Top 13 Đồ gia dụng bạn không nên vứt bỏ bừa bãi
Khi một vật dụng nào đó hỏng hóc hay cũ kỹ, chúng ta thường sẽ vứt đi ngay mà không hề quan tâm đến khả năng phân hủy cũng như những ảnh hưởng của nó đến môi ... xem thêm...trường xung quanh. Rác thải phải trải qua cả một chu trình mà không nhiều người biết (phân chia, tái chế, v.v.). Và không phải đồ vật nào cũng có thể “vứt bỏ” được như vậy. Một số vật dụng phổ biến nhất mà chúng ta sử dụng hàng ngày như pin hay mỹ phẩm cực kỳ độc hại và thực sự có thể gây tác động lớn đến môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Một số thứ khác như tóc hay thức ăn thừa có thể được tái sử dụng mà không nhất thiết phải qua các công đoạn xử lý phức tạp. Trong cả hai trường hợp trên, điều quan trọng là mọi người phải biết các phân loại rác trong thùng và nâng cao nhận thức về khả năng phân hủy của từng loại. Đó là lý do tại sao Toplist đã đưa ra danh sách rác thải sinh hoạt đáng được quan tâm đặc biệt trong bài viết này.
-
Bật lửa
Bật lửa có chứa chất khí được dùng để tạo ra lửa nhờ cơ chế ma sát gây ra tia lửa điện. Nó đã là một vật dụng đặc biệt nguy hiểm nếu vứt ra môi trường, đặc biệt ở những nơi có nhiệt độ cao. Hơn hết, khí bên trong tất cả loại bật lửa đều có hại cho môi trường nên không thể vứt bỏ theo cách thông thường như bao loại rác dễ phân hủy khác.
Chính vì tất cả những lý do đó mà chúng ta không nên vứt bật lửa bừa bãi. Ngoài ra, bạn cũng không nên ném chúng vào thùng chứa các sản phẩm có thể tái chế. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của một tổ chức phi chính phủ hoặc tìm kiếm những địa điểm dành riêng để xử lý loại chất thải này. Và khi bạn đã loại bỏ chiếc bật lửa dùng một lần, bạn có thể cân nhắc việc mua một chiếc có thể sạc lại để giảm tác động xấu đối với môi trường.
-
Mỹ phẩm
Mặc dù hầu hết các bao bì mỹ phẩm được làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, nhưng những gì bên trong có thể không tái chế hay thân thiện với môi trường như bạn nghĩ đâu. Có rất nhiều loại mỹ phẩm có chứa các chất gây hại không chỉ cho sức khỏe của bạn mà còn cho môi trường. Đó là lý do tại sao một số chính phủ ở các quốc gia đã thực hiện các biện pháp để điều chỉnh việc sử dụng một số thành phần phổ biến trong sản xuất kem dưỡng và mỹ phẩm nói chung.
Một lựa chọn tốt là hãy thay thế mỹ phẩm thương hiệu lớn bằng các sản phẩm được làm từ các thành phần tự nhiên mà bạn biết là không nguy hiểm cho da, hoặc thậm chí bạn có thể tự làm một ít tại nhà. Nếu đó không phải là một lựa chọn, ít nhất bạn có thể cố gắng giảm tiêu thụ lượng mỹ phẩm được làm từ các chất độc hại có tác động lớn đến môi trường.
-
Sơn
Nhiều loại sơn thường được bán trên thị trường có chứa các thành phần như chì, chất gây hại cho môi trường. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là tránh vứt bỏ các thùng chứa vẫn còn dấu vết của các loại hóa chất này. Điều tốt nhất nên làm là bạn nên gửi chúng đến các tổ chức chuyên xử lý chất thải độc hại. Hãy cố gắng sử dụng các loại sơn chứa các chất màu tự nhiên không có tác động lớn đến môi trường.
-
Tóc
Mặc dù tóc của con người không gây hại cho môi trường, nhưng nó có thể được sử dụng làm phân trộn trong ngành nông nghiệp vì tóc chứa nitơ và các thành phần khác, khi được giải phóng, có thể có lợi cho cây trồng. Vì vậy, mỗi khi bạn cắt tóc hoặc cạo râu, hãy cân nhắc lợi ích này của tóc trước khi vứt bỏ chúng. Không chỉ vậy, nó còn có thể được sử dụng để làm tóc giả cho những người mắc các chứng bệnh khác nhau.
-
Cây cối
Nếu cây của bạn chết vì một lý do nào đó, thay vì chỉ đơn giản là vứt chúng vào thùng rác, bạn có thể sử dụng chúng làm phân trộn cho khu vườn của mình. Bất kỳ vật liệu phân hủy sinh học nào cũng có thể được làm phân trộn, bao gồm vỏ trái cây và hoa héo, trong số các sản phẩm rác thải sinh hoạt thông thường khác. Việc ủ phân hữu cơ đòi hỏi phải có các vi sinh vật giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy để tạo ra một loại đất thích hợp cho việc trồng trọt, nhưng bạn thực sự có thể làm điều đó ngay tại nhà nếu bạn muốn.
-
Bộ lọc nước
Bộ lọc là cách hoàn hảo để lọc nước cung cấp cho các hộ gia đình. Nhưng sau nhiều lần sử dụng, các bộ lọc không còn lọc được các chất độc hại, đồng nghĩa với việc chúng ta phải thay thế ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cũng phải đảm bảo loại bỏ chúng một cách hợp lý nhất. May mắn thay, nhiều công ty vẫn tiếp nhận các bộ lọc đã qua sử dụng để bạn có thể đổi chúng lấy bộ lọc mới. Điều này sẽ tránh gây ô nhiễm môi trường.
-
Cà phê viên nén
Vấn đề với viên nén cà phê, tùy thuộc vào vật liệu được sử dụng để làm ra chúng, là chúng không thể tái chế dễ dàng. Ví dụ, ở Vương quốc Anh, các nhà chức trách không xử lý chúng do hỗn hợp nguyên liệu, lo ngại về kích thước liên quan đến thiết bị phân loại và sự nhiễm bẩn từ bã cà phê. Một số công ty sẽ cung cấp những khả năng thu thập/vứt bỏ các viên nén cà phê đã qua sử dụng tại cửa hàng của họ, trong khi những công ty khác có thể chọn làm chúng bằng vật liệu dễ phân hủy. Bạn cũng có thể dùng những viên nén cà phê này làm đồ thủ công hay sử dụng chúng với mục đích khác tốt hơn như tái sử dụng.
-
Pin
Một số loại pin có thể chứa thủy ngân và mangan, là những chất độc có hại cho sức khỏe của bạn và môi trường. Đó là lý do tại sao, nếu chúng bị hao mòn do sử dụng liên tục, bạn nên mang chúng đến các ngân hàng pin đặc biệt được sản xuất để loại bỏ những loại hàng hóa này. Ngoài ra, hãy luôn đảm bảo rằng pin của bạn được an toàn để xử lý. Pin bị hỏng có thể không an toàn và gây ngộ độc thủy ngân.
Trong mọi trường hợp, nếu bạn muốn giảm mức tiêu thụ pin kiềm và pin thông thường, một giải pháp tốt hơn là mua pin có thể sạc lại. Nhiều loại trong số này cũng có cùng kích thước và định dạng với pin truyền thống, vì vậy bạn có thể đặt chúng vào các thiết bị điện tử của mình mà không gặp bất kỳ vấn đề gì. Bạn cũng có thể dễ dàng sạc lại chúng bằng cách kết nối với ổ cắm điện thông thường khi hết điện.
-
Bình xịt
Một số bình xịt có thể gây hại cho môi trường vì chúng chứa hỗn hợp chất lỏng và khí, giúp sơn dễ phun ra hơn. Mặc dù đã có một số lệnh cấm bán hợp chất được biết là gây hại cho tầng ôzôn này nhưng chúng vẫn nên được xử lý thận trọng và không được ném vào bất kỳ thùng rác hay nơi nào.
