Top 12 Cách để cơn hen suyễn không tái phát hiệu quả nhất
Đối với những người mắc bệnh hen suyễn, những ngày cơn hen suyễn tái phát là những ngày tồi tệ nhất. Cảm giác đến thở cũng khó khăn, mệt mỏi đến rã rời quả ... xem thêm...thật là ác mộng. Thuốc cũng chỉ có thể hạn chế những triệu chứng của bệnh mà không thể hoàn toàn chấm dứt căn bệnh này. Song, những người mắc bệnh hen suyễn có thể hạn chế tần suất tái phát của những cơn suyễn cũng như khiến cho cuộc sống hàng ngày "dễ thở" hơn một chút chỉ với những lưu ý nhỏ sau đây.
-
Bụi
Do bụi có đặc tính dễ gây dị ứng nên sẽ là một điều tệ hại nếu người bị suyễn thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn. Để hạn chế những cơn hen suyễn tái phát do tiếp xúc với bụi, hãy đeo khẩu trang khi ở những môi trường có nhiều bụi như đường xá, công trường,... Ngoài ra, việc giữ phòng ốc, nhà cửa luôn sạch sẽ cũng là một trong những giải pháp giúp hạn chế tần suất tiếp xúc với bụi, cũng như kích phát những cơn dị ứng có thể dẫn đến tái phát suyễn.
-
Phấn hoa
Phấn hoa là một trong những tác nhân thường gặp dẫn đến tái phát hen suyễn. Chính vì vậy, những người có bệnh hen suyễn chắc chắn cần hạn chế cũng như cẩn trọng khi tiếp xúc với phấn hoa. Ngoài ra, việc trồng cây, hoa trong nhà cũng rất không an toàn. Bởi lẽ, đấy chính là một môi trường khá thuận lợi để nấm mốc phát triển, và nấm mốc cũng là một trong những tác nhân kích phát hen suyễn khá phổ biến. Nếu bạn trồng cây trong nhà, cần lưu ý không tưới quá nhiều nước, giữ cây ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, cũng như bỏ đi những phần cây bị hư, chết ngay khi bạn phát hiện để tránh sự hình thành và phát triển của nấm mốc.
-
Khói và mùi thức ăn khi nấu nướng
Khói dầu và mùi thức ăn khi nấu nướng trong bếp có thể là cơn ác mộng đối với nhiều bệnh nhân hen suyễn. Hãy giảm bớt tần suất tiếp xúc với chúng bằng cách lắp hệ thống hút khói, quạt thông khí, hoặc bật quạt và để cửa sổ rộng mở khi nấu ăn để khói và mùi có thể lưu thông ra khỏi căn bếp của bạn nhanh nhất có thể.
-
Thuốc lá
Thuốc lá có chứa nhiều chất hóa học cũng như khí có hại, dễ gây kích ứng phổi. Hút thuốc lá không chỉ tăng khả năng mắc bệnh mà còn khiến tình trạng hen suyễn trở nên nặng hơn thể hiện qua những triệu chứng như ho, khò khè. Đồng thời, việc hút thuốc khi mang thai còn có thể dẫn đến suy giảm chức năng phổi cũng như chứng khò khè ở trẻ sơ sinh. Hãy tránh xa thuốc lá cũng như hạn chế tiếp xúc môi trường có nhiều khói thuốc để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
-
Thuốc kháng viêm
Một số dược phẩm, thuốc kháng viêm được bán không cần đơn kê của bác sĩ hoặc dựa theo toa thuốc chẳng hạn như: aspirin, các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid như Ibuprofen và thuốc ức chế beta (beta blockers),... cũng có thể là nguyên dẫn đến tái phát hen suyễn. Nếu phải điều trị bằng bất kỳ thuốc hay dược phẩm nào, hãy thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng hen suyễn của bạn và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
-
Thời tiết khắc nghiệt
Thời tiết nóng ẩm hay cực kỳ lạnh giá đều sẽ khiến những triệu chứng của cơn hen suyễn bùng phát. Thời tiết là yếu tố mà chúng ta không thể kiểm soát được. Song, bệnh nhân hen suyễn hãy giữ gìn sức khỏe và hạn chế tối đa những triệu chứng hen suyễn bằng cách giữ thân nhiệt ổn định, không tiếp xúc trực tiếp với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường. Một tip nhỏ dành cho người bị suyễn phải sống ở vùng lạnh đó chính là không thở bằng miệng. Bởi lẽ, khi hít thở bằng mũi, không khí sẽ ấm hơn khi đến phổi. Ngược lại, thở bằng miệng, không khí hít vào phổi sẽ lạnh hơn, dễ kích phát những cơn hen suyễn hơn.
