Lý Thường Kiệt
Lý Thường Kiệt là bậc đại danh tướng, là linh hồn của những chiến công lớn nhất lịch sử nước nhà trong thế kỷ thứ XI. Tên tuổi danh tướng Lý Thường Kiệt gắn với chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai của quân dân Đại Việt và bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
Lý Thường Kiệt (1019-1105) tên thật Ngô Tuấn, tự Thường Kiệt. Ông sinh ra trong gia đình danh tướng, cha là Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ. Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Lý Thường Kiệt là hậu duệ của Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập - con trưởng của Ngô Quyền.
Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Lý Thường Kiệt có công giữ yên biên giới, mở mang bờ cõi cho nước Đại Việt. Lý Thường Kiệt là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đem quân sang Bắc phạt. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077, Lý Thường Kiệt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ông trực tiếp tổ chức và lãnh đạo quân dân chống lại giặc ngoại xâm. Trong cuộc kháng chiến này, ông bộc lộ rõ tài năng quân sự xuất chúng. Năm 1075, nghe tin nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt bèn tâu với vua Lý Nhân Tông: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước, chặn thế mạnh của giặc”.
Đến tháng 3/1076, quân nhà Lý triệt hạ ba căn cứ lớn của quân Tống là Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu, thực hiện kế hoạch phá hủy quân lương, buộc nhà Tống phải hoãn kế hoạch tiến đánh nước ta. Lý Thường Kiệt chủ trương kết hợp hai cách đánh tiến công và phòng thủ nên sau thắng lợi ban đầu, ông ra lệnh rút quân về nước, xây dựng các lớp phòng ngự, sẵn sàng nghênh địch. Lý Thường Kiệt quyết định dựa vào sông núi, các đèo hiểm trở, các sông rộng và sâu để xây dựng tuyến phòng thủ trên đường bộ lẫn đường thủy. Trong đó, phòng thủ sông Như Nguyệt là tuyến chủ lực. Các trận đánh ở đây cũng mang lại thắng lợi toàn cục cho quân dân Đại Việt.
Tương truyền, trong trận Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt soạn thảo Nam Quốc sơn hà rồi sai người đọc nó vào mỗi đêm. Lời lẽ đanh thép của bài thơ khiến tinh thần quân Tống càng thêm hoảng loạn, nhanh chóng rệu rã. Sau này, Nam Quốc sơn hà được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
Non sông sạch bóng quân thù. Lúc này vua mới 12 tuổi. Lý Thường Kiệt lại tiếp tục gánh trách nhiệm lớn của triều đình trong công cuộc xây dựng đất nước, chăm lo đời sống nhân dân. Ông đã cho tu bổ đê điều, đường sá, đình chùa hư hỏng trong chiến tranh và tiến hành nhiều biện pháp nhằm cải tổ bộ máy hành chính trong toàn quốc.
Năm 1082, ông thôi chức Tể tướng và được cử về trị nhậm trấn Thanh Hóa. Làm việc ở đây suốt 19 năm trời, đến năm 1101 thì vua Lý Nhân Tông lại mời ông trở lại về triều giữ lại chức Tể tướng. Lúc này ông đã 82 tuổi. Già rồi, nhưng ông vẫn tình nguyện cầm quân đi đánh giặc Lý Giác ở Diễn Châu (năm 1103), dẹp giặc Chiêm Thành quấy nhiễu ở Bố Chính (năm 1104). Ông còn tổ chức lại quân đội, duyệt đổi lại các đơn vị từ cấm binh đến dân quân.
Tháng 6 năm Ất Dậu (1105), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 86 tuổi. Lý Nhân Tông ban cho ông chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, thực ấp một vạn hộ, cho người em là Lý Thường Hiến được kế phong tước hầu.
Lý Thường Kiệt (1019-1105) tên thật Ngô Tuấn, tự Thường Kiệt. Ông sinh ra trong gia đình danh tướng, cha là Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ. Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Lý Thường Kiệt là hậu duệ của Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập - con trưởng của Ngô Quyền.
Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Lý Thường Kiệt có công giữ yên biên giới, mở mang bờ cõi cho nước Đại Việt. Lý Thường Kiệt là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam đem quân sang Bắc phạt. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1075-1077, Lý Thường Kiệt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ông trực tiếp tổ chức và lãnh đạo quân dân chống lại giặc ngoại xâm. Trong cuộc kháng chiến này, ông bộc lộ rõ tài năng quân sự xuất chúng. Năm 1075, nghe tin nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt bèn tâu với vua Lý Nhân Tông: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước, chặn thế mạnh của giặc”.
Đến tháng 3/1076, quân nhà Lý triệt hạ ba căn cứ lớn của quân Tống là Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu, thực hiện kế hoạch phá hủy quân lương, buộc nhà Tống phải hoãn kế hoạch tiến đánh nước ta. Lý Thường Kiệt chủ trương kết hợp hai cách đánh tiến công và phòng thủ nên sau thắng lợi ban đầu, ông ra lệnh rút quân về nước, xây dựng các lớp phòng ngự, sẵn sàng nghênh địch. Lý Thường Kiệt quyết định dựa vào sông núi, các đèo hiểm trở, các sông rộng và sâu để xây dựng tuyến phòng thủ trên đường bộ lẫn đường thủy. Trong đó, phòng thủ sông Như Nguyệt là tuyến chủ lực. Các trận đánh ở đây cũng mang lại thắng lợi toàn cục cho quân dân Đại Việt.
Tương truyền, trong trận Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt soạn thảo Nam Quốc sơn hà rồi sai người đọc nó vào mỗi đêm. Lời lẽ đanh thép của bài thơ khiến tinh thần quân Tống càng thêm hoảng loạn, nhanh chóng rệu rã. Sau này, Nam Quốc sơn hà được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
Non sông sạch bóng quân thù. Lúc này vua mới 12 tuổi. Lý Thường Kiệt lại tiếp tục gánh trách nhiệm lớn của triều đình trong công cuộc xây dựng đất nước, chăm lo đời sống nhân dân. Ông đã cho tu bổ đê điều, đường sá, đình chùa hư hỏng trong chiến tranh và tiến hành nhiều biện pháp nhằm cải tổ bộ máy hành chính trong toàn quốc.
Năm 1082, ông thôi chức Tể tướng và được cử về trị nhậm trấn Thanh Hóa. Làm việc ở đây suốt 19 năm trời, đến năm 1101 thì vua Lý Nhân Tông lại mời ông trở lại về triều giữ lại chức Tể tướng. Lúc này ông đã 82 tuổi. Già rồi, nhưng ông vẫn tình nguyện cầm quân đi đánh giặc Lý Giác ở Diễn Châu (năm 1103), dẹp giặc Chiêm Thành quấy nhiễu ở Bố Chính (năm 1104). Ông còn tổ chức lại quân đội, duyệt đổi lại các đơn vị từ cấm binh đến dân quân.
Tháng 6 năm Ất Dậu (1105), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, thọ 86 tuổi. Lý Nhân Tông ban cho ông chức Nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, tước Việt quốc công, thực ấp một vạn hộ, cho người em là Lý Thường Hiến được kế phong tước hầu.