Một giải pháp tốt là mang bình xịt đến cơ sở vật liệu độc hại để được loại bỏ theo đúng cách. Và điều này chúng ta cũng nên làm với những sản phẩm tẩy rửa, nước hoa, thuốc diệt côn trùng, chất khử mùi hay sơn. Mặt khác, nếu bạn định vứt chúng đi, hãy đảm bảo rằng hộp chứa bạn đang sử dụng hoàn toàn trống rỗng.
-
Dầu
Không bao giờ được vứt bỏ cả dầu ăn và dầu máy mà không có các biện pháp xử lý phù hợp. Dầu ăn có thể gây ra các vấn đề về lọc nước nếu bạn đổ xuống cống thoát nước, bồn cầu hay đơn giản là đổ vào thùng rác. Nó cũng có thể làm hỏng bồn rửa và cống thoát nước của bạn. Mặt khác, dầu động cơ là sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ và có thể dễ dàng gây ô nhiễm cho bất kỳ loại bề mặt nào, kể cả sinh vật sống.
Trong những trường hợp này, tốt nhất bạn nên mang dầu thừa đến các trung tâm chuyên điều chế và xử lý loại sản phẩm này. Hiện có một số sáng kiến và nghiên cứu đang được thực hiện để tạo ra diesel sinh học từ dầu ăn nhằm giúp giảm thiểu tác động của nó đối với môi trường.
-
Thư từ
Thư từ, hóa đơn điện nước và bảng sao kê thẻ tín dụng không bao giờ được vứt vào thùng rác, vì chúng chứa thông tin cá nhân có khả năng rơi vào tay kẻ xấu. Nhiều tên trộm thường lục tung các thùng rác để lấy thông tin tài khoản của bạn và tống tiền bạn. Nếu không muốn dồn đống giấy, tốt nhất bạn nên cắt chúng thành nhiều mảnh nhỏ, đặc biệt là những phần mà khả năng bảo mật của bạn bị xâm phạm. Bạn cũng có thể sử dụng máy hủy tài liệu nếu vẫn nhận được nhiều giấy tờ này và cần loại bỏ chúng.
-
Nhiệt kế
Trước đây, hầu hết các nhiệt kế thường là nhiệt kế thủy ngân trong thủy tinh. Điều này dẫn đến lệnh cấm và những hạn chế mới đối với việc sản xuất chúng ở một số quốc gia và một số bang ở Mỹ. Ngày nay, việc sử dụng các lựa chọn thay thế khác, như nhiệt kế kỹ thuật số là phổ biến và được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn một chiếc nhiệt kế cũ ở nhà và vì một lý do nào đó, nó bị vỡ, đừng vứt nó đi hoặc đổ xuống cống. Những gì bạn nên làm là đeo găng tay cao su và nhặt vật liệu bằng khăn giấy, băng keo hoặc ống tiêm. Sau đó, cất tất cả mọi thứ vào túi kín và mang đến nơi xử lý riêng loại vật dụng này.
-
Các thiết bị điện tử
Máy tính, radio hay bất kỳ thiết bị điện tử nào đều có thể chứa các thành phần bên trong được tái sử dụng ở mức độ lớn hoặc thấp hơn, tùy thuộc vào mức độ hao mòn của chúng. Tuy nhiên, một khi toàn bộ thiết bị đã ngừng hoạt động, bạn nên vứt bỏ nó tại một cơ sở thu gom để đảm bảo rằng nó được xử lý đúng cách và không gây ô nhiễm môi trường. Là một người tiêu dùng thông thái, bạn cũng có thể đóng góp một phần bằng cách mua ở những nơi uy tín, có chế độ bảo hành và sửa chữa các thiết bị cũ.
Nguồn: BRIGHTSIDE