-
Cảm xúc tiêu cực
Những cảm xúc tiêu cực, cực độ như lo âu, sợ hãi, hay phẫn nộ có thể là gây ra stress, từ đó dẫn đến sự thay đổi nhịp tim, nhịp thở. Việc thở gấp, hụt hơi có thể khiến khí quản co thắt và cuối cùng là kích phát những cơn hen suyễn. Người bị hen suyễn có cảm xúc dễ thay đổi hãy tập kiểm soát, ổn định cảm xúc của bản thân bằng những bài tập, mẹo phù hợp với bản thân và dễ dàng tìm thấy trên mạng, hay có thể tập thiền từ 10 đến 15 phút mỗi ngày vào thời gian rảnh.
-
Thú nuôi
Nếu bạn là một người yêu động vật, chắc hẳn bạn phải dành khá nhiều thời gian để "vật lộn" với căn bệnh hen suyễn của mình. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bệnh nhân hen suyễn tiếp xúc với chó, mèo là không an toàn. Vì những sợi lông mỏng, nước bọt hay mảnh da chết từ chó mèo có thể là tác nhân làm bùng phát cơn suyễn. Chính vì thế, dù bạn rất yêu động vật, nhưng nếu bạn có bệnh hen suyễn khá nặng hãy tránh làm tình trạng của bản thân tệ hơn bằng cách giữ khoảng cách và hạn chế tiếp xúc với thú nuôi, nhất là những loài rụng lông nhiều.
-
Tập thể dục không phù hợp
Ngay cả việc tập thể dục cũng có thể là tác nhân dẫn đến cơn hen suyễn tái phát nếu bệnh nhân tập luyện không phù hợp. Việc tập những bài quá nặng và kéo dài quá sức, hoặc gắng sức quá mức là những nguyên nhân dẫn đến những cơn suyễn ác mộng. Khí quản sẽ bắt đầu co hẹp dần sau 20 phút sau khi bắt đầu tập, khiến việc hít thở trở nên khó khăn.
Bên cạnh đó, thông thường, khi chúng ta hít thở không khí thường được làm ẩm và trở nên ấm hơn nhờ đi qua khoang mũi. Song, khi tập thể dục, con người thường có xu hướng hít vào bằng miệng, từ đó khiến không khí hít vào lạnh hơn cũng như khô hơn. Đối với những trường hợp hen suyễn do tập thể dục, những cơ bao quanh khí quản rất nhạy cảm với sự thay đổi về nhiệt độ cũng như độ ẩm. Chúng sẽ phản ứng lại bằng cách co thắt lại, làm hẹp khí quản, từ đó làm bộc phát những triệu chứng của hen suyễn.
-
Dị ứng thức ăn
Một số thực phẩm gây dị ứng thường gặp nhất bao gồm: trứng, thực phẩm chế biến từ sữa bò, đậu phộng, đậu nành, cá, tôm,... Ngoài ra, các chất bảo quản thức ăn như sodium bisulfite, potassium bisulfite, sodium metabisulfite, potassium metabisulfite và sodium sulfite cũng có thể dẫn đến tái phát hen suyễn. Vì vậy, hãy cẩn trọng với những thực phẩm quanh bạn cũng như hạn chế tối đa những thực phẩm mà bạn dễ bị dị ứng.
-
Ăn uống đủ chất và tránh mất nước
Không riêng gì những người bị bệnh hen suyễn mà một chế độ ăn uống đủ chất và uống nước đầy đủ là cần thiết cho tất cả mọi người. Đặc biệt người bị hen suyễn nên chọn các món ăn theo chế độ dinh dưỡng đã được bác sĩ hướng dẫn, tránh các thực phẩm gây dị ứng và làm khởi phát cơn hen. Bù đủ nước hàng ngày, uống 6-8 ly nước ấm hàng ngày, người lớn tuổi cần uống nhiều lần trong ngày. Không uống cà phê hay rượu vì dễ làm mất nước cơ thể. Đủ nước để luôn làm ẩm đường thở và long đờm dễ hơn.
-
Theo dõi sát các triệu chứng hen suyễn
Nếu có các triệu chứng cảnh báo nguy cơ khó thở, cần tự xử trí ngay trong giai đoạn sớm theo hướng dẫn của bác sĩ đã tư vấn trước đó. Ví dụ: sử dụng bơm xịt giãn phế quản với liều lượng hướng dẫn. Tự nhận biết các triệu chứng nặng để gọi ngay bác sĩ và nhập viện khi cần.