Top 10 cách để cha mẹ có thể hiểu con trẻ
Nhiều lúc bạn nghĩ con mình đang có sự thay đổi về mặt tâm sinh lí, trẻ có biểu hiện buồn bực tức vô cớ... nhưng bạn không biết nguyên nhân vì sao và làm thế ... xem thêm...nào để nói chuyện và hiểu con. Sau đây là một số cách để bạn và con có thể nói chuyện để hiểu nhau hơn.
-
Luôn lắng nghe
Có một số bậc cha mẹ khi con trẻ trò chuyện thì thường bỏ ngoài tai hoặc có thái độ lơ đễnh hoặc không quan tâm đến những gì trẻ kể và trẻ nói, nhưng bạn có biết hành động và thái độ của bạn làm trẻ cảm thấy không được quan tâm, nhiều trẻ nhạy cảm còn nghĩ ba mẹ không thương mình. Từ đó làm khoảng cách giữa cha mẹ và con cái xa dần và không hiểu nhau.
Làm cha mẹ có lẽ là công việc khó nhất trên đời này. Đây là việc đòi hỏi sự chuyên tâm, tốn nhiều thời gian để trẻ có thể phát triển toàn diện. Trong quá trình nuôi dạy con, việc thấu hiểu cảm xúc của nhau luôn là vấn đề khó khăn nhất đối với những người làm cha mẹ. Nuôi nấng và thấu hiểu con là cả một quá trình không ngừng và phải luôn được nhận thức rõ, đặc biệt cần phải hiểu đúng ở từng giai đoạn nhất định. Con cần ở bố mẹ nhiều hơn bố mẹ nghĩ rất nhiều. Hãy thử đặt bản thân vào một đứa trẻ, khi những niềm vui trong cuộc sống không được sẻ chia, khi những bức bối trong lòng không được giải thoát thì chúng ta sẽ ra sao? Hẳn là sẽ nhìn cuộc sống này với ánh mắt thật tiêu cực và chán nản. Chính vì thế hãy luôn tâm sự và trò chuyện lắng nghe con trẻ.
-
Không nên có những thái độ giận giữ với trẻ
Trách mắng và phê bình là phương pháp giáo dục cơ bản của cha mẹ. Nhưng trước khi trách mắng, phê bình cha mẹ phải phân biệt rõ ràng, đó là lỗi của trẻ được phép phạm phải hay không. Chỉ những lời trách mắng mang tính xây dựng, trẻ mới tiếp nhận, còn không sẽ khiến trẻ tức giận, chống đối. Do vậy, cần phải biết trách mắng có chừng mực.
Các bậc cha mẹ thường nghĩ nếu trẻ làm sai mình sẽ tỏ thái độ với trẻ bằng hành động và bằng thái độ thì trẻ sẽ sợ, nhưng các bạn đang nhầm lẫn điều đó chỉ làm trẻ sợ chứ không phải thỏa hiệp hay vui vẻ trẻ chỉ đang kìm nén mà thôi. vậy nên khi thấy trẻ buồn các bậc cha mẹ phải thể hiện bằng những hành động quan tâm nhất chứ không phải hung dữ với trẻ. Nhiều lúc cũng chỉ là cái trợn mắt cũng làm cho trẻ sợ và không dám đến gần.
-
Dành thời gian cho con
Vì cuộc sống hiện đại làm việc nên cha mẹ phải đi làm và lo lắng nhiều việc dẫn đến không có thời gian để ở bên con, trong khi đó con thì cần có sự bồi đắp tình cảm của cha mẹ, như cả gia đình cùng ăn cơm chung, ngồi xem phim nói chuyện và tâm sự với nhau. Từ đó làm cho con trẻ có tâm trạng bị hụt hẫng và thiếu thốn tình cảm từ cha mẹ. Vì vậy mà có nhiều trẻ có thể bị sa ngã hoặc có các bệnh về tâm lý, vậy nên cha mẹ cần sắp xếp thời gian hợp lý để dành cho con.
Các bậc cha mẹ hãy dành thời gian để thể hiện tình cảm để trẻ biết bố mẹ luôn yêu thương quan tâm như thế nào, để trẻ biết bố mẹ luôn đồng hành cũng sự phát triển của chúng. Chính như thế trẻ mới có thể phát triển một cách toàn diện -
Tìm hiểu thế giới nội tâm của con
Trẻ cũng có thế giới nội tâm và mong cha mẹ luôn quan tâm và thấu hiểu. Cha mẹ phải luôn là người bạn tốt để trẻ có thể sẵn sàng chia sẻ với cha mẹ với tâm thế như đang chia sẻ với một người bạn. Ngoài ra muốn hiểu thế nội tâm của trẻ thì cha mẹ nên đọc những sách hay những cuốn truyện ở lứa tuổi con để có thể hiểu rõ thêm tâm lý ở lứa tuổi trẻ nói chung và con bạn nói riêng.
Việc thể hiện tình cảm của mình với con cái là điều không thể thiếu, để bé có một tinh thần thoải mái, được phát triển toàn diện trong vòng tay của ba mẹ. Sự kết nối giữa cha mẹ và con cái có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển cảm xúc của trẻ.Tuy nhiên yêu thương không đơn giản chỉ bằng lời nói, mà còn kèm cả hành động như: lắng nghe tâm tư tình cảm của con, hành động quan tâm hay chăm sóc con trẻ mình.
-
Kích thích tinh thần của trẻ
Kích thích tinh thần trẻ là một việc rất quan trọng để giúp cha mẹ và con tăng thêm tình cảm. Bạn đừng nghĩ cứ quát mắng hay im lặng khi trẻ làm sai gì hay trẻ đang buồn thì sẽ tốt, nhưng không liều thuốc tinh thần tốt nhất đối với trẻ lúc đó là sự quan tâm của một ai đó lời động viên khích lệ tinh thần, để trẻ có động lực để cố lên.
Cha mẹ đừng nên kiệm lời khen với con trẻ mình nhé, đối với mình tuy chỉ là lời nói bình thường nhưng với trẻ sẽ tự hào về những gì mình làm được, tạo động lực để trẻ làm những điều tốt hơn nữa và trở nên tự tin hơn trong quá trình trải nghiệm.
-
Thưởng phạt hợp lí công bằng
Nếu trong gia đình có sự thiên vị về trai gái, thì điều đó thật đáng sợ đối với trẻ, trẻ sẽ thấy mình bị bỏ rơi lạc lõng không được quan tâm, không nhận được tình thương của cha mẹ. Vậy nên các bậc cha mẹ nên có sự đối xử công bằng đừng làm cho trẻ cảm thấy không được quan tâm và từ đó cả hai đều không thể hiểu nhau và không có tiếng nói chung. Ngoài ra khi thưởng phạt trẻ, ngoài việc hợp lý còn nên đúng lúc, đúng thời điểm, đúng mức, có như vậy phần thưởng mới phát huy hiệu quả.
Cha mẹ nhất định phải nhớ rằng, trẻ không cần sự giáo dục cứng nhắc mà cần khuyến khích, khen ngợi. Chỉ cần khen ngợi cũng để quan hệ giữa cha mẹ và con cái thêm thân thiết và mang lại niềm vui cho trẻ và là động lực để thúc đẩy sự sáng tạo của trẻ.
-
Học cách hợp tác chia sẻ với trẻ
Cha mẹ hãy dạy trẻ cùng chia sẻ với bạn bè những điều mình tâm đắc, những niềm vui, nỗi buồn của mình. Dạy trẻ cách chúc mừng bạn bè khi có chuyện vui, biết chia sẻ giúp đỡ khi bạn bè gặp chuyện buồn hay những khó khăn trong cuộc sống. Khi đã biết cách chia sẻ, cha mẹ nên dạy trẻ hiểu được ý nghĩa sức mạnh của tình cảm gia đình.
Khi con cái gặp thất bại, bố mẹ hãy bình tĩnh và kiên nhẫn động viên con. Bạn có thể dùng những lời khích lệ để át dần tâm trạng rầu rĩ của con trẻ. Một phương diện khác của việc động viên, khuyến khích con cái là thái độ của cha mẹ khi con bị điểm kém, thi trượt hoặc gặp một thất bại nào đó trong cuộc sống. Trong trường hợp này, nguyên tắc thứ nhất là bố mẹ đừng bao giờ trách móc hoặc có những hành động gây thêm áp lực cho con và ngược lại, bố mẹ cũng không nên chỉ dừng ở việc nói con hãy cố gắng ở những lần sau, bố mẹ cần phải động viên và tạo cho con mình nhiều động lực để vượt qua.
-
Cha mẹ nên suy nghĩ từ góc độ của trẻ
Cha mẹ trách mắng trẻ phần lớn là vì trẻ không làm theo mong muốn của cha mẹ. Người lớn làm việc gì cũng có lý do, trẻ con cũng vậy. Nếu cha mẹ chú ý quan sát sẽ phát hiện trẻ suy nghĩ vấn đề ở góc độ rất khác so với người lớn. Nếu cha mẹ nhận thức được được điều đó có nghĩa là cha mẹ đã có sự thông cảm với trẻ.
Cha mẹ luôn dạy và hình thành nhận thức cho con cái cuộc sống là muôn vàn khó khăn và thử thách nếu như có vấp ngã vẫn còn cha mẹ luôn luôn bên cạnh dù con thành công hay thất bại, để con trẻ có thể tự tin trải nghiệm. Hãy luôn luôn đứng sau và động viên con mình kịp thời bạn nhé.
-
Đánh giá cao nỗ lực hơn kết quả của con
Đôi khi những việc con làm đạt kết quả không như mong muốn ví dụ như: quét nhà chưa sạch hay giúp mẹ trông em nhưng làm chưa được tốt, hoặc là đi học đạt điểm thấp… rất nhiều việc khác nữa. Nhiều bố mẹ ngay lập tức trách mắng con. Nhưng cha mẹ phải cần phải hiểu rằng, đứa trẻ nào cũng sẽ không muốn đạt kết quả thấp, có thể trẻ đã cố gắng hết sức nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn, hoặc cũng có thể do một nguyên nhân nào đó khác – vì vậy bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu nguyên nhân, nói chuyện cùng con trẻ và hãy khích lệ nỗ lực, quá trình của con chứ không chỉ vì kết quả xấu.
Việc đánh giá cao nỗ lực của con trẻ sẽ tác động nhiều lên tư duy giúp con kiên cường vững vàng sau những thất bại, những thử thách như là cơ hội để phát triển và khám phá cuộc sống.
-
Quan sát cảm xúc và biết sở thích của trẻ
“ Quan sát trẻ” là bước đầu tiên để tiến hành giáo dục. Dù là thầy cô hay cha mẹ đều phải biết cách quan sát từng của chỉ, lời nói, sở thích, sự thay đổi cảm xúc của trẻ. Khi nhận ra trẻ giận dữ hoặc buồn bã không rõ nguyên nhân, hãy dừng lại tìm hiểu xem trẻ đang gặp phải chuyện gì, lắng nghe tâm sự của trẻ và đồng thời hướng dẫn trẻ nhận thức đúng đắn và xóa bỏ cảm xúc tiêu cực.
Mỗi đứa trẻ đều có những nguyện vọng, yêu cầu và sở thích của mình. Cha mẹ cần phải tìm hiểu sở thích của con,biết con mình thích cái gì và có hứng thú với điều gì. Bởi vì hứng thú vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.