Top 10 Quốc gia ô nhiễm nhất hành tinh
Khí thải nhà kính là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Nó tàn phá toàn cầu, và vấn đề giảm lượng khí thải này ngày càng trở nên cấp bách và gây áp lực ... xem thêm...cho nhân loại. Tuy nhiên, các quốc gia gây ô nhiễm nhất dường như không nhận thức được sự cần thiết của việc giảm lượng khí thải. Sau đây là top 10 quốc gia ô nhiễm nhất hành tinh.
-
Nhật Bản
Ô nhiễm môi trường ở Nhật Bản xuất hiện cùng với quá trình công nghiệp hóa từ thời Minh Trị (1868-1912) mà vụ đầu tiên khá tai tiếng là vụ nhiễm độc đồng do nước thải từ mỏ đồng Ashio ở tỉnh Tochigi năm 1878. Việc phát triển các ngành dệt, giấy và bột giấy đã dẫn đến ô nhiễm nước, còn việc sử dụng than làm nhiên liệu chính trong công nghiệp là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Trong thời kỳ phát triển cao độ sau Thế chiến 2, Nhật Bản trở thành một trong những nước ô nhiễm nhiều nhất trên thế giới.
Nhật Bản bị ô nhiễm môi trường nặng nề vì dân quá đông đúc trên các khu vực diện tích hẹp, khiến cho các khu công nghiệp và khu dân cư nằm liền kề nhau. Có thể nói ô nhiễm nước là một trong những vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng nhất ở Nhật Bản mà 4 nguyên dân chính là: công nghiệp hóa nhanh chóng, đô thị hóa nhanh chóng, sự tụt hậu trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội như hệ thống thoát nước, cũng như chính sách một thời coi trọng phát triển kinh tế hơn là sức khỏe nhân dân và môi trường trong sạch.
Ôxit sulfur trong không khí gây nên mưa axit, phá hoại các cánh rừng của Nhật Bản, ô nhiễm tiếng ồn tiếp tục ảnh hưởng đến những người sống gần các nhà máy, công trường xây dựng, sân bay, đường lớn, các tuyến tàu điện, nhất là tàu tốc hành shinkansen.
Tuy lâu nay, chính phủ trung ương, các chính quyền địa phương cũng như bản thân người dân rất nỗ lực để làm sạch môi trường, nổi bật nhất là việc Nhật Bản đăng cai tổ chức hội nghị thế giới về khí hậu thay đổi hồi năm ngoái ở Kyoto, có thể nói người Nhật Bản vẫn đang phải sống cùng nhiều loại ô nhiễm.
-
Indonesia
Indonesia nhanh chóng trở thành một trong những nước gây ô nhiễm nhất thế giới. Ngoài ra, quốc gia này còn đang phá hủy rừng với tốc độ chóng mặt. Bởi vậy mà nạn phá rừng ở Indonesie đạt đến 40% trong vòng chưa đầy 50 năm. Quốc gia châu Á này có lượng khí thải bằng với các nước châu Âu, và thủ đô Jakarta là một trong những thành phố ô nhiễm nhất.
Theo báo cáo “Ô nhiễm và sức khỏe” vừa được GAHP công bố, Indonesia ghi nhận 232.974 trường hợp tử vong mỗi năm do ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất và các dạng ô nhiễm khác.
Cụ thể, có 123.753 ca tử vong mỗi năm tại quốc gia vạn đảo do ô nhiễm không khí, 60.040 ca do ô nhiễm nguồn nước, 16.331 ca do ô nhiễm nghề nghiệp và 32.850 ca do ô nhiễm chì vì tiếp xúc với khí thải từ xăng pha chì.Các bạn có thể thấy hình ảnh sông Citarum, một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới.
-
Brazil
Brazil là một trong những quốc gia gặp khó khăn nhất trong việc phát triển kinh tế trong những năm gần đây, kèm theo sự gia tăng khí thải nhà kính. Vấn đề này còn bị tốc độ phá rừng vùng Amazon, một trong những lá phổi xanh lớn nhất thế giới, khiến cho trầm trọng thêm. Brazil cũng thuộc top những quốc gia có nguồn nước bị ô nhiễm trên thế giới.
Kết quả điều tra của mạng lưới Quan sát khí hậu, với sự tham gia của 37 tổ chức phi chính phủ và bảo vệ thiên nhiên, cho thấy khí thải gây hiệu ứng nhà kính của ngành điện lực ở nền kinh tế số một Mỹ Latinh đã tăng từ 114 triệu tấn vào năm 1970 lên 449 triệu tấn vào năm 2013.
Với thống kê này, ngành điện lực đã trở thành lĩnh vực gây ô nhiễm nhất tương tự như ngành nông nghiệp ở Brazil. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do việc sử dụng ethanol ở Brazil giảm trong những năm gần đây, trong khi sử dụng xăng và dầu lại tăng. Ngoài ra, việc mở rộng các nhà máy nhiệt điện và tình trạng chặt phá rừng cũng khiến khí thải ở nước này gia tăng.
