánh đòn vì không chịu ăn nữa. Thì ra cu cậu đã đi học, cậu học lớp mầm 3 ở một trường mầm non gần nhà.
    Chị Vân – mẹ cậu không quên được ngày đầu tiên đi học của cậu. Tay Tom cứ níu ghì lấy chị như sợ chị sẽ bỏ lại một mình ở trường. Mắt cậu tròn xoe nhìn lũ trẻ xa lạ. Đứa thì đang khóc nhè đòi mẹ, đứa khác lại say sưa chơi đồ chơi … Cũng bình thường thôi vì hằng ngày ở nhà cậu đâu có thấy nhiều bạn nhỏ như thế này. Chỉ toàn người lớn, có mình cậu là nhỏ, thỉnh thoảng ra ngoài chơi thì cậu cũng chỉ đứng từ xa nhìn mấy em bé nhỏ xíu ngồi trên xe đẩy. Rồi cậu bắt đầu lo lắng thật sự khi chị Vân đưa đến trước cô giáo. Cậu khóc ré lên khi chị gỡ tay cậu ra để đưa cho cô giáo.
    - Mẹ ơi, mẹ …! Cậu kêu lên thảng thốt.
    Cô giáo ra hiệu cho chị về và nhẹ nhàng kéo cậu vào lớp. Chị Vân nhìn con ái ngại. Dù cậu cố sức kéo lấy mẹ và kêu khóc, chị cũng kiên quyết ra về. Khắp nơi có bao nhiêu là bạn, rồi bao nhiêu là đồ chơi đẹp nữa, nhưng sao chẳng giống ở nhà chút nào. Cậu bắt đầu khóc to hơn, khi thấy xung quanh các bạn khác cũng khóc như mình, mặc cho cô giáo dỗ dành hết lời. Nhưng có khóc thế nào thì mẹ cũng đi rồi và không thể đưa cậu về nhà được.
    Buổi chiều, khi chị Vân vừa đến cậu đã chạy vội ôm chầm lấy, khóc nức nở. Cô giáo kể: cả ngày hôm ấy, cậu cứ khóc không thôi, đến giờ ăn cậu đã đói lả nhưng cô giáo đút mãi cậu mới ăn được một ít. Tối về cậu cứ ôm lấy mẹ như không muốn rời xa. Trong giấc ngủ còn chập chờn, cậu vẫn còn thút thít không thôi.
    Lo cho con nhưng chị tự nhủ, đứa bé nào lần đầu đi học mà chẳng thế, rồi cũng sẽ qua cả thôi. Mà chị lo lắng cũng phải vì đã lên 3 nhưng Tom vẫn quen ăn cháo nhuyễn.Thường ngày Tom vốn khá nhút nhát với người lạ, thấy một em bé lạ Tom cũng không dám đến gần. Bởi thế nên chị cứ phân vân chưa muốn gửi cậu đi mẫu giáo. Mấy tháng trước chị bắt đầu đi làm, không ai trông Tom nên đành vội gửi Tom vào một trường mầm non gần nhà. Từ khi đi Tom đi học, chị thấy cậu có nhiều thay đổi. Trước đây, dù nhút nhát nhưng cậu vẫn thường lót tót đi sang nhà hàng xóm quen chơi. Rồi hễ cho ra ngoài chơi thì cậu khoái lắm, chạy nhảy tung tăng cả lên. Bây giờ, cậu chỉ thích ở nhà, cái gì cũng gọi mẹ, đòi mẹ, mỗi khi đi đâu lại ôm khư khư mẹ. Có hôm, chị thấy cậu cầm đồ chơi đập xuống bàn cậu nói bằng giọng lơ lớ chưa thành câu:
    - Rồi tới giờ học rồi … lấy sách ra … Bây giờ ngủ đi … Mẹ đón kìa … Ah mẹ cười he he nhe …
    Điệu bộ của cậu sao mà giống như cô giáo. Chị Vân thấy con như thế, vừa buồn cười lại càng thêm lo lắng. Với sự nhạy cảm của một người mẹ, chị cảm nhận dường như tâm lý của con không ổn. Dù rằng từ khi đi học, Tom trầm tính và có vẻ ngoan ngoãn, dễ bảo hẳn so với trước đây. Nhưng sự hồn nhiên, nụ cười toe toét thường ngày dường như không còn thấy nữa. Ít khi thấy Tom cười đùa, chạy nhảy, vui chơi với mọi người như trước đây. Khi có ai đó hỏi “Tom đi học có ngoan không nào?” Cậu chỉ lắc đầu, không nói, mặt buồn buồn.

