Top 15 Biểu hiện của một người sếp tốt
Khi bước vào môi trường đi làm, người sếp sẽ có ảnh hưởng rất lớn với bạn. Một người sếp tồi sẽ khiến bạn cảm thấy áp lực, trong quá trình làm việc khó có thể ... xem thêm...phát triển được bản thân nhưng một người sếp tốt thì ngược lại. Vậy thế nào là một người sếp tốt? Hãy cùng Toplist tìm hiểu những nội dung thú vị trong bài viết này nhé!
-
Họ truyền kiến thức cho bạn
Ở trường bạn trả tiền để có được tri thức. Khi đi làm, bạn được trả tiền để biến kiểm nghiệm những lý thuyết và gặt hái những bài học trong quá trình kiếm tiền. Một người sếp tốt sẽ luôn tạo cơ hội cho bạn để bạn được học hỏi, họ biết rằng kiến thức của bạn sẽ là cái lợi của doanh nghiệp.
Khi giảng dạy bạn một điều gì đó, tất nhiên họ nghĩ đến cái lợi của doanh nghiệp đầu tiên. Tuy vậy, nếu một mai, bạn không gắn bó với họ nữa, những kiến thức và kinh nghiệm vẫn là của bạn, thành tựu bạn đạt được vẫn là của bạn và không ai có thể đòi bạn trả lại họ những thứ đó.
-
Họ truyền cảm hứng cho bạn
Sếp tốt không chỉ thuê bạn xây ước mơ của họ, họ làm cho bạn muốn xây dựng những ước mơ của riêng mình. Người chủ nào cũng muốn có những nhân viên trung thành và làm việc lâu dài cho họ, tuy nhiên họ cũng biết rằng những người cộng sự tài giỏi của mình một ngày nào đó sẽ rời xa họ, sẽ thành công trên đường đời riêng.
Nhưng họ vẫn sẵn sàng đào tạo, họ biết cách làm nhân viên hứng khởi để làm việc, biết tạo ra các cơ hội để nhân viên của mình thử sức với những vai trò khác nhau trước khi tìm ra thế mạnh thật sự của mỗi người. Bề ngoài họ có thể lạnh lùng, nhưng trong lòng họ thật sự cũng luôn lo nghĩ cho nhân viên. Vì họ coi nhân viên chính là nguồn sống của doanh nghiệp.
-
Họ giúp bạn kiếm tiền
Hầu hết chúng ta đi làm là để kiếm tiền. Làm việc cho sếp tốt bạn được nâng lên thành cộng sự, người hợp tác chứ không phải là kẻ làm thuê, làm mướn... Có thể làm việc với họ bạn không giàu nhưng ít nhất bạn không phải lo chuyện cuối tháng lấy gì mà chi trả cho các hóa đơn.
Sếp tốt biết họ không phải là người trả tiền cho các bạn mà chính các bạn mới là người kiếm tiền cho chính mình. Bạn là người tạo ra giá trị và chất lượng sản phẩm, tìm kiếm hoặc chăm sóc khách hàng, giúp sếp điều hành doanh nghiệp... Tất cả những việc mà bạn đang làm chính là giúp sếp bạn kiếm lợi nhuận, duy trì và phát triển doanh nghiệp và cũng là tạo thu nhập cho bản thân. Sếp chỉ là người đại diện, gánh vác và quản lý chung những công việc đó mà thôi.
-
Họ tài giỏi và không ngừng học hỏi
Không phải ai giỏi cũng có thể làm sếp, nhưng đã làm sếp thì nhất định phải là người có tài. Các sếp có thể không phải cái gì cũng biết nhưng sếp tốt không bao giờ giới hạn những kiến thức của mình, mà luôn cố gắng tìm tòi và học học từng ngày.
Vì họ tin rằng kiến thức có thể thay đổi cuộc sống và họ luôn tham vọng được hiểu biết nhiều hơn, những cái đó rất có lợi cho doanh nghiệp của họ và cho bản thân họ.
-
Họ làm việc chăm chỉ, tâm huyết với công việc
Thỉnh thoảng, khi sếp không có mặt ở chỗ làm, sẽ khiến bạn cảm thấy vui thích vì không ai khiển trách bạn vừa đi làm muộn hay bạn có thể tự do nghêu ngao hát trong phòng làm việc. Nhưng nếu họ vắng mặt lâu quá thì bạn sẽ cảm thấy lo lắng, vì không có ai dạy bạn những điều mới, không có ai giúp bạn giải quyết những khó khăn lớn trong công việc...
Nếu bạn có những cảm giác ấy, đấy là vì bạn đã có được một người sếp tốt đấy. Sếp tốt làm việc rất chăm chỉ, nghiêm túc. Họ thường đến sớm hơn và về muộn hơn nhân viên và luôn sẵn sàng cho công việc bất cứ lúc nào, nhờ thế mà doanh nghiệp của họ mới phát triển từng ngày.
-
Họ luôn lắng nghe nhân viên
Trong môi trường làm việc hầu hết các nhà lãnh đạo đều là người chủ động nói và nhân viên sẽ làm nhiệm vụ lắng nghe. Tuy nhiên, ít ai biết rằng để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi họ cần phải học cách lắng nghe nhân viên của mình.
Một trong những đặc điểm nổi bật của một người sếp tuyệt vời là biết lắng nghe nhân viên. Đôi khi nhân viên không cần bạn phải tăng lương hay thăng chức cho họ, họ đơn giản chỉ cần một người lắng nghe và hiểu họ.
Khi lượng phản hồi trao đổi tăng lên, điều này sẽ cung cấp cho các nhà quản lý những hiểu biết sâu sắc về kỹ năng lãnh đạo của họ và nhân viên có thể hiểu rõ hơn về tính chất công việc của mình. Kết quả là mọi người đều có thể đưa ra các quyết định tốt hơn, cải thiện hiệu suất và nói chung là thành công trong vai trò của họ. Trong một khảo sát gần đây của Impraise, có đến 72% người được khảo sát thấy rằng phản hồi được trao đổi qua lại giữa sếp và nhân viên đã góp phần cải thiện hiệu suất của họ. -
Sẵn lòng đóng góp và nhận xét
Mọi nhân viên đều có những điểm yếu cần khắc phục và cơ hội để phát triển, tuy nhiên nhiều người sẽ không bao giờ nhận ra nếu không được người khác giúp. Thông thường, mọi người sợ phải đưa ra những nhận xét thẳng thắn về nhau chỉ vì sợ mất lòng, hay người nghe bị tự ái.
Tuy nhiên, một người sếp tốt phải luôn phải đưa ra những feedback kịp thời. Luôn sẵn sàng đưa ra những đánh giá trung thực và những lời khuyên chân thành giúp nhân viên trở nên tiến bộ hơn.
-
Đối xử công bằng với mọi nhân viên
Một người sếp tốt luôn đối xử công bằng với mọi nhân viên. Đối xử công bằng không có nghĩa là mọi nhân viên đều được đối xử như nhau trong bất kì hoàn cảnh nào. Công bằng được thể hiện ở chỗ lãnh đạo luôn khen thưởng, xử phạt một cách công tâm và rõ ràng.
Không tỏ thái độ thành kiến, ưu tiên người này ghét bỏ người kia. Nhân viên có thành tích tốt cần được tán dương và khen thưởng. Nhân viên phạm lỗi cần bị xử phạt và kỉ luật.
-
Điều quan trọng đầu tiên, sếp phải có “cái đầu” hơn nhân viên
Nhân viên sẽ không thể không tôn trọng và cảm phục một người mà không có bất kỳ năng lực chuyên môn, quản lý nào vượt trội họ. Bên cạnh đó, một nhà lãnh đạo có kiến thức chuyên môn cũng như các kĩ năng quản lý xuất sắc sẽ dễ dàng truyền cảm hứng và chiếm được sự tin tưởng của cấp dưới.
Một người sếp tốt phải có khả năng làm cho nhân viên nhận ra điểm yếu kém của mình so với cấp trên, tuy nhiên, không được làm cho họ cảm thấy tự ti và dễ bị ức hiếp.
-
Quan tâm đến nhân viên
Một lãnh đạo tuyệt vời luôn quan tâm tới bạn, luôn muốn tìm hiểu về động lực thúc đẩy và những nhu cầu, mong muốn cụ thể của bạn. Những người sếp giỏi luôn dành thời gian để tìm hiểu các nhân viên cấp dưới của mình, phát triển mối quan hệ, không chỉ trong quá trình làm việc mà còn thông qua các buổi gặp mặt ngoài công việc. Việc này sẽ giúp lãnh đạo nhận ra khi nào bạn cần hỗ trợ và đưa ra sự giúp đỡ khi cần thiết.
Bên cạnh đó, một người lãnh đạo tuyệt vời luôn quan tâm đến sự phát triển của nhân viên, luôn tạo các điều kiện thuận lợi nhất giúp nhân viên thăng tiến.
