Top 11 bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp các thầy cô nên biết

Phương Trinh 6167 0 Báo lỗi

Quả thật nghề giáo viên không hề dễ dàng tí nào, đặc biệt là khi gặp phải những học sinh mất trật tự, hiếu động, nghịch ngợm. Bạn cũng là một giáo viên và đang ... xem thêm...

  1. Top 1

    Làm cho học sinh chú ý

    Là một người giáo viên, trước khi bạn bắt đầu bất cứ một bài học nào thì bạn cũng phải chắc chắn rằng các học sinh trong lớp đang chú ý nghe bạn giảng dạy. Đừng cố gắng giảng dạy trong khi các học sinh đang ồn ào và không chú ý, điều đó chỉ làm phí sức bạn mà thôi.

    Nhiều giáo viên mới vào nghề đôi khi nghĩ rằng cứ bắt đầu bài học thì lớp sẽ trật tự thôi. Thế nhưng không phải lúc nào cách này cũng cho kết quả tốt, bởi lẽ nếu bạn vẫn không để tâm đến điều đó thì sẽ khiến cho các em nghĩ rằng các bạn chấp nhận việc các em làm ồn ào và cho phép các em nói chuyện khi các bạn giảng bài.

    Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này? Một gợi ý nhỏ đó chính là giáo viên cần yêu cầu các em phải chú ý trước khi bắt đầu bài học, nhưng không phải bằng cách quát thật to hay mắn các em mà bạn hãy đứng yên đợi và không bắt đầu cho đến khi mọi người ngồi yên, trật tự. Biện pháp đứng im không nói gì cả được đánh giá là khá hiệu quả. Thông thường, bạn chỉ sẽ đợi sau khi cả lớp im lặng từ 3 cho đến 5 giây rồi mới nói và nói bằng giọng vừa đủ nghe. Đa số các trường hợp cho thấy rằng: một thầy cô nói giọng nhẹ nhàng thường sẽ làm cho lớp học im lặng hơn là một thầy cô lớn giọng. Đảm bảo, thực hiện theo cách này các học sinh của bạn sẽ ngồi im để lắng nghe những gì bạn đang giảng.
    Làm cho học sinh chú ý - bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp
    Làm cho học sinh chú ý - bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp

  2. Top 2

    Nói thẳng, nói cách trực tiếp

    Khi bắt đầu mỗi bài học, giáo viên nên nói thẳng cho học sinh biết điều gì sẽ xảy ra chẳng hạn như mình và các em sẽ làm gì trong giờ học này, đồng thời giới hạn thì giờ cho mỗi việc làm trong lớp. Để có thể phát huy hiệu quả cách làm này, các thầy cô có thể kết hợp chung với cách thứ nhất ở trên bằng cách cho các em một ít phút vào cuối tiết học để làm những gì mà các em thích.

    Ngoài ra, giáo viên cũng có thể kết thúc việc liệt kê các việc làm trong lớp bằng cách tạo hứng khởi cho các em như : “Nếu các em làm theo thầy/cô nói, thầy/cô nghĩ rằng chúng ta sẽ có một vài phút vào cuối tiết học để các em chơi trò chơi, giải trí, nghe chuyện, nói chuyện…” Đảm bảo nếu thực hiện theo cách này, thầy cô sẽ luôn làm chủ được thì giờ để chờ các em im lặng mà vẫn đạt được mục tiêu của mình. Sẽ rất nhanh thôi, các học sinh cũng nhận ra rằng thầy cô càng đợi lâu để bắt đầu lớp học thì các em lại càng có ít thì giờ tự do ở cuối tiết học.
    Nói thẳng, nói cách trực tiếp -  bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp
    Nói thẳng, nói cách trực tiếp - bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp
  3. Top 3

    Quan sát

    Thật ra, điểm chính của bí quyết này là đi vòng vòng trong lớp. Bởi lẽ, các giáo viên cần phải nắm bắt được tình hình học tập của các em trong tiết học như thế nào hay để xem các em làm bài ra sao, từ đó có thể kiểm soát được sự trật tự trong lớp. Một thầy cô giỏi chỉ cần rảo qua cả lớp học trong vòng 2 phút sau khi các em bắt đầu làm bài, thì đã có thể biết được các học sinh có làm đúng trang và đề tên mình trên trang ấy không.

