Top 10 Điều thú vị về loài gián có thể bạn chưa biết
Khi nhắc đến gián, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến loài vật bé nhỏ màu nâu và nếu không dùng bình xịt diệt côn trùng, việc đuổi theo nó sẽ rất vất vả. Nhưng đó vẫn ... xem thêm...chưa phải là tất cả. Loài gián phi thường hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Dưới đây, Toplist xin được chia sẻ với các bạn một vài thông tin thú vị về loài gián nhé!
-
Nhịn thở tới 40 phút
Người giữ kỉ lục nín thở là Tom Sietas cũng chỉ chịu được 22 phút 22 giây, vậy mà một con gián bé nhỏ lại có thể nín thở đến 40 phút. Bạn có tin không khi chúng sống nhăn nhở cả tháng mà không cần ăn, hay nín thở được trong vòng 40 phút dưới nước mà chẳng "xi nhê" gì. Điều này thật quá kì diệu. Và có lẽ những vận động viên bơi lội cũng sẽ ước mình có được khả năng phi thường đó của loài Gián. Chỉ điều đầu tiên này thôi chắc hẳn cũng đã khiến bạn thấy rằng gián quả thật không phải "dạng vừa" phải không nào? Đặc biệt là gián có khi sống mà không cần đầu. Chúng thở bằng các lỗ nhỏ trong phân khúc của cơ thể mà không cần sự hô hấp qua lỗ mũi. Thật khó tin đúng không nào.
Người mất đầu sẽ đi gặp Thần Chết nhưng gián mất đầu vẫn sống nhăn răng tới 30 ngày cơ. Lý do là bởi gián không chỉ có một não bộ mà sở hữu các hạch thần kinh phân bố khắp cơ thể giúp phản ứng cực nhanh nhạy trước kẻ thù và vẫn "hít vào thở ra" duy trì sự sống bình thường. Truyền thuyết về sức sống mãnh liệt của loài gián trong bầu không khí đầy phóng xạ bắt nguồn từ vụ việc Hoa Kỳ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản năm 1945. Các báo cáo khoa học ghi nhận được gián - loài côn trùng đã xuất hiện cách đây hàng trăm triệu năm là những sinh vật duy nhất còn sót lại trong đống đổ nát của hai thành phố. Vậy điều gì đã tiếp sức mạnh cho loài gián? Lý do là bởi gián có cấu tạo cơ thể đơn giản và có chu kỳ phát triển tế bào chậm hơn con người. Các tế bào nhạy cảm với bức xạ của chúng chỉ phân chia một lần/tuần, mỗi lần kéo dài đến 48 tiếng đồng hồ. Do vậy, cơ hội để các tia bức xạ tấn công tiêu diệt các tế bào là rất thấp.
-
Kích thước
Một con Gián có kích thước chỉ nhỏ bằng ngón tay cái, vậy mà chúng đã trở thành nổi sợ hãi của không ít người. Vậy, nếu kích thước của nó gấp nhiều lần, chiều dài lên đến 0,5m thì sẽ thế nào? Nghe có vẻ hoang đường nhưng đó chính là kích thước của những con Gián thời tiền sử, sống cùng thời kì với Khủng Long. Ngày nay, tuy không thể vươn tới được chiều dài 50cm đó nhưng Gián nhiệt đới thậm chí vẫn có thể phát triển được tới 18cm. Những con gián thời tiền sử là động vật săn mồi vào ban đêm và có hình dáng hơi giống bọ ngựa. Mẫu vật gián thời tiền sử Manipulator modificaputis có niên đại 100 triệu năm tuổi, được tìm thấy trong miếng hổ phách trong suốt tại khu mỏ ở Noije Bum, Myanmar.
Peter Vršanský, chuyên gia Viện địa chất ở Bratislava, Slovakia cho biết mẫu vật gián có nguồn gốc từ Kỷ Phấn trắng sớm. Theo Nature World News, đây là một họ gián săn mồi vào ban đêm nay đã tuyệt chủng, có hình dạng không khác nhiều so với bọ ngựa ngày nay. Gián ngày nay không thể xoay đầu dễ dàng, mà chỉ có thể hạ thấp phần đầu bẹt theo chiều thẳng đứng khi ăn. Trong khi đó, những con gián tiền sử có một chiếc cổ dài, cho phép chúng tự do xoay đầu. Chúng cũng có chân dài và mảnh khảnh, giống như nhiều loài côn trùng săn mồi hiện nay. Theo bài báo công bố trên tạp chí Geologica Carpathica, mẫu vật gián là một con côn trùng ăn thịt, có thể đuổi bắt con mồi vào ban đêm. Điều này trái ngược với gián ngày nay, bởi chúng chỉ ăn thực phẩm, sách cũ và các đồ phân hủy khác.