Tuy nhiên, mạng lưới Quan sát khí hậu cho rằng Brazil vẫn có thể hoàn thành mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính như đã cam kết với Liên hợp quốc. -
Mỹ
Là một cường quốc, Mỹ cũng có nhược điểm của họ. Mỹ không những là một trong các quốc gia thực hiện các điều khoản về phát khí thải CO2 tệ nhất, mà còn bị đe dọa trầm trọng về vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Chính phủ Mỹ luôn bị coi là thủ phạm số một trong việc thải khí nhà kính, tác động đến toàn cầu. Cần có các biện pháp mạnh mẽ để giảm lượng khí thải CO2 trong một đất nước có hơn 600 trạm điện.
Tại Mỹ, chất độc không khí gây ra 55% tử vong do ô nhiễm. Một trong những chất gây ô nhiễm không khí có hại nhất cho sức khỏe con người là chất dạng hạt (PM) - một hỗn hợp phức tạp gồm các hạt cực nhỏ và các giọt nhỏ được tạo ra bởi việc đốt nhiên liệu hóa thạch, nhà máy điện và lửa. Gretchen Goldman, giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Khoa học và Dân chủ thuộc Liên hiệp các nhà khoa học liên quan cho biết PM là nguyên nhân cho hầu hết các trường hợp tử vong ở Mỹ.
-
Trung Quốc
Tình trạng không khí tồi tệ ở các thành phố của quốc gia này chỉ là một ví dụ về việc đất nước này phát triển chóng mặt mà không kiểm soát khí thải đầy đủ. Bùng nổ kinh tế làm tăng lượng chất thải hóa học và các vụ hóa chất độc hại tràn vào các con sông. Trẻ em ở các thành phố của Trung Quốc cũng đang phải hít thở bầu không khí độc hại tương đương với việc hút hai gói thuốc mỗi ngày! Nếu tình hình tiếp tục gia tăng, nó sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ cho môi trường. Chỉ trong vài năm, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ về lượng CO2 thải vào bầu khí quyển.
Hiện chưa thống kê chính xác lượng carbon Trung Quốc thải ra bầu không khí hàng năm, nhưng người dân nước này đang đối diện với thực tế, quốc gia mình là một trong số các nước ô nhiễm nhất thế giới hiện nay. Ngày 4/1 vừa qua, chính quyền Bắc Kinh ban bố trình trạng báo động đỏ - mức cao nhất về khói, và báo động vàng cho sương mù.
-
Ấn Độ
Nền kinh tế Ấn Độ phát triển nhanh chóng và vấn đề ô nhiễm môi trường cũng ngày càng nặng nề hơn. Vì vậy mà nhiều con sông ở Ấn Độ đang bị chết dần.
Vấn đề lớn nhất đối với việc ô nhiễm các dòng sông là hầu như toàn bộ nước thải ở Ấn Độ đều đổ ra các con sông mà hoàn toàn không được xử lý. Phân tích mẫu nước lấy ở sông Hằng đoạn gần thành phố Varanasi cho thấy hàm lượng vi khuẩn Coli nguy hiểm có nơi cao hơn mức cho phép tới 3.000 %.
Dân số tăng nhanh làm hình thành ngày càng nhiều các khu ổ chuột và hiện nay ở New Delhi có trên 1.500 khu dân cư mới, nằm ngoài quy hoạch, thải nước vô tội vạ ra các kênh rạch và sông ngòi.
Tình trạng ô nhiễm không khí cũng ngày càng nghiêm trọng hơn. Thậm chí người ta còn cho rằng khói bụi ở Ấn Độ ảnh hưởng cả tới thời tiết ở Bắc Mỹ. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng nặng nề đến nền nông nghiệp Ấn Độ. Năng suất xuất lúa ở miền nam Ấn Độ giảm rõ rệt khi những áng mây màu nâu che phủ cả bầu trời.
-
Mexico
Khí ozone được biết đến như một thành phần cấu tạo của khói và khi mức độ ozone tăng lên thì sẽ dẫn đến các vấn đề liên quan đến hô hấp. Năm 2015, Mexico đã đưa ra cảnh báo về mức độ ozone trong không khí và thêm một lần cảnh báo nữa vào năm 2020.
Các nhà nghiên cứu của Mỹ và Mexico của trung tâm AccWeather (Mỹ) cho rằng, trẻ em sống ở Mexico có dấu hiệu phát triển sớm về bệnh Alzheimer trong cấu trúc não do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, vị trí của Mexico City cũng gây ra một số bất lợi khi nằm ở thung lũng núi cao (hơn 2.200 mét so với mặt nước biển) và được bao quanh bởi các ngọn núi sẽ khiến không khí bị ô nhiễm bị tích tụ lại và không phân tán được.