    Đan Thu

    Bé Tom đi học
    Bé Tom đi học
    Bé Tom đi học
    Bé Tom đi học
  7. Top 7

    Vẽ chân dung Mẹ

    Mẹ vừa ra ngoài một lát mà Đông đã nhớ mẹ. “Con đếm từ 1 đến 3 là mẹ phải về đấy nhé!” – Đông thầm nghĩ và giơ bàn tay ra bắt đầu đếm. Đông đếm mỗi con số kéo dài ra: “Một…” và vểnh tai lắng nghe. Ngoài cửa vẫn chưa nghe thấy tiếng chân mẹ. “Hai…” – Đông lại đếm con số hai rõ dài, và dỏng tai lắng nghe.

    Vẫn chưa có động tĩnh gì. Rồi Đông đếm con số ba dài hơn “Ba…”. Vẫn không có động tĩnh gì. Em bước đến cửa, dán mắt vào khe cửa nhìn ra ngoài, chẳng có ai cả. Mẹ chưa về. Đông nhớ mẹ quá! “ Mình sẽ vẽ chân dung mẹ!” Đông vẽ một vỏng tròn rõ to rồi hôn lên vòng tròn to đó.


    Nhẹ hôn lên hai vòng tròn nhỏ, Đông thì thầm:“Đây là đôi mắt của mẹ”. Đông vẽ tiếp đôi môi của mẹ. Vừa vẽ xong, Đông bổng nghe tiếng gõ cửa và giọng nói quen thuộc của mẹ: “Mẹ đây, cực cưng của mẹ”.

    Đông vội mở cửa và ào vào lòng mẹ, sung sướng reo lên:

    “Mẹ!”.

    Em ôm lấy cổ mẹ thì thầm: “Mẹ, con đếm đến 3 mà mẹ vẫn chưa về. Con hôn lên mắt mẹ thì mẹ về ngay”. Nói xong Đông hôn tiếp lên má mẹ.

    Vẽ chân dung Mẹ
    Vẽ chân dung Mẹ
    Vẽ chân dung Mẹ
    Vẽ chân dung Mẹ
  8. Top 8

    Bác sĩ chim

    Những con chim nhỏ quyết định mở một bệnh viện chữa bệnh từ thiện cho các con vật. Các bác sĩ chim mặc áo đồng phục trắng và chờ bệnh nhân đến. Cô Chim Chào Mào được giao nhiệm vụ tiếp bệnh nhân.

    Sáng sớm, bệnh nhân Trâu đến phòng khám và kể bệnh:

    - Da tôi bị ngứa kinh khủng và xin được điều trị.

    Chim Chào Mào gửi Trâu đến phòng chữa trị da liễu gặp bác sĩ Cò. Trâu nói với bác sĩ Cò:- Tôi có rất nhiều bọ trên người, chúng cắn tôi làm tôi rất ngứa và khó chịu.
    Bác sĩ Cò nhảy lên lưng Trâu tìm những con ruồi đốt Trâu. Cò mổ hết ruồi cho Trâu và căn dặn:

    - Bác nên thường xuyên xuống sông tắm, rồi phủ bùn lên người. Bằng cách này bác sẽ tránh được ruồi cắn.