-
Không đầu vẫn có thể sống
Đọc đến thông tin này, có lẽ các bạn đã không còn xem thường lũ gián nữa rồi bởi chúng đích thị là "siêu nhân" khi chẳng cần đầu để sống. Khi mất đầu, nó vẫn có thể sống thêm được vài tuần sau đó và chúng chết đi không phải bị mất đầu mà bởi không thể đưa được thức ăn và nước vào bụng. Sở dĩ, chúng phi thường đến vậy là vì gián thở qua các lỗ trên khắp cơ thể, máu của chúng cũng không làm nhiệm vụ tuần hoàn Oxy. Trong cơ thể chúng, không tồn tại các mạch áp suất cao bơm máu đi khắp nơi, chất dịch mang sự sống chỉ đơn giản nằm yên như một khối thống nhất. Vậy nên khi bị đứt đầu, thì máu không thể trào ra, tuy nhiên chúng lại mất khả năng tìm kiếm thức ăn, một việc làm được thực hiện dựa trên sự phối hợp của não và râu. Nhà sinh lý học và hoá sinh học Joseph Kunkel, từ Đại học Amherst, Massachusetts (Mỹ), đã nghiên cứu sự phát triển của gián để tìm ra nguyên nhân sống sót của gián khi mất đầu, và tìm hiểu tại sao con người không thể làm điều đó.
Ngoài những yếu tố trên, gián còn là một sinh vật máu lạnh, nghĩa là chúng cần ít máu hơn nhiều so với hoạt động sống của con người. "Một con côn trùng có thể sống sót trong hằng tuần với một bữa ăn mà chúng có", Kunkel nói. Nhà côn trùng học Christopher Tipping tại Đại học Delaware Valley ở Doylestown đã thí nghiệm cắt đầu hai con gián châu Mỹ, "rất cẩn thận dưới kính hiển vi" và làm lành vết thương bằng sáp, ngăn cho chúng khỏi chết vì mất dịch. Kết quả là hai con vật kéo dài tuổi thọ thêm vài tuần trong một cái bình. "Chúng đứng vững, sờ vào nhau và di chuyển". Không chỉ cơ thể của chúng sống sót mà không cần đầu, bản thân cái đầu gián cũng sống sót, vẫy râu vài giờ trước khi mất hết nước. Nếu được tiếp dinh dưỡng và làm lạnh, nó có thể sống lâu hơn.
-
Gián là loài đồng trinh
Nghiên cứu mới phát hiện sự thật gây sốc đối với những người ghét loài gián, theo đó gián cái có thể đẻ trứng mà không cần tiếp xúc với gián đực trong nhiều năm liền. Có thể thấy gián cái thật sự rất "độc lập" khi chẳng cần có gián đực mà vẫn có khả năng sinh sản. Loài gián rất "mắn đẻ", chúng đẻ từ 40-60 con trong một chu kỳ sinh sản. Và chỉ cần giao phối một lần là chúng có thể mang thai cả đời, đẻ tới hơn 300 gián con. Đó là một trong những lý do giải thích cho câu hỏi vì sao gián sống cùng thời kỳ Khủng Long mà khi thiên thạch trên trời rơi xuống, Khủng Long bị tuyệt chủng, gián vẫn "nhởn nhơ" đến tận bây giờ. Không giống như gián đực sẽ choảng nhau giành địa bàn nếu bị nhốt chung, các cá thể gián cái lại co cụm với nhau và sống chung một cách hài hòa theo chu kỳ sinh sản, tạo ra nhiều hậu duệ hơn hẳn so với trường hợp chúng sống đơn độc.
Giới chuyên gia cho rằng hành vi này là ví dụ nguyên sơ nhất cho năng lực hợp tác ở giống cái. Theo quan sát của các chuyên gia Nhật Bản, con cái của dòng gián Mỹ có thể đẻ trứng bằng hình thức trinh sản. Hậu duệ ra đời từ một trứng duy nhất nên lúc nào cũng là gián cái, nhưng chúng vẫn sống sót và có thể tiếp tục đẻ thêm những con gián cái khác. Như các loài chân đốt, gián chỉ áp dụng hình thức duy trì nòi giống trên trong trường hợp đàn không có con đực, vì gián con chào đời bằng cách trinh sản có tỷ lệ sống sót thấp hơn những con sinh ra qua hoạt động giao phối thông thường. Báo cáo trên chuyên san Zoological Letters cũng phát hiện gián trinh sản có thể đẻ trứng trung bình sau 13,4 ngày. Tuy nhiên, nếu chúng được nhốt chung với nhau thành một cộng đồng, thời gian đẻ trứng được rút ngắn lại còn khoảng 10 ngày. Điều này cho thấy, dù gián cái không cần phải có gián đực để duy trì nòi giống, chúng vẫn thích có đôi có cặp.
