Ghi nhớ hệ thống
Việc nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn hay tất cả các sự kiện lịch sử quả thật không hề đơn giản chút nào. Hãy tham khảo cách ghi nhớ hệ thống sau đây:
Ghi thành dàn bài:
Việc đầu tiên, bạn nên đọc trước bài của môn mà bạn đang học từ 1 đến 3 lần đến khi bạn hiểu được yêu cầu của bài.
Sau đó, bạn hãy tóm tắt thành dàn bài gồm nhiều mục nhỏ 1, 2, 3; trong các mục nhỏ bạn lại chia thành các mục nhỏ hơn nữa a, b, c... Bạn nhớ đặt tiêu đề cho các mục nhỏ đó.
Nhẩm trong óc:
Bạn hãy thực hiện nhẩm trong óc 3 lần bài bạn học bằng cách:
Lần đầu tiên, bạn hãy nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn hãy dừng lại rồi lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ làm như thế cho đến hết bài và lưu ý đừng quên phần quan trọng đáng ghi nhớ, không được bỏ sót một chi tiết nào cả.
Lần thứ hai, bạn đã nắm được cơ bản bài qua lần nhẩm đầu tiên rồi nên bạn có thể hệ thống được toàn bài dễ dàng hơn. Lần này nếu bạn quên chi tiết nào, bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó rồi học lại cho nhuần nhuyễn.
Lần thứ ba, bạn có thể hệ thống lại bài một cách dễ dàng và bạn đặt những câu hỏi rồi tự trả lời trong đầu câu hỏi ấy. Nếu bạn thấy mình trả lời chưa được thì bạn nên mở dàn bài ra xem lại.
Ghi ra giấy:
Những định lý, định đề hay công thức bạn nên ghi lại, tóm tắt những phần quan trọng sao cho khi bạn nhìn thấy bạn có thể hiểu bài mà không cần mở sách. Bạn không nên ghi rườm rà, dư thừa, khiến bạn mất thời gian vô ích mà lại phí sức.
Nói tóm lại, bạn nên tổng hợp các phương pháp (lập dàn bài, nhẩm nhớ, ghi chép) sao cho thuận lợi nhất để bạn đọc bài mau thuộc. Đó mới là điều quan trọng nhất.
Ghi thành dàn bài:
Việc đầu tiên, bạn nên đọc trước bài của môn mà bạn đang học từ 1 đến 3 lần đến khi bạn hiểu được yêu cầu của bài.
Sau đó, bạn hãy tóm tắt thành dàn bài gồm nhiều mục nhỏ 1, 2, 3; trong các mục nhỏ bạn lại chia thành các mục nhỏ hơn nữa a, b, c... Bạn nhớ đặt tiêu đề cho các mục nhỏ đó.
Nhẩm trong óc:
Bạn hãy thực hiện nhẩm trong óc 3 lần bài bạn học bằng cách:
Lần đầu tiên, bạn hãy nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn hãy dừng lại rồi lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ làm như thế cho đến hết bài và lưu ý đừng quên phần quan trọng đáng ghi nhớ, không được bỏ sót một chi tiết nào cả.
Lần thứ hai, bạn đã nắm được cơ bản bài qua lần nhẩm đầu tiên rồi nên bạn có thể hệ thống được toàn bài dễ dàng hơn. Lần này nếu bạn quên chi tiết nào, bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó rồi học lại cho nhuần nhuyễn.
Lần thứ ba, bạn có thể hệ thống lại bài một cách dễ dàng và bạn đặt những câu hỏi rồi tự trả lời trong đầu câu hỏi ấy. Nếu bạn thấy mình trả lời chưa được thì bạn nên mở dàn bài ra xem lại.
Ghi ra giấy:
Những định lý, định đề hay công thức bạn nên ghi lại, tóm tắt những phần quan trọng sao cho khi bạn nhìn thấy bạn có thể hiểu bài mà không cần mở sách. Bạn không nên ghi rườm rà, dư thừa, khiến bạn mất thời gian vô ích mà lại phí sức.
Nói tóm lại, bạn nên tổng hợp các phương pháp (lập dàn bài, nhẩm nhớ, ghi chép) sao cho thuận lợi nhất để bạn đọc bài mau thuộc. Đó mới là điều quan trọng nhất.