Quả nhãn
Theo như nghiên cứu, nhãn không chỉ có một hàm lượng vitamin C phong phú, gần bằng 80% nhu cầu hàng ngày của mỗi người, nhãn còn chứa nhiều loại khoáng chất khác như: Sắt, phốt pho, magiê và kali... Tuy có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng nhãn không phải là loại thực phẩm phù hợp với tất cả mọi người. Những người bị cao huyết áp, tiểu đường và đặc biệt là phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều nhãn.
Nhiều ý kiến cho rằng, mang thai ăn nhãn không những không có tác dụng cho sức khỏe mà còn ngược lại còn làm thân nhiệt bên trong mẹ tăng lên, gây ra tình trạng chảy máu âm đạo, đau bụng âm ỉ dưới, nặng hơn có thể dẫn tới động thai… Nghiêm trọng hơn là mẹ bầu ăn nhãn 3 tháng đầu thai kì có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai, sinh non.
Hiện nay, những nghiên cứu về tác hại của nhãn đối với mẹ bầu là hầu như chưa có. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều nhãn, nhất là những người có thể trạng nhạy cảm hoặc mẹ bầu có biểu hiện của dọa sảy thai. Lưu ý: Với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hay bị cao huyết áp khi mang thai không nên ăn nhãn, vì có thể làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi những phụ nữ khi mang thai thường có các triệu chứng nóng trong, xuất hiện chứng táo bón. Ăn nhiều nhãn sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí có thể ảnh hưởng xấu đến thai khí và gây sảy thai.
Đông y thường sử dụng nhãn ở dạng long nhãn sấy khô, sau đó được sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh... và rất nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, quả nhãn lại "chống chỉ định" với phụ nữ có thai vì phụ nữ có thai phần lớn có triệu chứng nóng trong. Ngoài ra, loại quả này là nguyên nhân gây ra mụn nhọt nên người đang bị mụn nhọt cũng không nên ăn nhiều. Lượng đường cao trong nhãn cũng không phù hợp với người đang bị béo phì, người muốn giảm cân, người mắc bệnh tiểu đường, người bị tăng huyết áp.