    Trâu khỏi ngứa, cảm ơn bác sĩ Cò và ra về trong tâm trạng thật thoải mái.

    Bệnh nhân tiếp theo là chú Tê Giác. Chim Chào Mào gửi Tê Giác đến bác sĩ Chim Bắt Ve. Tê Giác kể bệnh tình của mình:

    - Tôi to lớn, có sức mạnh nhưng lại không chống được những con sâu bọ nhỏ bé khó chịu này. Chim Bắt Ve khám cho Tê Giác thấy có nhiều nếp nhăn gấp trên da, nên bị các con bọ chui vào cắn. Chim Bắt Ve nhảy lên lưng Tê Giác bắt hết bọ, cảm giác đau và ngứa của Tê Giác biến mất. Bắt Ve nói với Tê Giác:

    - Bất kể lúc nào bọ quấy rối bạn, bạn hãy đến tìm tôi. Bạn hãy luôn tắm rửa sạch sẽ nhé!

    Tê Giác cảm ơn và ra về trong niềm vui sướng.

    Sau đó, Cá Sấu đến phòng khám với chứng đau răng. Cá Sấu kể bệnh với Chim Sáo:

    - Răng tôi mọc không đều, có lẽ cái răng nào đó bị sâu vì tôi không đánh răng.

    Cá Sấu há miệng. Sáo nhảy vào quan sát kĩ. Cô thấy các kẽ răng còn thức ăn giắt vào chưa được vệ sinh nên bị những con sâu nhỏ đang gặm nhấm. Chim Sáo làm sạch răng miệng Cá Sấu bằng cách nhặt hết sâu bọ và thịt thừa. Cá Sấu nói:

    - Bạn là bác sĩ tuyệt vời. Cảm ơn bạn rất nhiều!

    Sáo mỉm cười nói:

    - Bạn phải luôn giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nếu không bạn sẽ luôn phải gặp tôi đấy!Trâu, Tê Giác, Cá Sấu khỏi bệnh sau khi ở bệnh viện về. Từ đó, bệnh viện bác sĩ Chim trở nên nổi tiếng.

    Bác sĩ chim
    Bác sĩ chim
    Bác sĩ chim
  9. Top 9

    Thần sắt

    Ngày xưa, có anh nông dân sống một mình trong túp lều ở ven rừng. Anh không có sắt để làm dao, làm cày, cuốc nên phải chặt cây bằng đá, đào đất bằng que.


    Anh chăm chỉ làm lụng suốt ngày mà nghèo vẫn hoàn nghèo.


    Một hôm, anh ngủ mơ thấy ông Bụt hiện lên nói:

    – Ngày mai sẽ có ba người đến xin ngủ nhờ ở nhà con. Con hãy cho họ ngủ nhờ, đừng ngại nhà cửa chật hẹp.


    Quả nhiên chiều hôm sau, anh nông dân chờ ở cửa một lát thì thấy một người toàn dát vàng chói lọi, cưỡi một con ngựa cũng màu vàng, dáng điệu bệ vệ, ì ạch đi tới. Người này dừng ngựa trước cửa nhà anh nông dân, nói:


    – Đêm nay, ta muốn ngủ trọ ở đây. Ngươi mau vào thu xếp chỗ cho ta!

    Anh nông dân nhẹ nhàng nói:

    – Lều rách của tôi không có chỗ xứng đáng cho ngài ngủ, xin ngài đi chỗ khác.

    Một lát sau, anh lại thấy một người mặc chiếc áo trắng tinh cưỡi con ngựa cũng màu trắng, ánh bạc tỏa ra lạnh toát. Người này cũng đòi anh cho ngủ nhờ nhưng anh sợ quá, từ chối không cho vào.

    Mãi đến tối mịt anh mới thấy một người toàn thân đen sì, xấu xí nhưng khỏe mạnh, cưỡi con ngựa màu đen và to lớn đến xin ngủ nhờ.