Trước tình trạng trên, chương trình “Hoy no circular” nhằm hạn chế lưu thông của những ô tô có chỉ số khí thải cao cũng được kích hoạt tại thủ đô Mexico City. Ngoài ra, các nhà máy và khu công nghiệp cũng phải hoạt động dưới công suất để giảm 30%-40% lượng khí thải.
Cơ quan chức năng Mexico cho biết nắng nóng trên diện rộng đã gây ra 896 đám cháy hoặc các điểm nóng tại nhiều bang. Bên cạnh khu vực thung lũng Mexico, nhiều thành phố tại các bang khác nhau cũng kích hoạt báo động ô nhiễm không khí. -
Pakistan
Theo ước tính, có khoảng hơn 250.000 trẻ em Pakistan tử vong mỗi năm bởi bệnh thương hàn, bệnh lỵ, dịch tả và bệnh viêm gan. Các bệnh này đều có liên quan đến nguồn nước không an toàn.
Ở Pakistan, các loại hóa chất gây ô nhiễm trong nước uống, chẳng hạn như florua, asen và nitrat được phát hiện tại nhiều địa phương khác nhau. Ô nhiễm asen được tìm thấy ở khu vực miền nam Punjab và miền trung Sindh. Ô nhiễm nước uống là nguyên nhân chính của nhiều căn bệnh nghiêm trọng gây tử vong tại Pakistan.
Chuyên gia khí tượng người Pakistan, ông Mohammad Hanif, nói rằng tình trạng ô nhiễm hiện tại – gây nên do bụi bẩn, người dân đốt rơm rạ trên cánh đồng, và khí thải từ các nhà máy, lò gạch ở Pakistan cùng nước láng giềng Ấn Độ – dự kiến sẽ còn kéo dài cho đến giữa tháng này.
-
Quatar
Qatar, quốc gia được coi là giàu có nhất hiện nay tính theo GDP bình quân đầu người, nhưng cũng đồng thời là nơi chịu nhiều ô nhiễm nhất. Là một trong những bán đảo nhỏ thuộc khu vực khô cằn của Thế giới, Qatar đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng trong vấn đề an ninh nguồn nước sạch thuộc khu vực sử dụng dân sinh cũng như công nghiệp.
Sở hữu số dân hơn 2 triệu người và ngày càng tăng nhanh, Qatar cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề gây ra bởi số lượng ngày càng tăng của các công trình xây dựng và hệ thống hàng không bận rộn.
Nguyên nhân của vấn đề là ở chỗ, Qatar thiếu vắng lượng nước bề mặt, điều này đồng nghĩa với việc hệ thống thủy lợi trong nông nghiệp của quốc gia này được bơm từ lượng nước ngầm. Các tầng nước ngầm của Qatar được dự báo sẽ khô cạn trong 20 đến 30 năm tới nếu duy trì tốc độ bơm và sử dụng lượng nước ngầm như hiện nay. Cơ quan giám sát quốc tế - Chương trình môi trường Liên hợp Quốc dự đoán rằng, song song với sự phát triển của đô thị và nông thôn đang gia tăng thì vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngầm (ni tơ rát) là có thể.
-
Afghanistan
Chính phủ Afghanistan ước tính rằng, ô nhiễm không khí là nguyên nhân khiến cho 3.000 ca tử vong mỗi năm chỉ riêng tại thủ đô Kabul. Với dân số gần 30 triệu người, Afghanistan thường xuyên gặp nhiều vấn đề liên quan đến tắc nghẽn giao thông, bụi... gây nên ô nhiễm không khí nặng nề. Kích thước “khiêm tốn” của những thành phố miền núi đã dẫn đến tệ nạn xây dựng nhà bất hợp pháp, đi kèm với việc sử dụng máy phát điện diesel hoặc tệ hại hơn là nạn đốt lốp xe hoặc túi nilong để làm nhiên liệu. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí của đất nước này.
Bộ trưởng Y tế Afghanistan Fida Mohammad Paikan ngày 31/12 cho biết, hơn 8.000 bệnh nhân liên quan đến ô nhiễm không khí, chủ yếu là những người bị mắc các bệnh về đường hô hấp, đã phải nhập viện trong thời gian trên và 17 người trong số họ đã tử vong vì các lý do liên quan.
Kabul được cho là một trong những thành phố bị ô nhiễm trầm trọng nhất thế giới. Để khắc phục tình trạng này, Cơ quan Bảo vệ môi trường quốc gia Afghanisan phối hợp với chính quyền thành phố và Bộ Nội vụ đã phát động một chiến dịch chống ô nhiễm trong ngày 30/12 và cảnh báo sẽ cho đóng cửa mọi trung tâm thương mại hoặc cơ quan sử dụng vật liệu kém chất lượng trong hệ thống sưởi ấm.
Các số liệu thống kê cho thấy ở Afghanistan, người dân thường sử dụng các loại nhiên liệu kém chất lượng, trong đó có than đá để giữ ấm cho nhà cửa hoặc văn phòng trong mùa Đông. Đây là một trong những nguyên nhân khiến quốc gia này bị ô nhiễm không khí trầm trọng.