    Bên cạnh đó, cách này cũng giúp giáo viên kiểm soát xem có học sinh nào không hiểu đầu bài để có thể giải thích cho các em một cách rõ ràng hơn. Điều này sẽ giúp cho những em còn lơ là hay chậm hiểu có thể bắt kịp các bạn và những em đang không tập trung sẽ chú ý hơn. Tuy nhiên, các thầy cô cần chú ý là không cắt ngang lớp học để loan báo điều gì chỉ trừ khi thấy có một số em gặp phải cùng một trở ngại. Đến lúc ấy thì thầy cô nên giải thích một cách nhỏ nhẹ để các em hiểu.
    Quan sát - bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp
    Quan sát - bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp
  4. Top 4

    Làm gương

    Như Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã từng nói: ''Mấu chốt của phát triển giáo dục là mỗi thầy cô phải làm một tấm gương cho học sinh''. Những thầy cô tử tế, đúng giờ, hăng say, tự chủ, kiên nhẫn và có óc tổ chức sẽ là một tấm gương tốt cho học sinh qua chính thái độ và hạnh kiểm của mình. Những thầy cô nào mà “lời nói không đi đôi với việc làm” thì sẽ là cái cớ để học sinh dễ vô kỷ luật. Vậy nên, nếu bạn muốn học sinh nói nhỏ nhẹ trong lớp thì bạn phải nói nhỏ nhẹ khi đi vòng quanh lớp giúp các em.
    Làm gương - bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp
    Làm gương - bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp
  5. Top 5

    Dùng dấu hiệu

    Thường thì các thầy cô hay dùng thước kẻ gõ trên bàn khi muốn học sinh chú ý vào bài học. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều các dấu hiệu khác nhau để thầy cô có thể dùng trong lớp chẳng hạn như dùng tay, tắt rồi bật điện, thay đổi diện mạo, nhìn thẳng vào những em vô kỷ luật, mất trật tự. Cần phải chọn dấu hiệu nào bạn muốn dùng trong lớp học một cách kỹ lưỡng và bỏ ra ít thì giờ ra để giải thích cho học sinh biết bạn muốn các em làm gì khi bạn ra dấu hiệu ấy.
    Dùng dấu hiệu -  bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp
    Dùng dấu hiệu - bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp
  6. Top 6

    Làm chủ môi trường

    Một yếu tố quan trọng nữa giúp học sinh cảm thấy hứng thú trong việc học đó chính là cách trang trí và tạo không khí cho lớp học. Vì vậy các thầy cô phải mang theo mình các loại đồ nghề để tạo bầu không khí thật mới mẻ, vui tươi, sinh động sao cho phù hợp với bài học mình đang dạy. Một gợi ý nhỏ là thầy cô nên đem theo những hình ảnh kỷ niệm của mình để chia sẻ với học sinh, đảm bảo các em sẽ rất thích thú. Nói chung là phải làm sao để các em cảm thầy gần gũi với thầy cô nhất, chỉ có như vậy sự tập trung vào bài mới có thể tối đa nhất. Bởi lẽ, một khi càng biết và mến yêu thầy cô nhiều, các em sẽ càng muốn làm vui lòng thầy cô bằng cách giữ kỷ luật, giữ trật tự không phải vì sợ mà vì không muốn thầy cô phải buồn.
    Làm chủ môi trường -  bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp
    Làm chủ môi trường - bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp
  7. Top 7

    Can thiệp một cách ôn tồn

    Đa phần các em học sinh bị gặp ban giám hiệu vì tội cãi nhau hoặc cứng đầu với thầy cô. Thế nhưng, các thầy cô cần biết rằng tình trạng này xảy ra thường xuyên vì một lý do nữa đó chính là các thầy cô quá nóng nảy hay không biết cách giải quyết vấn đề, vậy nên thầy trò mới trở thành đối thủ với nhau. Chúng ta sẽ tránh được nhiều trường hợp như thế này nếu thầy cô bình tĩnh và ôn tồn giải quyết vấn đề với tư cách của một người thầy.

    Bạn cũng biết đấy, một thầy cô giỏi thì phải cố gắng làm sao để không biến một học sinh thành trọng tâm làm cho mọi người chú ý đến. Thầy cô đi vài vòng lớp học, dự đoán những gì có thể xảy ra trước khi nó thật sự xảy ra. Đối xử với những học sinh vô kỷ luật, mất trật tự một cách tự nhiên, mà không làm các học sinh khác bị lơ là. Trong lúc giảng bài, thầy cô có thể dùng phương pháp “nhắc tên”. Nếu thấy em nào nói chuyện hay đùa nghịch, thầy cô chỉ cần nhắc đến tên em đó trong bài giảng một cách thật tự nhiên. Chẳng hạn như: “Nam, em có thấy kết quả này thú vị không?” Đang nói chuyện, tự nhiên Nam nghe thấy thầy cô nhắc đến tên mình, em sẽ trở lại nghiêm túc mà cả lớp cũng không để ý.
    Can thiệp một cách ôn tồn - bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp
    Can thiệp một cách ôn tồn - bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp
  8. Top 8