-
Tạo ra các cơ hội cho nhân viên tỏa sáng
Người quản lí chắc chắn sẽ phải hỗ trợ nhân viên trong việc đặt ra mục tiêu đúng đắn và tạo ra kế hoạch tốt nhất. Nhưng họ sẽ không kiểm soát nhân viên quá chặt chẽ và để nhân viên được tỏa sáng. Bằng cách hướng dẫn nhân viên khả năng tự lãnh đạo, sếp tốt sẽ trao quyền cho nhân viên nhiều hơn. Điều đó giúp họ có thể thỏa sức sáng tạo và đưa ra các đề xuất đột phá.
Khi sếp cho nhân viên thấy những gì họ có thể làm, hãy để họ tự lên kế hoạch, tự kiểm soát công việc và vai trò của họ trong công ty.
-
Quản lý nhân viên một cách linh hoạt
Bởi vì việc tìm kiếm nhân viên phù hợp tốn rất nhiều thời gian và công sức, nên những người lãnh đạo giỏi hiểu rằng họ bắt buộc phải đối xử với mỗi nhân viên như một cá nhân đặc biệt. Đừng đánh đồng mỗi nhân viên với một ai khác. Bằng cách tìm hiểu nhu cầu, thế mạnh và phong cách làm việc của từng người, sếp giỏi có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi và phù hợp để thúc đẩy năng suất cũng như nhiệt huyết của nhân viên.
Kết nối với và lắng nghe nhân viên của mình. Theo thời gian, các mối quan hệ sẽ dần đơm hoa kết trái và thành công cũng đến nhanh hơn.
-
Quản trị theo phong cách nhân trị
Người theo tư duy nhân trị thường điềm tĩnh và ít để lộ cảm xúc. Họ là mẫu nhà hiền triết. Họ có khả năng thấu hiểu, nhìn ra tiềm năng và biết đối nhân xử thế để phát huy năng lực của nhân viên. Đối với nhân viên giỏi và có cá tính mẫu sếp theo hướng nhân trị rất phù hợp để thu hút nhân tâm. Tôi thích mẫu người này tiếc rằng chả gặp được ai.
Sếp theo tư duy nhân trị không phải khi nào cũng có phong cách hiền triết. Về quản trị họ là nhân trị nhưng về tính cách có thể họ là người bộc trực thậm chí nhiều lúc nóng tính và độc đoán khi cần. Nóng tính và độc đoán như ông Alex Ferguson của CLB Man United nhưng thực chất ông là điển hình của nhân trị. Đằng sau phong cách dữ dội bề ngoài là trái tim yêu thương và thấu hiểu. Nhiều lúc để làm việc dưới trướng của những đầu óc thông minh nên có khả năng thích nghi với sự độc đoán có thể chấp nhận.
-
Công khai khen ngợi nhân viên
Trong cuốn sách Đắc nhân tâm (How to Win Friends & Influence People), Dale Carnegie đã nói rằng: "Hãy chân thành khi cảm kích người khác, và đừng tiết kiệm lời khen tặng". Điều này không thể đúng hơn khi nói về những người đang làm nhiệm vụ quản lý hay các ông chủ".
Con người ai cũng thích được khen ngợi và không bao giờ có giới hạn về số lời khen cả. Càng được khen, chúng ta sẽ cảm thấy tự hào, tin tưởng và cố gắng nhiều hơn để luôn được nghe những mỹ từ đó. Đây là bản năng của con người và cũng nhờ đó mà chúng ta phát triển. Một ông chủ tuyệt vời sẽ hiểu được quy luật này và biết cách vận dụng nó để thúc đẩy tinh thần làm việc của đội ngũ nhân sự.
-
Phê bình một cách riêng tư
Ai cũng mắc lỗi, đó là điều chắc chắn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ dũng cảm để nhận những lời quở trách trước nhiều người, đặc biệt là ngay trước mặt các đồng nghiệp khác. Giới hạn chịu đựng của mỗi người khác nhau và trong một số trường hợp, có người sẽ cảm thấy bị tổn thương nghiêm trọng, khiến cơn tức giận bùng nổ và có những hành vi sai lầm trong giao tiếp.
Một ông chủ tuyệt vời sẽ luôn giữ thể diện cho nhân viên, thiết lập các buổi gặp gỡ trực tiếp để cùng nhau trao đổi và cho nhân viên cơ hội để sửa chữa.