Top 14 Vật dụng chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ
Bệnh tật, tai nạn là những điều không ai mong muốn, nhưng khó tránh khỏi. Đặc biệt với trẻ nhỏ, các bé sức đề kháng còn yếu và chưa nhận thức rõ được những ... xem thêm...việc làm nguy hại cho bản thân. Do đó bạn cần chuẩn bị sẵn sàng một số loại thuốc và một số vật dụng y tế thông dụng tại gia gia đình để can thiệp kịp thời với những tình huống ốm đau, tai nạn không mong muốn. Điều này cũng giúp giảm thiểu rủi ro không đáng có.
-
Khẩu trang cho bé
Môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn và ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Vì thế trẻ cũng cần có chiếc khẩu trang cho riêng mình khi đi ra ngoài để tránh khói bụi và các vi khuẩn có trong không khí. Các mẹ nên đặc biệt lưu ý việc bảo vệ hệ hô hấp cho bé trong các giai đoạn chuyển mùa vì có rất nhiều bệnh truyền nhiễm lan rộng thành dịch. Khẩu trang cho bé nên chọn chất liệu an toàn, cao cấp để không dị ứng da và phải thường xuyên vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho bé.
Khẩu trang cho bé có công dụng phòng tránh cũng như bảo vệ bé khỏi những tác nhân vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Nhờ đó, bé sẽ không bị ảnh hưởng bởi những căn bệnh có nguồn gốc từ con người như các bệnh truyền nhiễm (SAT, H5N1, Cúm…) hay do ô nhiễm bởi khói bụi ngoài môi trường làm hư hại đường phế quản, gây ra tình trạng hắt hơi, sổ mũi hay viêm họng mệt mỏi và ốm yếu ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nhất là trong tình hình dịch bệnh bùng phát ngày nay như Covid-19, bạch hầu, tay chân miệng... thì một chiếc khẩu trang là vật dụng vô cùng cần thiết không chỉ với các bé mà còn với tất cả mọi người.
Một số thương hiệu khẩu trang cho bé: Khẩu Trang Gấu Pigeon, Khẩu trang Kiza của Kids Plaza, Khẩu Trang bông hữu cơ Cho Bé Simba, Khẩu trang 3D mask Unichar,...
-
Nước rửa tay khô, sát khuẩn
Trẻ em rất hiếu động và tò mò về mọi thứ xung quanh, do đó không thể tránh khỏi việc trẻ thường xuyên dùng tay để khám phá. Tuy nhiên đây cũng là một trong những nguồn lây bệnh của trẻ, tay trẻ có rất nhiều vi khuẩn mắt thường không nhìn thấy được, trẻ cũng hay đưa tay lên miệng, mặt... Do đó mẹ luôn cần chuẩn bị sẵn nước rửa tay khô loại hữu cơ, lành tính để làm sạch tay cho trẻ sau khi chơi, đi vệ sinh và trước khi ăn. Điều đó còn góp phần tạo thói quen tốt thường xuyên rửa tay của trẻ.
Để đảm bảo an toàn cho làn da của bé, bố mẹ nên đọc kỹ các thành phần trong nước rửa tay khô trước khi chọn mua. Theo chia sẻ của bác sĩ nhi khoa Phí Văn Công - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, trẻ em dưới 2 tháng tuổi không nên dùng các loại nước rửa tay khô có chứa Chlorhexidine. Một số gợi ý sau đây sẽ giúp các mẹ chọn được loại nước rửa tay tốt nhất cho bé yêu: Xịt rửa tay khô organic cho mẹ và bé sơ sinh Bentley Organic của Anh, Nước rửa tay hữu cơ GreenBee’s của Malaysia, Nước rửa tay thảo mộc dạng bọt Arau của Nhật,...
-
Vitamin D3
Vitamin D được biết đến như một loại vitamin quan trọng giúp cơ thể bé hấp thụ chuyển hóa canxi, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao và chống còi xương. Khi sinh ra, trẻ sơ sinh có một lượng vitamin D3 dự trữ nhưng ở mức độ hạn chế, chủ yếu được truyền từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai. Sau khi sinh, trẻ sơ sinh có thể lấy vitamin D3 thông qua sữa mẹ (0,5-1,8 microgam/lít) và thông qua các chất bổ sung.
Thiếu vitamin D3 ở trẻ sơ sinh rất phổ biến toàn thế giới, bao gồm nhiều vùng địa lý và nền văn hóa khác nhau. Điều này một phần vì không phải tất cả các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đều khuyên bạn nên bổ sung vitamin D3 ngay cả sau khi bạn đã nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Hơn nữa, một số bố mẹ chưa nhận thức được tầm quan trọng của vitamin D3 và bố mẹ cho rằng con họ không thích bổ sung. Việc cung cấp đủ D3 cho con là vô cùng quan trọng để đảm bảo con hấp thụ được hết canxi, tránh gây gánh nặng cho gan và thận.
Một số loại VItamin d3 hiện nay được các mẹ tin dùng: Vitamin D3 Aquadetrim của Ba Lan, Vitamin D3 cho trẻ từ sơ sinh vị dâu của Ostelin, Baby D drops Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh 90 giọt của Mỹ,...
-
Nhiệt kế
Trẻ con rất hay ốm. Mỗi khi cơ thể có vấn đề thường bị sốt. Bé hay sốt mọc răng, sốt sau tiêm chủng, sốt vi rút, sốt do nhiễm khuẩn...Để biết chính xác tình trạng sốt của bé đang ở mức độ nào để có biện pháp xử lý phù hợp bạn cần có một dụng cụ cần thiết đó là nhiệt kế. Thay vì chuẩn đoán bằng tay không thể chính xác thì nên trong tủ thuốc nhà mình lúc nào cũng phải có cặp nhiệt kế.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nhiệt kế, nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử, có loại kẹp nách, có loại ngậm miệng... Tùy vào điều kiện kinh tế và tính năng sử dụng mẹ có thể lựa chọn mua cho phù hợp. Tuy nhiên nếu là sử dụng riêng cho trẻ nhỏ thì bạn nên dùng nhiệt kế điện tử. Để nhiệt kế thủy ngân trong nhà có khá nhiều rủi ro dù loại này là chính xác nhất. Nhưng trẻ nhỏ thường hay hiếu động, có thể làm hỏng, làm vỡ nhiệt kế bất cứ lúc nào có thể khiến thủy ngân thoát ra bay hơi rất nguy hiểm.
-
Thuốc hạ sốt, miếng dán hạ sốt
Khi bị sốt cao bé rất dễ bị co giật, vì vậy mẹ nên chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt để trong nhà cả thuốc uống lẫn thuốc đặt hậu môn. Nhiều khi bé rất hay sốt về đêm, nếu trong nhà không có sẵn thuốc là rất vất vả đấy ạ. Các mẹ phải chú ý chỉ khi bé sốt trên 38,5° mới cho bé dùng thuốc hạ sốt. Dưới 38,5° nên giảm sốt cho con bằng cách lau nước ấm, cho uống nhiều nước. Mặc dù thuốc hạ sốt lành tính nhưng nếu mẹ cho uống bừa bãi dễ làm cho bé bị nhờn thuốc hoặc có thể làm cho bé bị giảm nhiệt ngay lúc đó.
Thuốc hạ sốt cho bé phổ biến thường dùng là paracetamol (gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, đủ dùng từ 5-7 ngày). Loại này có các hương vị hoa quả như hương cam rất dễ uống và có hiệu quả cao. Tuy nhiên, mẹ không nên sử dụng thuốc lạm dụng mà nên đọc kĩ hướng dẫn và cần có sự tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Ngoài ra để giúp bé hạ sốt, nếu sốt nhẹ, bạn có thể sử dụng miếng dán hạ sốt. Khi dán vào trán trẻ có thể cảm thấy mát lạnh bởi chất gell của miếng dán. Nhiều mẹ còn linh hoạt trong việc sử dụng miếng dán như dán bên cạnh vết sưng đau của bé, hoặc quanh khu tiêm vacxin cho bé giúp bé giảm sưng, giảm đau. Nhớ rằng, không nên dán trực tiếp vào vết thương hở hay vết tiêm của bé nhé.
-
Vật dụng sơ cứu
Hoạt động hàng ngày của trẻ, đôi khi không tránh khỏi những lúc bất cẩn gây sứt sát da, chảy máu... Trong trường hợp này thực sự cần thiết có những loại vật dụng sơ cứu luôn sẵn trong nhà như: Bông, băng, thuốc sát trùng, cồn.... để tránh bị nhiễm trùng vết thương.
Một số loại thuốc sát trùng nên có như cồn etanol 70 độ dùng để rửa các vết thương mới, vết thương ngoài da.... Dùng để phòng các trường hợp bị đứt tay, xước da. Sau khi khử trùng dùng băng gạc để băng bó lại vết thương.
Ngoài ra bạn nên có trong tủ thuốc 1 chiếc kéo sạch, chuyên dụng cho việc cắt băng gạc, băng keo. Tránh sử dụng kéo bẩn dẫn đến việc nhiễm trùng vết thương. Hãy nhớ rằng trẻ con rất hiếu động, việc nô đùa bị thương là khó tránh khỏi. Những vật dụng sơ cứu tạm thời này mẹ nên chuẩn bị trong tủ thuốc nhà mình, phòng khi bé nô đùa ngã trầy xước, chảy máu có thể xử lý băng bó sát trùng nhanh cho bé. -
Dầu nóng
Dầu khuynh diệp, dầu tràm...là những thứ không chỉ trẻ em mà nhà có người lớn cũng luôn phải có. Thông thường nẹ nên mua và để sẵn một chai tại nhà và có thể sẽ phải sử dụng liên tục cho bé.
Dầu tràm có thể sử dụng khi bị sưng đau, hay ra gió. Với trẻ em lại càng cần thiết hơn, không chỉ bôi khi bị thương, khi tắm cho bé, mẹ nhỏ vài giọt dầu tràm giúp giữ ấm cơ thể cho bé. Hoặc khi bé bị nghẹt mũi, ho, cảm lạnh mẹ xoa ít vào lòng bàn chân bé rồi di di huyệt ở giữa lòng bàn chân cho bé.
-
Dụng cụ hút mũi
Các mẹ có thể mua những dụng cụ hút mũi đắt tiền để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho bé yêu. Nếu không, bạn có thể chọn mua chúng ở khoảng giá 15.000-50.000 nhưng nhất thiết là nên có vì trẻ con rất hay nôn trớ và chảy mũi. Trẻ nôn trớ thường bị trào ngược lên mũi, nếu mẹ để trẻ hít vào, thức ăn vừa bị trào ra sẽ theo đường hô hấp vào phổi, dễ dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản.
Nên việc mẹ phải làm ngay lúc này là vệ sinh sạch mũi bé, rồi dùng nước muối nhỏ vào. Với trường hợp bé bị chảy mũi thì mẹ thường xuyên nhỏ nước muối và hút mũi cho bé, vừa giúp bé thông mũi dễ thở, vừa hút sạch đờm cho bé. Kết hợp hút mũi và phương pháp uống mật ong tỏi thì chắc chắn bé sẽ không bị ho và chảy mũi nữa đâu.
-
Nước muối sinh lý Nacl 9%
Nước muối (natri clorid) được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9g muối tinh khiết, được gọi là nước muối sinh lý và dùng được cho mọi lứa tuổi. Trong y học, nước muối sinh lý được coi như một loại thuốc có khả năng hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và đặc biệt có thể hấp thu rất nhanh bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch…
Ngoài việc dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải cho cơ thể (dùng theo đường tiêm truyền theo chỉ định của bác sĩ) thì nước muối sinh lý nhiều tác dụng. Nước muối rất an toàn, không có tác dụng phụ nên mẹ hãy thường xuyên nhỏ mắt, nhỏ mũi cho con hàng ngày để bảo vệ mắt, mũi cho bé.Khi bé bị chảy mũi nên nhỏ liên tục, nước muối sinh lý giúp sát khuẩn, làm loãng chất nhầy cho bé dễ thở. Hoặc khi bé bị dị vật rơi vào mắt, nhỏ nước muối sẽ làm trôi dị vật trong mắt.
-
Men tiêu hóa, men vi sinh
Men tiêu hóa thực chất gồm các loại enzyme, khi được đưa vào dạ dày sẽ có tác dụng giúp phân giải chất dinh dưỡng, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Còn men vi sinh chủ yếu gồm các lợi khuẩn được ruột. Khi được nạp vào cơ thể, những lợi khuẩn này giúp chống lại hại khuẩn, cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, từ đó giúp trẻ tiêu hóa, hấp thu hiệu quả hơn. Các lợi khuẩn từ men vi sinh cũng giúp hệ tiêu hóa sản sinh enzyme tốt hơn, vì thế trẻ sẽ khỏe mạnh và giảm dần các chứng rối loạn tiêu hóa.
Khi bị tiêu chảy bạn thử cho bé uống men tiêu hóa xem sao. Nếu không thấy dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên cho bé đến gặp bác sỹ để được thăm khám, điều trị. Không chỉ khi bé bị tiêu chảy, bạn nên cho bé uống khoảng 1-3 tháng 1 đợt men tiêu hóa. Như vậy sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé được cân bằng, bé sẽ tiêu hóa, hấp thụ tốt hơn.
Tuy nhiên không tự ý cho trẻ dùng men tiêu hóa khi có triệu chứng biếng ăn, chán ăn. Song các trường hợp này cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo đạt hiệu quả và không khiến trẻ phụ thuộc vào thức uống này. Ngoài ra, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi không nên tự ý bổ sung men tiêu hóa do hệ tiêu hóa của trẻ giai đoạn này chưa ổn định. Việc sử dụng men tiêu hóa có thể làm rối loạn tiết enzyme tiêu hóa của dạ dày.
-
Kem bôi khi bị bỏng Biafine hoặc Silvirin
Còn nhỏ nên bé chưa ý thức được những việc làm nguy hiểm. Gần đây có rất nhiều trường hợp bé bị bỏng do nhiều nguyên nhân như bỏng nước canh nóng, nước pha sữa, nước trong vòi nóng lạnh... Nếu không điều trị đúng cách ngay từ giây phút đầu tiên sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng, lâu lành và các di chứng.
Khi bé bị bỏng, mẹ xử lý bình tĩnh, nhanh chóng đưa bé đến vòi nước xối rửa nhiều nước vào chỗ bị bỏng. Mẹ chú ý tuyệt đối không dùng nước đá, nước lạnh hay kem đánh răng bôi lên vết bỏng của con nhé. Xối nước trong vòng 15 - 20 phút sau đó bôi lớp dày kem Biafine hoặc Sivirin lên vết thương. Sau đó tùy tình trạng nặng hay nhẹ, có thể chăm sóc bé tại nhà hoặc cho bé đến các cơ sở y tế để thăm khám.
-
Kem dưỡng da / Kem bôi hăm
Trẻ sơ sinh thường hay bị hăm tã bởi các con mặc tã nhiều, làn da nhạy cảm của bé phải tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu và phân trong một khoảng thời gian khiến các vi khuẩn xâm nhập và gây hại trên da. Khi đó, trẻ sẽ bị mọc các mẩn đỏ và có khả năng bị loét ra, rất đau rát và khó chịu. Vì vậy, ba mẹ nên sử dụng kem trị hăm cho trẻ. Nó không chỉ giúp ngăn ngừa và hạn chế hăm mà còn có tác dụng dưỡng ẩm, bảo vệ làn da khỏi các vi khuẩn gây hại. Bên cạnh hăm tã, trẻ còn có thể bị hăm ở một số vùng như cổ, chân,…
Khi lựa chọn kem trị hăm cho trẻ sơ sinh ba mẹ cần lưu ý một số yếu tố sau:
- Nguồn gốc xuất xứ: Hiện nay có rất nhiều loại kem trị hăm cho trẻ em trôi nổi trên thị trường. Vì lan da của trẻ rất nhạy cảm nên ba mẹ cần lựa chọn các sản phẩm đến từ các thương hiệu có uy tín. Bao bì sản phẩm cần ghi rõ xuất xứ.
- Không chứa chất chống viêm Corticoid vì loại chất này có thể gây tác dụng phụ cho con
- Thành phần hoạt chất nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm làm từ thiên nhiên để an toàn cho làn da trẻ. Sản phẩm không chứa các thành phần hóa học độc hại gây kích ứng cho trẻ.
- Lựa chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi và tình trạng da của trẻ cũng rất quan trọng.
Một số sản phẩm kem dưỡng da trên thị trường mẹ có thể tham khảo như: Dưỡng Ẩm Glycerol Vaseline Paraffine của Pháp, kem Pigeon của Nhật, Kem dưỡng ẩm cho bé Chicco của Ý, Kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh của Nhật Chuchu Baby, Kem dưỡng ẩm Johnson Baby Cream, Kem dưỡng da Bubchen của Đức,...
Các loại Kem chống hăm như Bepanthen của Đức, Kem chống hăm Bubchen của Đức, Kem chống hăm Sudocrem của Anh, Kem chống hăm Penaten, Kem chống hăm Cetaphil, Kem Baby Sebamed Diaper Rash Cream, Kem chống hăm Desitin...
-
Các bài thuốc từ thiên nhiên như: gừng, tỏi, mật ong...
Khi nhà có trẻ con thì cũng có vô vàn tình huống xảy ra. Trẻ nhỏ thường mắc hai vấn đề đó là hệ tiêu hóa và hô hấp nên mật ong đều có thể giải quyết được tình trạng này. Về tiêu hóa, lúc thì xì xoẹt suốt ngày, khi thì mấy ngày bé không đi cầu được, làm mẹ vô cùng lo lắng. Biện pháp tức thời là sử dụng hũ mật ong có sẵn trong nhà. Mẹ chỉ cần lấy ít mật ong pha chút nước ấm rồi dùng xi-lanh xịt vào hậu môn bé, đảm bảo là bé đi cầu ngay đấy a. Đặc biệt với bé bị táo bón thì mật ong đúng là bảo bối cho mẹ. Tuy nhiên dùng mật ong không nên sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi nhé.
Mật ong là một bài thuốc thiên nhiên và có thể để lưu trữ sẵn trong nhà qua nhiều ngày. Nó còn có thể làm sạch đờm, hết ho cho bé chỉ trong 2-3 ngày đấy mẹ có tin không? Khi bé bị ho, đờm nhiều sáng sớm dậy khi bé chưa ăn gì, mẹ đập 1 nhánh tỏi với ít mật ong hấp cách thủy. Đợi tỏi chín tái, mẹ bỏ ra cho bé uống, sau đó để bé nôn đờm ra. Rất khó uống nhưng nó sẽ làm cho bé nôn đờm ra được. Chỉ cần kiên trì 2-3 ngày là bé hết đờm hết ho, vừa đỡ nôn trớ khi ăn lại vừa không phải dùng thuốc. Đọc đến đây mẹ đã muốn đi mua ngay mật ong và tỏi để sẵn trong nhà chưa nào.Bên cạnh đó thì thiên nhiên còn ban tặng gừng tươi là loại thuốc đông dược hiệu quả, dùng điều trị các bệnh như cảm, đau bụng do cảm lạnh, đau bụng do đi ngoài nhiều lần, cảm lạnh do thời tiết, chảy nước mũi nhiều...
Chỉ cần lấy một ít gừng tươi đem nướng sau đó sắt mỏng, dập nát cho vào ly nước ấm cho ít đường hoặc mật ong vào cho bé uống. Sau 15-30 phút sẽ thấy giảm hẳn.
-
Cắt móng tay cho bé
Móng tay của bé bắt đầu hình thành khi còn ở trong bụng mẹ, vậy nên, lúc sinh ra, móng của bé sẽ dài. Tuy nhiên, lúc này, móng lại có phần mềm mại và mỏng khác xa so với người lớn. Và đặc biệt chúng cực kỳ nhanh dài. Bạn hãy luôn có một dụng cụ cắt móng tay dành cho bé.
Bởi cắt móng tay, móng chân của bé thường xuyên trước hết với những trẻ bé có thể giúp bé cào xước mặt, móng dài dễ dính bẩn nên rất nguy hiểm nếu bé ngậm mồm hay ăn... Việc cắt là rửa sạch tay có thể ngăn nhiễm khuẩn hay các tác nhân gây bệnh về đường tiêu hóa. Tuy nhiên mẹ thường thắc mắc nên sử dụng cắt móng tay như nào loại gì?. Hiện nay sản phẩm cắt móng tay bán rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên bạn không cần quá chuộng một thương hiệu nào, hay mua đồ đắt đỏ cả. Có thể lựa chọn loại có tay cầm có rãnh chống trơn giúp cầm nắm chắc chắn, dụng cụ cắt móng tay an toàn cho bé lưỡi dao được làm bằng lưỡi thép chống rỉ, lưỡi dao sắc bén tránh tốn thương đến bé, thiết kế đầu kéo được làm tròn nhằm tránh tai nạn không được xử lý. Đặc biệt sử dụng cho bé bạn nên mua loại kích thước nhỏ nhắn, vì tay bé rất bé.
Giai đoạn trẻ sơ sinh bạn không nên sử dụng dụng cụ cắt móng tay của người lớn để cắt móng tay cho bé. Điều này thật sự rất nguy hiểm nếu bạn lỡ tay làm tổn thương bé. Mà thay vào đó là sử dụng dụng cụ cắt móng tay chuyên dùng cho trẻ sơ sinh.
Ngoài ra khi trẻ càng nhỏ thì càng thường xuyên cựa quậy và không thể nằm yên một chỗ. Vậy nên, để cắt móng an toàn cho bé. Thời gian lý tưởng nhất cho các mẹ chính là lúc bé đang ngủ, hoặc sau khi bé đã tắm xong. Sau khi tắm xong, móng của bé sẽ trở nên mềm và dễ dàng hơn khi cắt. Còn khi ngủ, bé sẽ nằm im, ít cựa quậy, các mẹ sẽ dễ tập trung và cẩn thận để không phạm và da của bé. Cá mẹ nên lưu ý rằng, khi thực hiện cắt móng cho bé, dù là móng chân hay móng tay, tốt nhất vẫn cần 2 người: Một người ẵm bé và một người giữ tay bé để cắt móng.