    Anh nông dân còn đang lưỡng lự không biết nên cho người này vào nhà hay nên từ chối thì thấy một cơn gió mát thổi qua mang theo hương thơm ngào ngạt, chim rừng đậu quanh nhà hót vang, suối chảy róc rách như muốn nói: “mách anh, mách anh, cho người ngủ trọ”. Anh nông dân vui vẻ mời người này vào nhà và thu xếp chỗ cho người đó ngủ.


    Nhưng lạ quá, sáng hôm sau tỉnh dậy, anh không thấy người ngủ trọ, cũng không thấy con ngựa đen đâu cả, chỉ thấy chỗ người đó ngủ đêm qua có một cục sắt đen sì. Anh nông dân đoán rằng người đó là Thần Sắt, còn người mặt áo vàng và áo trắng là Thần Vàng và Thần Bạc. Anh cảm thấy tiếc là không cho Thần Vàng và Thần Bạc ngủ nhờ, nhưng con chim sau nhà hót: “Chả tiếc, chả tiếc”, con thú đầu nhà cũng kêu: “Cục sắt quý, cục sắt quý”.

    Anh nông dân lấy sắt làm cày, cuốc, dao, rựa. Anh lấy dao đốn những cây to làm một ngôi nhà thật rộng rãi, đẹp đẽ. Anh cuốc đất gieo lúa. Khi mùa vụ đến, anh thu hoạch được những bông lúa vàng óng.

    Từ đó, nhờ có sắt và làm ăn chăm chỉ, cuộc sống của anh trở nên sung sướng. Mọi người thấy anh đều chào hỏi vui vẻ, chim chóc thấy anh đều ca hót líu lo và con suối trong rừng ngày đêm cũng róc rách vui mừng.

    Thần sắt
    Thần sắt
    Thần sắt
  10. Top 10

    Hai anh em

    Ngày xưa có hai anh em nhà kia, cha mẹ chết sớm hai anh em ở với nhau. Người anh thì chăm chỉ làm lụng còn người em thì chỉ chơi bời lêu lổng, suốt ngày chẳng mó tay vào việc gì. Một hôm người anh bảo em:

    - Em à cha mẹ chết đi cũng để cho mình một ít của cải nhưng chúng mình không chịu làm thì chẳng bao lâu nữa chúng mình cũng sẽ đói khổ thôi. Vì vậy ngày mai chúng mình phải đi mỗi người một nơi để kiếm việc làm ăn. Lúc nào đời sống khá giả chúng mình lại quay về gặp nhau e nhé!

    Người em vâng lời.

    Sáng hôm sau hai anh em chia tay nhau, mỗi người đi một ngả. Người anh vừa ra khỏi làng thì gặp một cánh đồng lúa đang chín rộ. Từng tốp thợ đang hối hả gặt, người anh bèn xuống đồng gặp giúp. Anh gặt rất nhanh, gặt đến đâu sạch đến đó, những người thợ gặt hài lòng. Gặt xong họ biếu anh mấy gồi lúa. Anh cảm ơn những người thợ gặt rồi đem lúa đi đổi lấy gạo làm lương ăn đường. Anh lại tiếp tục đi, đi một quãng anh gặp một ruộng bông. Những quả bông chín trắng xóa khắp cả cánh đồng. Nhiều người đang mải miết hái bông. Trời nắng gắt người nào người nấy mặt mũi đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại, thấy thế anh bèn xuống hái giúp. Anh hái cũng rất nhanh không sót quả nào. Những người hái bông nhìn anh cười vui vẻ. Hái xong họ tặng anh một ít bông. Anh cảm ơn rồi đem bông đổi lấy vải may quần áo mặc rồi lại lên đường. Đi một quãng nữa, anh gặp một cụ già tóc trắng như cước, da đỏ như quả bồ quân. Thấy anh cụ già nói:

    - Ta có một cây bí ngô rất quý sắp bị chết khát. Ta muốn nhờ con cho nó uống nước để cứu sống nó.

    Người anh nhận lời rồi tìm đến ruộng bí ngô. Quả nhiên anh thấy một cây bí ngô héo rũ trên mặt ruộng. Cách đấy có một đôi thùng của ai để sẵn. Anh vội vàng cầm đôi thùng để đi gánh nước. Đường ra suối rất xa, lại gồ ghề khúc khủy. Nhưng anh vẫn chịu khó xách hết thùng này đến thùng khác để lấy nước tưới cho cây bí ngô. Ròng rã 3 tháng trời, cây bí ngô dần dần tươi trở lại, rồi ra hoa kết quả. Những quả bí ngô lớn rất nhanh, chỉ có mấy ngày mà quả đã to bằng chiếc thúng cái. Một hôm, anh đang xách nước tưới thì cụ già đến. Cụ nói với anh:

    - Con đã khó nhọc để tưới cho cây bí ngô của lão khỏi chết khát. Để trả ơn con lão tặng cho con quả bí ngô to nhất đấy!

    Người anh tạ ơn cụ già rồi cúi xuống hái bí. Lúc nhìn lên thì cụ già đã biến mất. Ngạc nhiên quá, anh lấy dao ra bổ quả bí ngô ra xem thử, thì thấy trong

    ruột bí ngô toàn vàng là vàng, những thỏi vàng lấp lánh rất đẹp. Biết là tiên đã thưởng công cho mình, người anh bèn thu nhặt số vàng rồi quay về.

    Còn người em, từ lúc ra đi cũng gặp một đồng lúa chín rộ. Những người thợ cũng nhờ người em gặt giúp. Nhưng người em đáp:

    - Gặt lúa phải cúi đau lưng lắm.

    Anh ta nói thế rồi bỏ đi. Những người thợ gặt nhìn theo anh ta mắng:

    - Rõ là đồ lười biếng.

    Đi qua một quãng, người em cũng gặp một cánh đồng bông. Những quả bông chín quá nổ tung rơi cả xuống mặt đất. Những người hái bông cũng nhờ người em hái giúp. Nhưng người em đáp:

    - Hái bông cũng đau tay chết. Tôi chịu thôi.

    Rồi anh ta bỏ đi. Đi được một quãng nữa gặp cụ già, cụ già cũng nhờ người em tưới cho cây bí ngô. Người em từ chối. Cụ già mắng:

    - Rõ đồ lười biếng.

    Anh ta chẳng chịu làm gì nên không ai cho lúa, không ai cho bông. Vì thế không có gạo ăn, không có vải mặc. Đói khát, rách rưới phải đến gặp cụ già xin một quả bí ngô cho ăn tạm. Cụ già cho người em một quả bí ngô xấu xí. Bổ ra trong ruột chỉ toàn đất là đất. Xấu hổ người em không dám quay về gặp anh nữa.

    Chờ mãi không thấy em về, người anh bèn đi tìm thì thấy người em nằm lả ra cạnh một ruộng bí ngô vì đói quá. Người anh đưa em về lấy cơm cho em ăn, lấy nước cho em uống, lấy áo cho em mặc. Được ăn uống người em dần dần tỉnh táo trở lại. Rồi kể cho anh nghe chuyện mình không chịu gặp lúa, không chịu hái bông, và không cho bí ngô uống nước.

    Nghe xong người anh bảo:

    - Tại em lười biếng không chịu làm việc nên suýt bị chết đói đấy! Nếu em chịu khó làm lụng thì em cũng sẽ sung sướng như mọi người thôi.

    Nghe anh nói người em thật sự hối hận. Từ đấy người em rất chăm chỉ lao động. Hai anh em sống rất sung sướng.

    Hai anh em
    Hai anh em
    Hai anh em



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy