Top 14 Bí quyết thành công trong trường đại học

Nguyên Nguyên 8310 0 Báo lỗi

Khoảng thời gian đại học sẽ là lúc bạn níu kéo những kỉ niệm tươi đẹp của những năm tháng học trò ấy. Tuy nhiên, môi trường đại học rất khắc nghiệt bởi bạn ... xem thêm...

  1. Top 1

    Đặt ra mục tiêu rõ ràng

    Trước khi bắt đầu vào một môi trường mới, đặc biệt là đại học, bạn hãy dành ra một ít thời gian để đặt ra mục đích rõ ràng của bạn khi vào đại học (để có một việc làm ổn định, được làm ở những tập đoàn nổi tiếng,...). Điều này giúp bạn xác định rõ ràng về hướng đi của mình và từ đó đề ra những mục tiêu cần phải thực hiện. Ví dụ, bạn muốn ra trường với tấm bằng loại xuất sắc, khi đó, bạn mới có thể đề ra những mục tiêu làm để trở thành một sinh viên xuất sắc. Thông thường, một sinh viên đi học chỉ mong muốn đạt ở ngưỡng trung bình để không bị nợ môn nào là đủ vì rất nhiều lý do: người thì đi làm thêm để trang trải cho cuộc sống, người thì không thích đi học,...


    Nhưng bạn nên nhớ rằng, "trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng". Bạn muốn thành công, bạn phải nỗ lực rất nhiều và phải khác biệt với mọi người. Nếu lớp của bạn chỉ toàn những sinh viên ưu tú thì bạn cần phải làm gì đó khác biệt với họ thì mới có thể thành công. Vì thế, khi vào đại học, bạn nên đề ra những mục tiêu sẽ đạt được, nó sẽ giúp bạn phấn đấu hết sức để hoàn thành. Nếu các bạn đã là sinh viên năm 2, năm 3 mà vẫn chưa có những mục tiêu của cuộc đời mình thì hãy bắt tay vào xây dựng.

    Mỗi người cần có những mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình
    Mỗi người cần có những mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình
    Đặt ra mục tiêu rõ ràng
    Đặt ra mục tiêu rõ ràng

  2. Top 2

    Lập kế hoạch cụ thể

    Bất kì một công việc gì cũng cần phải có một kế hoạch cụ thể để hoàn thành, nếu không sẽ rơi vào tình huống "nước đến chân mới nhảy". Thời gian là thứ trôi đi rất nhanh. Bạn không thể nào hoàn thành tốt một công việc nào đó nếu không có kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Khi lịch trình của một công việc được lập ra rõ ràng, bạn sẽ dễ dàng quản lý và theo dõi được tiến độ công việc đến đâu để có thể hoàn thành đúng thời hạn.


    Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu, phân tích đánh giá tình hình hiện tại và các hoạt động cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó trong tương lai. Việc lập kế hoạch đòi hỏi tính logic, sự sáng tạo và khả năng dự đoán.


    Mỗi ngày, bạn chỉ cần làm một phần nhỏ của công việc như kế hoạch đã lập ra thì đến deadline bạn chỉ cần tổng kết lại, vậy là xong. Đôi khi bạn than vãn về một đề tài đồ án quá nhiều, quá khó với sức của bạn,... nhưng nếu bạn bắt tay vào lên kế hoạch tìm hiểu và làm từ đầu, bạn sẽ thấy không có gì là khó mà còn có thể hoàn thành tốt đồ án của bạn nữa đấy.

    Lập ra kế hoạch giúp bạn có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ
    Lập ra kế hoạch giúp bạn có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ
    Lập kế hoạch cụ thể
    Lập kế hoạch cụ thể
  3. Top 3

    Tập thuyết trình trước đám đông

    Thuyết trình trước đám đông là một kỹ năng mà ai cũng bắt buộc phải có dù là sinh viên hay đã đi làm. Bạn không thể rụt rè, núp sau lưng làm người hỗ trợ mãi được. Muốn thành công, bạn phải tự tin vào chính mình. Hãy bước lên và nói trước đám đông.


    Kỹ năng thuyết trình trước đám đông cho phép mỗi cá nhân truyền đạt ý kiến, suy nghĩ và thông tin một cách rõ ràng, hiệu quả. Một người có khả năng diễn đạt rõ ràng, tự tin và thuyết phục sẽ có khả năng thu hút sự chú ý và tôn trọng từ người nghe. Nghe có vẻ dễ dàng, nhưng đây là kỹ năng khá khó khăn đối với nhiều người.


    Tuy nhiên, bạn đừng sợ người khác cười khi bạn nói sai bởi người ta chỉ cười lúc đó thôi và sẽ quên ngay sau khi buổi thuyết trình kết thúc, rồi sau đó bạn sẽ lại về và khắc phục những thiếu sót của mình. Sau nhiều lần nói trước đám đông, bạn sẽ trở nên tự tin và bản lĩnh hơn và điều đó không những quyết định thành công của bạn trong môi trường đại học mà còn cả trong cuộc sống của bạn.

    Nói trước đám đông khiến ban tự tin
    Nói trước đám đông khiến ban tự tin
    Tập thuyết trình trước đám đông
    Tập thuyết trình trước đám đông
  4. Top 4

    Học giao tiếp bằng tiếng Anh

    Bạn sẽ nghĩ như thế nào nếu bạn là một sinh viên giỏi nhưng khi gặp người nước ngoài hỏi đường, bạn không thể trả lời cho họ? Chắc chắn điều này sẽ khiến bạn cảm thấy rất khó chịu. Có những người thi TOEIC đến hơn 700 điểm nhưng lại không hề nói được tiếng Anh, lý do nằm ở đâu? Bởi vì họ chỉ chú trọng phần nghe và đọc hiểu chứ chưa hề dùng vốn tiếng Anh đã học được của mình để giao tiếp.


    Hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên, người đi làm muốn tìm kiếm cho mình cơ hội việc làm, thăng tiến trong công việc nhưng thường gặp trở ngại khi giao tiếp bằng tiếng Anh, chính điều đó làm cho mọi người luôn bị dậm chân tại chỗ và không thể phát triển.


    Vì vậy, bạn nên cố gắng nói tiếng Anh thật nhiều cho dù có sai nhưng vẫn phải nói, đừng ngại sai vì có sai bạn mới có kinh nghiệm để sửa chữa. Ở trường đại học, bao giờ cũng sẽ có những hoạt động giao lưu với người nước ngoài, nếu bạn không nói được tiếng Anh, bạn đã mất đi cơ hội để giao lưu với họ, đó là một điều đáng tiếc.

    Ở lĩnh vực nào, tiếng Anh cũng quan trọng
    Ở lĩnh vực nào, tiếng Anh cũng quan trọng
    Học giao tiếp bằng tiếng Anh
    Học giao tiếp bằng tiếng Anh
  5. Top 5

    Làm việc nhóm chung với bạn mới

    Sau khi tốt nghiệp đại học, bạn sẽ phải đi làm và làm việc chung với những người bạn không hề quen biết. Người Việt Nam chúng ta rất yếu về khả năng làm việc nhóm và thích làm việc chung với những người quen hơn người lạ. Vậy nên mới có khái niệm gọi là "gánh team" - một người làm công việc của cả nhóm. Chắc chắn, trong khi làm nhóm, lúc nào cũng xảy ra mâu thuẫn vì sẽ có người làm nhiều, người làm ít, người chẳng làm gì vì thế đôi lúc bạn chỉ muốn làm chung với những người bạn của mình để dễ dàng theo dõi.


    Nhưng khi đi làm, nhất là mới ra trường, bạn chẳng phải là sếp để có thể chọn những gì mình thích vì thế cấp trên phân bạn vào nhóm nào, bạn phải làm ở nhóm ấy. Do đó, bạn không thể cứ làm việc nhóm chung với bạn của mình mãi được. Tìm những người bạn mới làm việc nhóm chung, bạn sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị hơn, bạn sẽ học hỏi được cách làm việc nhóm của nhiều người. Dù tốt hay xấu, bạn cũng sẽ có kinh nghiệm hơn khi làm việc nhóm. Thành công là khi bạn có thể hòa nhập được với tất cả mọi người.

    Đừng ngại làm chung nhóm với bạn mới. Điều đó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc sau này
    Đừng ngại làm chung nhóm với bạn mới. Điều đó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc sau này
    Làm việc nhóm chung với bạn mới
    Làm việc nhóm chung với bạn mới
  6. Top 6

    Kết thật nhiều bạn

    Hãy kết thật nhiều bạn trong môi trường đại học bởi lúc nào đó bạn sẽ cần nhờ đến sự giúp đỡ của họ. Nếu bạn quan niệm rằng đại học chỉ là nơi đào tạo kiến thức về ngành nghề vậy nên chỉ cần đi học rồi về đi làm, bạn bè không thể tốt bằng bạn thời trung học,... thì đó là một quan niệm vô cùng sai lầm.


    Tuy bạn đại học không mấy thân thiết như bạn bè ở thời cấp ba, nhưng đại học là một xã hội thu nhỏ và trong xã hội bạn phải có quan hệ rộng rãi. Họ sẽ là những người giúp đỡ bạn mỗi khi bạn gặp khó khăn ở trường. Dù chỉ là giúp đỡ việc nhỏ thôi nhưng bạn bè rất cần thiết. Kết bạn là một nghệ thuật, học được nghệ thuật ấy, bạn đã trở thành một nghệ sĩ thành công rồi đấy.


    Có rất nhiều cách để kết bạn với nhiều bạn mới:

    • Sử dụng mạng xã hội: Mạng xã hội là nơi dễ dàng nhất, tiện dụng nhất để kết bạn trong trường đại học.
    • Tham gia các câu lạc bộ: Hãy tham gia câu lạc bộ những người có chung sở thích, đam mê để bạn có thể gặp gỡ và kết nối với những người cùng niềm đam mê với bạn. Đó có thể là câu lạc bộ ghi ta, võ thuật, tiếng anh, hoặc thậm chí là một câu lạc bộ những người hâm mộ của một ngôi sao nào đó. Tham gia câu lạc bộ là cơ hội để bạn có thể trò chuyện, kết bạn với rất nhiều người.
    • Bắt đầu một công việc partime: Nếu có thời gian, hãy bắt đầu một công việc làm thêm. Các bạn sẽ được làm việc cùng một môi trường, cùng một sếp và với những khách hàng giống nhau. Thật không khó để kết bạn và chia sẻ cùng với những nhân viên khác. Các bạn thậm chí sẽ có thể tìm thấy những người bạn tốt cùng làm ở những chỗ làm thêm.
    • Tham gia hội đồng hương: Ở nhiều trường đại học, thậm chí trên toàn thành phố, rất nhiều bạn sinh viên đã tự tổ chức nên một hội đồng hương để kết nối những bạn sinh viên có cùng quê hương.
    Mở rộng quan hệ luôn là điều cần thiết
    Mở rộng quan hệ luôn là điều cần thiết
    Kết thật nhiều bạn
    Kết thật nhiều bạn
  7. Top 7

    Tham gia các câu lạc bộ

    Tại trường đại học, các câu lạc bộ được lập ra nhằm giúp sinh viên giao lưu và học hỏi. Tại sao lại không tham gia? Đó cũng là cách trau dồi kỹ năng giao tiếp của bạn. Có thể bạn là người rụt rè nhưng mọi người trong câu lạc bộ đều phát huy hết ưu điểm của họ để bạn có cơ hội học hỏi và phát huy khả năng của mình.


    Tham gia câu lạc bộ giúp bạn có nhiều cơ hội để phát hiện những năng lực tiềm ẩn của bản thân, biết được những điểm mạnh và điểm yếu của chính mình qua đó hoàn thiện bản thân và trưởng thành hơn mỗi ngày.


    Những hoạt động trong câu lạc bộ đều đem đến lợi ích rất nhiều cho bạn. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy cực khi tham gia bởi việc trong câu lạc bộ rất nhiều, bạn sợ ảnh hưởng đến việc học của mình. Nhưng nếu không tham gia, bạn sẽ mất đi cơ hội để phát huy ưu điểm của mình và tỏa sáng. Hãy đến với các câu lạc bộ để trải nghiệm những điều thú vị ở thời sinh viên của bạn.

    Các câu lạc bộ là nơi phát huy những điểm mạnh và tài năng của bạn
    Các câu lạc bộ là nơi phát huy những điểm mạnh và tài năng của bạn
    Tham gia các câu lạc bộ
    Tham gia các câu lạc bộ
  8. Top 8

    Lấy thật nhiều chứng chỉ

    Sau khi rời đại học, bạn sẽ phải đi tìm việc làm nhưng nếu trong tay bạn chỉ có tấm bằng tốt nghiệp loại Cử Nhân đại học thì liệu có đủ sức cạnh tranh với những ứng viên ưu tú khác không? Cơ hội việc làm khan hiếm nên mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Nếu bạn không học thêm nhiều thứ khác bổ trợ cho chuyên ngành của mình thì đối với nhà tuyển dụng, bạn là người không có kinh nghiệm.


    Hiện nay bên cạnh tấm bằng tốt nghiệp mọi người nên tích lũy cho mình nhiều những loại chứng chỉ khác. Các chứng chỉ này góp phần rất nhiều khi tham gia ứng tuyển, cho nhà tuyển dụng thấy được kỹ năng đa dạng của ứng viên. Có rất nhiều các chứng chỉ nên học từ ngoại ngữ, tin học đến các kỹ năng mềm mà mọi người cần lưu ý để giúp nâng cao bản thân, tìm kiếm việc làm tốt hơn.


    Trong một môi trường chuyên nghiệp, nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi về chuyên môn, kỹ năng,... và bạn nên có bằng chứng cho họ. Nhưng đừng vì thế mà chỉ học đối phó để lấy chứng chỉ mà hãy nỗ lực để có nó, đó mới là chất lượng thực sự.

    Các loại chứng chỉ giúp ích cho công việc của bạn sau này
    Các loại chứng chỉ giúp ích cho công việc của bạn sau này
    Lấy thật nhiều chứng chỉ
    Lấy thật nhiều chứng chỉ
  9. Top 9

    Tham gia các hoạt động tình nguyện

    Đời sinh viên, nếu không trải qua những ngày tháng hoạt động tình nguyện thì thật uổng phí. Mỗi hoạt động tình nguyện dù không đem đến cho bạn lợi ích về vật chất nhưng bạn sẽ học hỏi được rất nhiều. Thông thường, những hoạt động tình nguyện thường là giúp đỡ, hỗ trợ,... và sau mỗi lần tham gia, bạn sẽ cảm thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều. Nếu bạn chỉ suốt ngày ngủ trong chăn ấm, nệm êm, được bố mẹ lo cho từ a đến z thì bạn sẽ không thể nào trưởng thành được.


    Khi tham gia các hoạt động tình nguyện, bạn học hỏi được vô số điều bổ ích vì khi đó, bạn phải tự thân mình vận động, tìm kiếm, giúp đỡ những người xung quanh. Bạn là người hỗ trợ người khác chứ không ai giúp bạn ngoài những chiến sĩ trong đội của bạn. Chẳng hạn như "Mùa hè xanh", bạn phải đi lao động cực khổ để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Khi ấy, bạn mới hiểu được những mảnh đời khó khăn, nghèo khổ,... Bạn học được tình yêu thương, giúp đỡ cộng đồng từ các chiến sĩ tình nguyện xung quanh. Hoặc tham gia vào các đội tình nguyện mang tính Quốc tế, bạn sẽ học được văn hóa của nhiều nước, được giao tiếp với nhiều người nước ngoài, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những đất nước khác cùng sống chung trên trái đất này. Bạn sẽ cảm thấy vũ trụ này bao la, vô tận; xã hội này rộng lớn khôn cùng. Thử trải nghiệm một lần tham gia tình nguyện, bạn sẽ cảm thấy thú vị vô cùng.

    Hoạt động tình nguyện là trải nghiệm thú vị của thời sinh viên
    Hoạt động tình nguyện là trải nghiệm thú vị của thời sinh viên
    Tham gia các hoạt động tình nguyện
    Tham gia các hoạt động tình nguyện
  10. Top 10

    Đi làm thêm

    Có rất nhiều ý kiến cho rằng sinh viên không nên đi làm thêm nhất là các bậc phụ huynh và thầy cô. Họ cho rằng làm thêm sẽ ảnh hưởng đến việc học của các bạn. Nhưng điều này ảnh hưởng hay không là ở các bạn. Bạn không nên quá đặt nặng việc đi làm thêm khi còn là sinh viên, hãy chỉ làm ở mức trải nghiệm. Đa số sinh viên đi làm thêm vì cần trang trải cho cuộc sống nên đôi lúc sẽ có những bạn làm ảnh hưởng đến việc học. Nhưng một sinh viên giỏi không có nghĩa là họ chỉ biết học mà không đi làm thêm. Có những bạn rất biết cân bằng giữa học và làm, học là chính, làm là để trải nghiệm. Bạn có thể chọn các công việc tại trường hoặc làm cộng tác viên cho một công ty nào đó,... nếu bạn không có quá nhiều thời gian.


    Đừng quá đặt nặng vấn đề lương bổng mà thay vào đó hãy học hỏi nhiều hơn. Có thể một công việc bạn chỉ làm trong một tháng hoặc một tuần hay thậm chí chỉ có một vài ngày nhưng bạn cũng sẽ hiểu được một ít về công việc bạn làm và có thêm những trải nghiệm mới trong cuộc đời. Bạn sẽ trưởng thành hơn rất nhiều nếu thay đổi nhiều công việc. Các bạn là sinh viên, chưa cần một nơi ổn định lâu dài để làm việc vậy nên bạn đừng ngại thay đổi.

    Làm thêm sẽ không ảnh hưởng đến việc học nếu bạn biết cân bằng giữa học và làm
    Làm thêm sẽ không ảnh hưởng đến việc học nếu bạn biết cân bằng giữa học và làm
    Đi làm thêm
    Đi làm thêm
  11. Top 11

    Rèn luyện sức khỏe và tâm lý vững vàng

    Đại học là môi trường khắc nghiệt đúng nghĩa đối với những bạn xác định rõ ràng mục tiêu của cuộc đời và nỗ lực đấu tranh trên con đường mình đã chọn. Có những đêm bạn phải thức đến sáng để hoàn thành bài thuyết trình, đồ án, tiểu luận,... vì thế bạn cần phải có sức khỏe tốt để chống chọi trong những ngày ấy. Thực ra, bạn không nên thức khuya nhưng so với thực tế, bạn không thể tránh khỏi việc thức khuya dậy sớm. Vì thế, tranh thủ trong những ngày rảnh rỗi, bạn hãy luyện tập thể thao để có sức khỏe tốt. Điều quan trọng hơn đó là tâm lý của bạn phải vững vàng, nếu không sẽ dễ rơi vào tình trạng stress hoặc trầm cảm. Môi trường đại học là nơi bạn phải tự lập hết mọi thứ (nhất là đối với những bạn sống xa nhà), vì thế sức khỏe và tinh thần là hai yếu tố quan trọng giúp bạn vượt qua những khó khăn, vất vả.


    Lời khuyên cho bạn là hãy ngủ đủ giấc vào những thời điểm còn rảnh rỗi, hạn chế thức khuya online, xem phim,... Chơi thể thao nhiều hơn hoặc có thể đi bộ mỗi ngày từ 10 đến 15 phút để thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không sử dụng chất kích thích như trà, cà phê,...

    Sức khỏe là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công.
    Sức khỏe là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công.
    Rèn luyện sức khỏe và tâm lý vững vàng
    Rèn luyện sức khỏe và tâm lý vững vàng
  12. Top 12

    Kỹ năng tiếp nhận và học tập từ lời phê bình

    Trong cuộc sống hoặc công việc, không chỉ có những lời khen mà còn có cả những lời phê bình. Đừng tự ái hay giận dỗi khi có ai đó nói không tốt về bạn, hãy biến những nhận xét hay những lời phê bình của người khác thành những kinh nghiệm, bài học cho bản thân.


    Chẳng mấy ai thích nghe người khác chê mình, ít nhiều chúng ta cũng sẽ phản ứng lại những lời phê bình đó. Hãy giữ tinh thần bình tĩnh để lắng nghe lời góp ý, không nên phản ứng lại một cách nóng nảy vì tinh thần không bĩnh tĩnh sẽ càng làm cho sự việc đi theo hướng xấu hơn.Bạn cần biết cầu thị, lắng nghe sẽ giúp người phê bình góp ý chân thành hơn. Khi có người phê bình đừng chỉ biết đổ lỗi của mình cho ai hoặc điều gì khác.


    Bởi vì, những lời phê bình có thể là những góp ý chân thành nhất, giúp bạn nhìn thấy những khuyết điểm của bản thân cần phải thay đổi. Chấp nhận lời phê bình và biến nó thành một điều mang tính xây dựng là một kỹ năng. Nếu không giỏi kỹ năng này, có lẽ bạn cần nỗ lực tập luyện. Điều này không những cải thiện sự tương tác của bạn mà còn giúp bạn hoàn thiện mình, đồng thời bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn mỗi khi đối mặt với những rắc rối.

    Kỹ năng tiếp nhận và học tập từ lời phê bình
    Kỹ năng tiếp nhận và học tập từ lời phê bình
    Kỹ năng tiếp nhận và học tập từ lời phê bình
    Kỹ năng tiếp nhận và học tập từ lời phê bình
  13. Top 13

    Chủ động

    Trong mọi trường hợp, cơ hội sẽ luôn đến nếu bạn là người chủ động, biết nắm bắt cơ hội cho chính mình. Có bao giờ bạn tiếc nuối vì đã bỏ qua những cơ hội như thế này chưa?

    • Bạn muốn tham gia vào Ban cán sự lớp nhưng lại không dám chủ động ứng cử, và cơ hội đó đã vụt khỏi tay bạn.
    • Bạn có những thắc mắc liên quan đến bài học nhưng lại không dám chủ động hỏi thầy cô, bạn bè; sau này khi gặp phải những vấn đề thực tế liên quan đến bài học đó thì bạn không biết phải làm như thế nào.
    • Bạn muốn làm quen và kết bạn với nhiều người tại một sự kiện nhưng lại không chủ động bắt chuyện với họ, cuối cùng bạn chỉ có một mình.
    • Bạn muốn tìm một công việc tốt nhưng lại không chủ động tìm kiếm mà phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác; nhưng những công việc tìm được lại không phù hợp với bạn.

    Sẽ thật tiếc nếu như bạn có thể làm được nhưng lại thiếu sự chủ động để thực hiện đúng không nào? Dù đi học hay đi làm cũng vậy, bạn hãy là người chủ động trong mọi việc; sẵn sàng tìm kiếm những cơ hội và luôn chủ động nắm bắt cơ hội cho chính mình.

    Hãy là người chủ động trong mọi việc; sẵn sàng tìm kiếm những cơ hội và luôn chủ động nắm bắt cơ hội cho chính mình.
    Hãy là người chủ động trong mọi việc; sẵn sàng tìm kiếm những cơ hội và luôn chủ động nắm bắt cơ hội cho chính mình.
    Chủ động
    Chủ động
  14. Top 14

    Không thỏa mãn với thành công đạt được

    Ai cũng muốn tìm cho mình một bí quyết thành công giúp bản thân có thể phát triển hơn. Tuy nhiên trong cuộc sống sẽ có người tự tìm thấy con đường thành công cho mình. Một số người lại không tìm thấy, trở nên bế tắc, khó khăn.


    Thành công chỉ đến với những ai biết cố gắng và luôn có những khát vọng trong cuộc sống. Nếu bạn chỉ đọc hết một quyển sách và cho như vậy là đủ thì không bao giờ bạn có thêm kiến thức, kỹ năng cho bản thân. Trong cuộc sống và công việc cũng vậy, cuộc sống luôn là những thử thách và bạn phải tìm cách vượt qua tất cả những thử thách đó.


    Nếu bạn dễ dàng thõa mãn với những gì mình đã làm được điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã chấp nhận bỏ cuộc. Hãy luôn có những dự định mới trong cuộc sống và cố gắng để đạt được nó, có như vậy bạn mới thật sự là người thành công. Nếu bạn đã đạt được mục tiêu ban đầu, hãy đặt mục tiêu cao hơn để tiếp tục chinh phục nó, vì vậy bạn mới là người thành công.

    Không thỏa mãn với thành công đạt được
    Không thỏa mãn với thành công đạt được
    Thành công chỉ đến với những ai biết cố gắng và luôn có những khát vọng trong cuộc sống.
    Thành công chỉ đến với những ai biết cố gắng và luôn có những khát vọng trong cuộc sống.



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy