Ngựa vằn
Ngựa vằn tiến hóa từ những con ngựa của Cựu Thế giới trong khoảng 4 triệu năm trước. Có gợi ý rằng ngựa vằn là loài đa ngành và các sọc ngựa đã tiến hóa nhiều hơn một lần. Các sọc to được thừa nhận sử dụng ít đối với loài ngựa sống ở mật độ thấp trong sa mạc (như lừa và ngựa), hoặc những con sống ở khí hậu lạnh hơn hàng năm với tấm lông xù xì (như một số con ngựa). Tuy nhiên bằng chứng phân tử lại cho rằng ngựa vằn là loài đơn ngành.
Các nhà nghiên cứu sử dụng thiết bị định vị GPS để theo dõi dấu tích di cư của tám loài ngựa vằn từ vùng đất Namibia đến Botswana trong vài tháng. Quãng đường di cư của chúng lên đến 500km tại khu vực bảo tồn thiên nhiên hoang dã Serengeti. Đây là chuyến di cư trên cạn lịch sử, dài nhất từ trước đến nay trong thế giới động vật có vú.
Ngoài ra, các nhà sinh vật học vô cùng ngạc nhiên trước xu hướng di cư của loài ngựa vằn, đi trên đường thẳng so với các loài khác có lộ trình quanh co. Đó cũng là lý do vì sao quãng đường di cư của ngựa vằn thường dài hơn so với các loài động vật có vú, hoang dã như linh dương đầu bò, linh dương sừng cong, linh cẩu, voi…
Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra bằng chứng về các tác động tiêu cực của con người đến khu vực sống của các loài động vật hoang dã, như việc xây dựng đường biên giới, đường cao tốc, xe lửa... làm ảnh hưởng quá trình di cư tự nhiên. Điều đó dẫn đến những tác hại nghiêm trọng trong việc tìm kiếm thức ăn, nước uống, đe dọa sự sống còn của các loài động vật hoang dã trước tình trạng khí hậu thay đổi thất thường hiện nay.