-
Gián và căn bệnh hen suyễn.
Tuy có nhiều khả năng siêu phàm đến như vậy, nhưng gián lại mang trong mình căn bệnh hen suyễn. Nếu con người, đặc biệt là trẻ em với hệ miễn dịch còn kém hít phải mảnh vụn từ các cơ quan bị phân hủy của gián trong không khí và phân, sẽ rất dễ bị mắc bệnh hen suyễn. Vì lý do đó, nên chúng ta tuyệt đối không được diệt gián bằng cách đập bẹp dí chúng, bởi ngay thời điểm chúng ta đập gián thì chính là lúc vi khuẩn trên cơ thể chúng kể cả ký sinh trùng, thậm chí là vi sinh vật sẽ được lan truyền trực tiếp vào không khí. Điều này cực kì nguy hiểm vì không những gây ra dị ứng, bệnh hen suyễn mà có thể dẫn đến ung thư ruột và thương hàn phổi. Loài gián gây hại chính hiện nay là Gián Đức. Trừ Nam Cực ra thì Gián Đức có thể sống được tất cả châu lục, đặc biệt xuất hiện nhiều ở nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, nhà dưỡng lão, cơ sở chế biến thực phẩm, ….
Nhiều nghiên cứu đã được chứng minh cho hay. Nếu tiếp xúc với các chất gây dị ứng của gián đều có liên quan đến bệnh hen suyễn. Một số nghiên cứu tại Mỹ kết luận: tỉ lệ cao số người mắc bệnh suyễn có nhạy cảm với gián, nhất là tại các khu vực đô thị, cho thấy sự ưa thích của loài dịch hại này ngay cả ở Mỹ. Tác hại của gián cần được kiểm soát tốt hơn nếu trong gia đình bạn có trẻ em và người lớn tuổi. Việc để trẻ tiếp xúc với gián có thể gây ra dị ứng da, hen suyễn, hoặc cả bị lan truyền vi khuẩn. Với trẻ bị hen suyễn, gián có thể thành nguyên nhân khiến bệnh trở nặng. Vì thế, nếu có con nhỏ, bạn cần kiểm soát gián thật tốt trong ngôi nhà mình. Với những gia đình có nuôi thú cưng, việc xuất hiện của gián cũng có thể gián tiếp ảnh hưởng sức khoẻ của bạn. Ngoài ra, các vi khuẩn trong cơ thể gián có thể gây hại sức khỏe của những “người bạn bốn chân”.
-
Tinh thần đoàn kết của gián
Không chỉ có con người mới có tinh thần đoàn kết, mà trong cuộc sống còn rất nhiều giống loài động vật, côn trùng khác cũng có tinh thần đoàn kết, trong đó phải kể đến là loài gián bé nhỏ. Dù chỉ là loài côn trùng nhỏ bé nhưng tinh thần đoàn kết của loài gián thật khiến người ta phải nể phục. Có thể nói, gián là loài vật rất đoàn kết, thương yêu đồng đội vì nếu ta bẩy gián bằng một miếng dán có keo dính. Sau khi bò vào đó bị dính và chết, nó sẽ giải phóng một lượng khí Metan để các con gián khác không đi vào vùng đó và bị chết nữa. Gián không thích khí Metan vì nó khá độc. Cũng nói thêm, khí Metan không có mùi nhưng với gián thì lại có. Sự đoàn kết của gián còn được thể hiện qua việc sẻ chia thức ăn cùng đồng đội. Khi tìm được bất cứ gì, gián sẽ để lại manh mối để những con khác có thể theo đó mà tìm đến cùng sẻ chia chiến lợi phẩm.
Và đối với những quyết định lớn như dời nơi ở, một cách nhanh chóng và hiệu quả, tất cả những "thành viên" trong gia đình nhà gián sẽ cùng nhau tham gia và chọn ra nơi ở tốt nhất mà không phải tranh cãi hay xảy ra bạo động. Quả thật con người ta cần phải học hỏi nhiều điều ở loài gián. Sức sống của gián cực kì mãnh liệt. Như vào thời điểm trái đất diệt vong do thiên thạch hàng triệu năm trước. Các loài sinh vật đều bị tuyệt chủng nhưng loài gián thì vẫn nhởn nhơ như thường. Hay như những thí nghiệm cắt đầu gián và chúng vẫn đi lại và hoạt động đến cả 7 ngày sau. Và đặc biệt hơn là chúng dễ dàng sống sót nếu có bom hạt nhân nổ. Quá là kinh khủng phải không nào.
-
Gián và khả năng làm dẹt cơ thể.
Gián thuộc loài côn trùng phổ biến nhất. Căn cứ vào những hóa thạch để lại thì gián được biết đến là đã có mặt trên trái đất trên 300 triệu năm. Kích thước của chúng rất đa dạng, một số loài có thể dài tới vài cm. Một số nhà sinh vật học coi loài côn trùng này là một trong những nhóm côn trùng phát triển nhất trên hành tinh. Gián là một trong những nhóm côn trùng dễ thích nghi và phát triển nhất. Với cấu tạo cơ thể đặc biệt, gián có thể làm dẹt cơ thể của mình để chui qua những khe hở nhỏ như khe hở giữa tấm sàn và tường. Chúng thường hoạt động vào ban đêm để đi tìm nguồn thức ăn và giao phối. Vậy nên nếu bạn dùng lồng bàn để đậy thức ăn thì hãy đảm bảo rằng cái lồng bàn đó không bị mất chiếc nan nào và cũng không có bất kì khe hở nào nếu không muốn chính tay bạn chiêu đãi một bữa "Party" hoành tráng cho lũ gián nhà bạn đêm đó.
Gián có khả năng chịu lực rất tốt nhờ vào lớp vỏ cứng cáp và chiếc bụng đầy hơi. Khi có lực tác động bên ngoài, hoặc có nhu cầu di chuyển qua những nơi chật hẹp gián sẽ nhả hết không khí trong bụng để cơ thể nén lại, dẹt cơ thể đến mức tối đa. Thật không thể tưởng tượng nổi, rốt cuộc tại sao chúng có thể làm được như thế? Nhà sinh vật học California, Bobert Full hợp tác với Kaushik Jayaram làm thực nghiệm để cho con gián vào khe hẹp, dùng máy ảnh tốc độ cao ghi lại toàn bộ quá trình và cuối cùng đã tìm ra bí mật của nó. Khoảng cách giữa hai khe hở khoảng 1,27 cm, con gián có thể tự do đi lại; khe hở hẹp 0,6 cm con gián còn có thể chạy nhanh về phía trước; làm khe hở chỉ còn 0,25 cm chúng sẽ bị ép mình, gượng ép chui qua.
-
Sống có ích
Đa số mọi người đều nghĩ rằng gián là loại côn trùng có hại và tìm mọi cách để tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, loài vật hôi hám, xấu xí này lại lại có những lợi ích không nhỏ đối với hệ sinh thái trên trái đất. Về mặt cân bằng hệ sinh thái, ít người biết những lợi ích của loài gián. Gián rất có ích cho hệ sinh thái. Theo giáo sư Srini Kambhampati, trưởng khoa Sinh học của Đại học Texas, Mỹ thì phần lớn gián ăn những chất hữu cơ đang bị phân hủy, những thứ chứa nhiều chất Nitơ. Sau đó chúng giải phóng Nitơ qua phân. Nitơ xâm nhập vào đất và cây lấy chúng để phục vụ cho quá trình sinh trưởng. Nói cách khác, sự tuyệt chủng của gián có thể gây nên thảm họa lớn đối với các khu rừng và những sinh vật phụ thuộc vào rừng, bao gồm cả con người. Vậy nên, gián không hoàn toàn gây hại đâu nhé!
Tuy gián là loại côn trùng không được con người chào đón trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng về mặt cân bằng hệ sinh thái chúng lại có những lợi ích tích cực. Khi các chất này ngấm vào đất sẽ mang nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sự phát triển của cây cối. Nhờ đó tạo nên những khu rừng tồn tại từ ngàn năm nay. Những cánh rừng đó lại là nguồn sống và bảo vệ cuộc sống của con người. Gián còn là thức ăn của sinh vật khác trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái như chim, chuột. Nếu loài gián biến mất thì chuỗi thức ăn cũng bị phá vỡ, ảnh hưởng ít nhiều đến hệ sinh thái. Để có thể tồn tại khỏe mạnh trong những môi trường bẩn thỉu. Và nhiều vi khuẩn độc hại chắc chắn cơ thể chúng chứa những hợp chất siêu kháng sinh. Nhờ đó tiêu diệt được phần lớn các loại virus, vi khuẩn. Gián là một thành phần được dùng trong nhiều phương thức cổ truyền của Trung Quốc hàng ngàn năm qua. Đặc biệt ở các vùng nông thôn thuộc miền nam Trung Quốc, người ta vẫn còn trộn gián với tỏi để trị sốt cho trẻ em hoặc trị đau bao tử.
-
Phàm ăn và ăn tạp
Đừng nghĩ đến việc một ngày kia gián sẽ bị tuyệt chủng, bởi không những có khả năng sinh sản với số lượng lớn chúng còn là loài "dễ nuôi" vì không có gì là chúng không thể ăn. Chúng ăn được hầu hết những thực phẩm của con người. Chúng thích nhất là những món bánh mì, sữa, đường, bơ, socola,... Khi không có thức ăn ngon thì chúng có thể ăn bìa sách, tủ đựng đồ đạc và trần nhà có chất bột, thậm chí cả đế giày, tấm lót giày, xác lột và xác chết của chúng, máu tươi, máu khô, phân… Thậm chí, chúng có thể ăn thịt lẫn nhau. Chính vì xu hướng thích ăn chất thải của con người nên gián trở thành nguồn truyền mầm bệnh cực kỳ nguy hiểm. Một số loài gián nhiệt đới sống bằng cách ăn thực vật. Tuy nhiên những loài gián sống trong nhà lại ăn các xác thối rữa và ăn rất nhiều loại thức ăn.
Gián là loài côn trùng thuộc loại phàm ăn và ăn tạp và tệ hại hơn nữa là nhấm luôn cả móng chân, móng tay của trẻ em, người ốm, người lớn đang ngủ ngon giấc... Chúng ăn được tất cả mọi thứ từ thực phẩm các loại, đến quần áo, sách vở... phần còn lại trong các chai lọ đã rót hết, cũng đủ cho chúng. Bia (có cồn) còn lại trong vỏ lon, chúng cũng "nhậu" không chê. Nếu ở môi trường thiếu ăn, gián vẫn có thể sống được 2 - 3 tháng. Từ lâu, y học đã tuyên án con gián là loại côn trùng có thể mang một số mầm bệnh nguy hiểm. Gián sống ở nơi hôi hám bẩn thỉu, khi chúng bò vào thức ăn, chúng rải các mầm bệnh vào đó làm cho thức ăn bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Đặc điểm loài gián là vừa ăn vừa bài tiết phân rải rác khắp nơi, có mùi hôi đặc biệt khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà chúng bò qua.
-
Văn minh hơn
Thật xấu hổ khi con người chúng ta đôi khi còn kém văn minh hơn loài Gián. Bởi chúng chỉ tôn thờ chế độ "một vợ một chồng, gia đình hạnh phúc". Gián vô cùng chung thủy, chỉ cần kết đôi một lần trong đời là chúng sẽ không hề "tư tưởng" đến "người thứ ba" cho đến lúc chết. Vậy nên sau khi biết được thông tin thú vị này, bạn hoàn toàn có thể dùng điều này để nhỏ nhẹ với người yêu của mình mỗi khi anh ta lăng nhăng rằng: "Đến một con gián cũng phải khinh thường anh!". Đặc biệt là loài gián Đức (Blattella Germanica) chúng có cuộc sống thân thiện, văn minh hơn và gần con người hơn. Gián Đức sinh hoạt theo bầy, thích những nơi tối tăm ẩm thấp, đặc biệt là trong bếp, hay bàn, tủ gỗ, dưới kệ hàng hoặc bao tải…
Gián không may mắn như những loài sinh vật khác, khi mà chúng bị con người coi là loài sinh vật đáng ghét nhất thế giới. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi là đã dọn nhà rất sạch nhưng chúng lại xuất hiện trong nhà mình chưa? Gián Đức rất gần gũi với con người, chúng bị kích thích bởi thịt, bánh mì, trứng và chất béo. Ở nước ta, Gián Đức khá phổ biến khi được sống trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm. Nơi trú ngụ của chúng thường là những khu vực chứa nhiều hàng hóa, hốc rãnh như kho hàng, tiệm tạp hóa, siêu thị... Chúng sinh hoạt theo bầy và con gián cái có thể tự sinh sản vô tính – tức mang thai mà không cần có con đực. Điểm khác biệt giữa quần thể gián đực và gián cái là nếu 15 con gián đực cùng sinh sống trong khu vực, chúng sẽ đánh nhau đến…chết. Ngược lại, 15 con gián cái này sẽ tập hợp lại và hỗ trợ sinh sản nhau, giúp tạo ra số trứng nhiều hơn khi ở một mình.