Khoa Ngữ văn Nga trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Tp HCM
Sau ngày đất nước thống nhất, tiếng Nga nhanh chóng được đưa vào giảng dạy và học tập ở phía Nam. Năm học 1978-1979, khóa đào tạo chuyên ngữ tiếng Nga đầu tiên đã được khai giảng tại trường Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh trong Khoa Ngoại ngữ. Năm 1988, sau khi tách ra khỏi Khoa Ngoại ngữ, khoa được gọi là Khoa Tiếng Nga. Đến năm 1996, Khoa đổi tên thành Khoa Ngữ văn Nga cho đến ngày nay. Những sinh viên đầu tiên của Khoa từ nhiều tỉnh, thành phía Nam, đặc biệt với số lượng đông đảo tại trung tâm Sài Gòn, đã háo hức và say mê lao vào học tiếng nói của Lênin, của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, tiếng nói của Pushkin, Tolstoi, Dostoevski…, của dân tộc Nga hiền hòa, trung thực.
Ưu điểm khi học tiếng Nga tại Khoa Ngữ văn Nga:
- Kiến thức
- Sinh viên được trang bị kiến thức tổng quát về các nhóm ngành khoa học nhân văn và xã hội; có khả năng vận dụng kiến thức khoa học cơ bản trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống; có hiểu biết về các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và môi trường của Việt Nam và thế giới.
- Sinh viên có kiến thức nền tảng cơ bản và chuyên sâu về tiếng Nga, kiến thức nền tảng về văn hóa, văn học, xã hội, lịch sử - địa lý của nước Nga, kiến thức chuyên ngành về dịch thuật tiếng Nga, tiếng Nga thương mại và du lịch...
- Sinh viên nắm vững kiến thức thực hành, có khả năng vận dụng các kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp ở mức độ tương đối thành thạo và sử dụng linh hoạt, hiệu quả kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Nga cho các mục đích xã hội, học thuật và nghề nghiệp tương ứng với trình độ B2 theo Khung tham chiếu châu Âu.
- Kỹ năng
- Sử dụng hiệu quả các kiến thức có được, đặc biệt là kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa Nga - Việt...
- Có kỹ năng giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói (trao đổi, thuyết trình).
- Có kỹ năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến công việc và sử dụng hiệu quả các thông tin thu được.
- Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả.
- Có kỹ năng giải quyết và xử lý vấn đề, kỹ năng nhận xét và phản biện.
- Có năng lực phát triển nghề nghiệp, có khả năng tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện nhằm nâng cao năng lực bản thân, chất lượng, hiệu quả công việc.
- Sử dụng thành thạo các công cụ tin học, thư viện, Internet để tìm tòi và tổng hợp thông tin hiệu quả, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, dịch thuật.
- Phẩm chất đạo đức
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có lòng tự tôn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam.
- Có tinh thần trách nhiệm, trung thực trong học tập, nghiên cứu và làm việc.
- Thể hiện trình độ văn hóa, tiếp thu có lựa chọn các kiến thức và kinh nghiệm trong công việc.
- Có khả năng thích ứng với hoàn cảnh, điều kiện và môi trường làm việc.
- Năng động, nhạy bén, chăm chỉ, nhiệt tình và say mê trong công việc.
- Có ý thức tự học, cầu tiến, không ngừng trau dồi kiến thức, năng lực.
Trình độ ngoại ngữ:
- Sử dụng thông thạo tiếng Nga trong các tình huống giao tiếp khác nhau.
- Giao tiếp và sở hữu chứng chỉ ngoại ngữ thứ hai (không phải tiếng mẹ đẻ) tương đương trình độ B1.2 trở lên.
Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp: sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận những vị trí công tác sau:
- Biên dịch viên/Phiên dịch viên/Biên tập viên: có khả năng biên dịch các văn bản viết hoặc phiên dịch các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương; biên tập các xuất bản phẩm tiếng Nga.
- Thư ký văn phòng/Trợ lý đối ngoại/Hướng dẫn viên du lịch: có khả năng phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tham gia đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng kinh doanh, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, tổ chức tour du lịch...
- Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có thể theo học và lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để tham gia giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ, hoặc có khả năng nghiên cứu và học tiếp các chương trình sau đại học phù hợp.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: C.301, 10-12 Đ. Đinh Tiên Hoàng, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0283 8293 828
Website: hhcmussh.edu.vn
Fanpage: facebook.com/ussh.vnuhcm