    Áp dụng kỷ luật cách cương quyết

    Đây là cách kỷ luật khá độc đoán, thế nhưng lại rất hiệu quả vì học sinh luôn sợ sự nghiêm khắc. Thầy cô làm chủ và không cho bất cứ một học sinh nào có quyền làm trái luật hay làm phiền đến các bạn khác trong lớp học. Muốn thế thì, các thầy cô phải đưa luật ra một cách rõ ràng và phải áp dụng nó một cách tuyệt đối.
    Áp dụng kỷ luật cách cương quyết - bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp
    Áp dụng kỷ luật cách cương quyết - bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp
  9. Top 9

    Ra lệnh một cách quả quyết: Thầy muốn…

    Đây là một phần của cách thứ 8, chuyên trị những học sinh vô kỷ luật. Điều này là cực kỳ cần thiết, các thầy cô hãy nói thẳng để các học sinh này biết mình phải làm gì một cách rõ ràng. Thầy cô biết dùng phương pháp này phải làm cho những học sinh thuộc dạng này chú ý đến điều tốt mà mình muốn em ấy làm, chứ không phải tập trung vào sự vô kỷ luật của em ấy. Nói: “Thầy muốn em là…”, “Thầy yêu cầu em…” còn những thầy cô có ít kinh nghiệm sẽ nói: “Thầy muốn em không làm…” hay “Em không được làm…”. Nói như vậy sẽ làm cho các em chối cãi và đâm ra tranh luận với thầy cô vì chúng ta chú trọng đến hành động vô kỷ luật của các em...
    Ra lệnh một cách quả quyết: Thầy muốn…
    Ra lệnh một cách quả quyết: Thầy muốn…
  10. Top 10

    Cách nói 3 bước

    Để diễn tả điều bạn muốn nói với một học sinh phạm kỷ luật, bạn có thể nói theo 3 bước sau:
    1. Nói lên việc làm của học sinh: “Trong khi thầy đang giảng thì em lại nói chuyện”
    2. Nói lên hậu quả của việc làm của học sinh: “và như thế thầy phải ngưng giảng bài…”
    3. Cho học sinh này biết bạn cảm thấy ra sao: “Thầy cảm thấy buồn vì điều đó.”
    Một thầy cô nói với một em học sinh nghịch nhất lớp rằng: “Thầy không biết thầy đã làm gì mà em không kính trọng thầy như các bạn khác trong lớp. Nếu thầy đã nóng nảy hay làm gì khiến em buồn, làm ơn cho thầy biết. Thầy có cảm giác là thầy đã làm gì cho em bất mãn nên em mới tỏ ra không kính trọng thầy.” và học sinh ấy không còn nghịch trong lớp nữa. Cách làm này sẽ giúp các em nhận ra được lỗi lầm của mình cũng như cảm thấy có lỗi với thầy cô, nên sẽ trật tự và nghiêm túc hơn trong mỗi tiết học.
    Cách nói 3 bước -  bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp
    Cách nói 3 bước - bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp
  11. Top 11

    Kỷ luật có tính tích cực

    Nếu là một thầy cô giáo giỏi, bạn hãy đừng liệt kê những điều học sinh không được làm mà hãy dùng những điều luật để diễn tả những hạnh kiểm tốt bạn muốn học sinh học tập theo.
    • Thay vì nói rằng “không được chạy trong phòng” thì bạn hãy nói “đi thật trật tự trong phòng.”
    • Thay vì nói rằng “không được đánh nhau” thì bạn hãy nói “giải quyết các vấn đề cách ổn thỏa.”
    • Thay vì nói rằng “đừng nhai kẹo cao su” thì bạn hãy nói “để kẹo cao su ở nhà.”
    Nói đến các điều luật như là những điều bạn mong muốn các em làm. Hãy cho các em biết rằng đây là những điều mà bạn mong các em giữ trong lớp học. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng ngại khen. Khi thấy em nào có hạnh kiểm tốt, là một giáo viên, bạn hãy nhìn nhận ngay điều đó. Không cần phải nói ra lời, chỉ cần mỉm cười hay cử chỉ là đã có thể khuyến khích các em.
    Kỷ luật có tính tích cực - bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp
    Kỷ luật có tính tích cực - bí quyết giúp giữ trật tự trong lớp




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy