Top 14 thực phẩm nguy hiểm nhất tại Việt Nam
Có những món ăn quen thuộc tưởng như rất ngon và được nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng, hãy cảnh giác với những thực phẩm xung quanh chúng ta vì nó có thể ... xem thêm...khiến bạn bị dị ứng, ngộ độc, thậm chí mất mạng. Dưới đây là những loại thực phẩm nguy hiểm có mặt tại Việt Nam, hãy cùng toplist điểm danh những loại thực phẩm nào có trong danh sách nhé.
-
Cá nóc
Nhiều người vẫn chế biến cá nóc thành những món ăn để thưởng thức dù nó có nhiều độc tố. Trong nội tạng của cá nóc có một độc tố mà đến nay vẫn chưa tìm ra thuốc giải đó là tetrodotoxin.
Nếu người nấu và người thưởng thức bị dính phải một lượng rất nhỏ độc tố này cũng đủ để tử vong ngay tức khắc. Diễn viên Kabuki nổi tiếng của Nhật cũng bị ngộ độc vì loại thực phẩm chứa nhiều độc tố này.
-
Sứa biển
Sứa biển hiện nay đang ngày càng trở thành món ăn hút khách ở các nhà hàng ven biển. Đây là loài động vật chứa nhiều độc tố tập trung ở các xúc tua dưới dạng tế bào châm Nematocyst. Một số loài sứa có hàng triệu nematocyst có thể gây tử vong cho người sử dụng.
Sứa có thể được dùng để chế biến món ăn nhưng đó không phải là sứa biển tươi (chưa qua chế biến). Tuyệt đối không được ăn gỏi sứa sống hoặc làm thức ăn cho trẻ em.
-
Sò huyết
Đây được coi là món ăn được khá nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên loại thực phẩm này lại ẩn chứa nhiều vi khuẩn viêm gan A, dịch tả, thương hàn... khi sò huyết được chế biến thành món nướng, hấp hay ăn sống,các vi khuẩn này rất khó để tiêu diệt có trường hợp chúng sẽ trở thành những siêu vi khuẩn gây ngộ độc.
Đặc biệt, khuyến cáo phụ nữ trong thời gian mang thai không nên ăn loại thực phẩm này bởi lượng retinol quá cao trong sò huyết có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Do đó ta nên cẩn thận chế biến trước khi ăn sò huyết.
-
Ớt
Ớt được dùng như một loại gia vị làm tăng độ ngon cho các món ăn khác, đặc biệt là đối với những người thích ăn cay. Tuy nhiên ít ai biết được rằng hàm lượng độc tố trong ớt cao hơn gấp 3 lần trong mù tạc và người trưởng thành có thể bị tử vong chỉ với 4g ớt.
Ở một số nơi, đặc biệt là Ấn Độ, ớt được dùng để ngăn chặn sự phá phách của những đàn voi rừng. Và theo nguồn tin tiết lộ rằng quân Ấn Độ đang nghiên cứu chế biến ra vũ khí được làm từ ớt.
-
Củ đậu
Củ đậu là loại củ rất được yêu thích của nhiều người bởi vị ngọt, tính mát và có thể đa dạng trong chế biến món ăn. Tuy nhiên loại thực phẩm này lại chứa Linamarin, khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển hướng thành xianua một hợp chất rất độc đối với cơ thể, đặc biệt chất này có hàm lượng cao hơn nhiều trong sắn cao sản - loại đậu này thường dùng để sản xuất bột ngọt hoặc làm thức ăn cho gia súc. Vì vậy phải thật cẩn thận khi ăn và chế biến loại thực phẩm này.
Ngoài phần củ ăn được, lá và hạt của cây củ đậu có thể dùng làm thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, tuyệt đối không được lá và hạt bởi nó chứa chất tephrosin và rotenon. Chất này khi đi vào cơ thể có thể gây ngộ độc, thậm chí bị đau bụng dữ dội, co giật toàn thân, loạn nhịp tim, tụt huyết áp, suy hô hấp.Phần hạt của cây củ đậu có chứa thành phần độc Rotenon không ăn được, dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và chữa bệnh ngoài da (ghẻ, lở).
Nếu ăn phải hạt của cây củ đậu bệnh nhân sẽ có biểu hiện ngộ độc từ phút thứ 5- 40. Triệu chứng có thể tiến triển nhanh và nặng có thể tử vong trong thời gian từ 2 - 5 giờ. Nếu được kiểm soát tốt, triệu chứng nặng nề nhất có thể hết sau 4 -7 giờ. Vì vậy, khi mua cả chùm củ đậu tươi về chế biến, tuyệt đối cắt bỏ dây lá.
-
Khế
Quả khế là một thực phẩm có hương vị hấp dẫn và đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quả khế có thể gây ảnh hưởng như ngộ độc, dị ứng, tương tác thuốc…
Những người bị bệnh thận và những người đang dùng thuốc nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn khế. Trái khế có chứa hàm lượng oxalate cao có thể gây sỏi thận. Người mắc bệnh thận khi ăn quả khế có thể dễ bị ngộ độc khế với các triệu chứng bao gồm nhầm lẫn, co giật, thậm chí bị tử vong.
Một số nghiên cứu cho thấy chất neurotoxin có trong quả khế có thể gây ảnh hưởng tới não và gây các rối loạn thần kinh. Ở những người khỏe mạnh, thận hoạt động tốt có thể đào thải chất neurotoxin này ra khỏi cơ thể, tuy nhiên những người bị bệnh thận không có khả năng này. Hệ quả là sau khi ăn khế, độc tố này sẽ tồn tại trong cơ thể người bị bệnh thận và gây ngộ độc với các triệu chứng nghiêm trọng. -
Thịt cóc
Thịt cóc có lượng đạm và kẽm cao, rất tốt trẻ em suy dinh dưỡng, nhưng một số bộ phận của chúng lại chứa bufotoxine - chất độc gây chết người chỉ trong thời gian ngắn.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho hay thịt cóc có lượng đạm và kẽm cao hơn các loại thịt khác như thịt bò, lợn nên rất tốt cho người già, trẻ em suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi xương. Tuy nhiên, thịt cóc cũng chứa một chất độc, không cẩn thận có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cũng cho biết ăn thịt, mỡ cóc an toàn trong khi nhựa cóc (ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc), gan và buồng trứng lại có thể gây ngộ độc do chứa bufotoxine có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn gan và trứng cóc. Ngoài ra trong quá trình làm thịt, nếu để những bộ phận này vướng vào thịt cóc cũng rất nguy hiểm. -
Mật cá trắm tươi
Trong mật cá có một chất alcohol steroid là 5α-cyprinol, chất này sau khi vào dạ dày, được hấp thu vào máu đi tới gan, thận gây ra suy gan và suy thận cấp.
Triệu chứng xuất hiện 1 - 2 giờ sau khi uống mật cá: Người bệnh thấy khó chịu, đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy, 1 ngày sau thấy đái ít dần rồi vô niệu, có thể phù hai chân, đau đầu, tăng huyết áp, vàng da nhẹ, dần tới suy thận, suy gan và có thể tử vong nếu không đi cấp cứu kịp thời tại bệnh viện để lọc máu. Lưu ý không nên uống hay nuốt loại này.
-
Măng
Xyanua là chất gây độc có trong măng. Một nghiên cứu trên 3 loại măng cho thấy: măng trắng (được bào từ củ măng), măng trắng ngâm nước nửa ngày, khi đó, măng đã ra nước hơi chua và măng vàng là măng đã qua luộc và ngâm nước bán trên thị trường đều có hàm lượng xyanua rất đáng lo ngại.
Chất xyanua có sẵn trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với nước. Nhưng đối với măng chua, trong quá trình ngâm, chất xyanua có thể kết hợp với một số enzym hoặc kết hợp với một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính. Do đó, khi chế biến măng, bạn nên làm theo kinh nghiệm dân gian là rửa kỹ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1 - 2 lần trước khi ăn để tránh bị ngộ độc.
-
Khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm chứa solanine, một loại glycoalkaloid đắng và độc, có tính gây mê. Ngoài ra, lá và thân cây khoai tây có hàm lượng glycoalkaloid tự nhiên cao. Khi khoai tây có màu xanh tức là hàm lượng solanine đạt mức có nguy cơ gây nguy hiểm. Vì vậy, không nên ăn phần củ có màu xanh.
Solanine cũng tạo vị đắng cho khoai tây sau khi nấu chín. Ăn với lượng ít, solanine và alpha-chaconine trong khoai tây gây những vấn đề ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Ngộ độc nặng hơn, bạn có thể bị mê sảng, tê liệt, chậm chạp, đau bụng, giảm khả năng nhìn và nôn. Hàm lượng lớn solanine trong cơ thể có thể dẫn đến tử vong.
-
Hạt điều mốc
Hạt điều là thực phẩm ngừa ung thư, nuôi dưỡng tóc và da, tốt cho xương, giảm cân, ngăn chặn sỏi mật và nhiều lợi ích sức khỏe khác. Tuy nhiên, hạt điều không bảo quản cẩn thận, để tiếp xúc với không khí trong thời gian dài gây nấm mốc, các axit béo bị oxy hóa, sinh ra các chất độc, tiềm ẩn nguy cơ ung thư.
Hạt điều thô chứa urushiol - một độc tố, khi ăn hạt điều có chứa chất độc với số lượng lớn có thể gây tử vong. Khi mua cần chú ý xem hạt điều đã được hấp lên hay chưa. Bạn chỉ mua và dùng làm thực phẩm hạt điều thô đã được xử lý bằng cách hấp lên.
-
Nấm độc
Trên thực tế, có rất nhiều loại nấm: có loại nấm lành và có loại độc. Nấm độc thường có ở rừng bắt đầu vào mùa mưa hoặc nấm dại mọc ở ven đường. Nấm độc được chia làm 2 nhóm: nấm xuất hiện triệu chứng ngộ độc sớm trước 6h sau khi ăn, điển hình là nấm amanita muscaria, anipantherina, nấm đỏ hay nấm mặt trời. Người bị ngộ độc có triệu chứng buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co giật cơ, đau cơ, ảo giác… thường không gây tử vong.
Nhóm nấm độc lực cao, gây tử vong cao, điển hình là nấm amanita phalloides, A. ocreata, A. verna… Người bị ngộ độc có các triệu chứng xuất hiện muộn sau khi ăn nấm từ 6 - 24h hoặc 48h sau với các biểu hiện buồn nôn, nôn, cơn đau quặn bụng, tiêu chảy, tiểu ít, nước tiểu vàng thẫm, vàng mắt, suy gan và suy thận cấp. Nguy cơ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, chỉ nên mua và ăn những loại nấm mà bạn biết chắc chắn là ăn được. Không bao giờ mua hay ăn nấm lạ để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình.
-
Cà chua xanh
Trong cà chua xanh có chất solanin - một ancaloit tương đối độc (trong mầm khoai tây có rất nhiều chất này). Khi cà chua thật chín thì không còn solanin. Có thể người xưa đã bị ngộ độc do ăn cà chua xanh hoặc ương ương (chưa chín hẳn) nên đã lên án cà chua trong một thời gian dài.
Giống như khoai tây, cà chua xanh chứa chất độc solanine, gây ngộ độc. Các triệu chứng phổ biến sau khi ăn cà chua xanh là đau đầu chóng mặt, nôn ói… Các chuyên gia khuyến cáo nên bỏ hạt cà chua khi chế biến. Ăn cà chua sống không tốt cho sức khỏe.
-
Mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thũng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.
Không được ăn mộc nhĩ tươi vì khi còn tươi mộc nhĩ có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề, trường hợp trầm trọng còn dẫn đến hoại tử da nghiêm trọng.