Top 20 Địa điểm kỳ lạ nhất trên thế giới có thể bạn chưa biết
Thế giới chúng ta đang sống là một nơi rất thú vị. Mỗi cảnh quan trên Trái đất này có những nét độc đáo riêng. Một số nơi không chỉ độc đáo mà còn có vẻ đẹp kỳ ... xem thêm...lạ đối với tâm trí con người. Trái đất bao la có rất nhiều vùng đất bí ẩn mà con người chưa biết đến và chưa đặt chân tới. Bạn nghĩ sao về việc một ngày bạn bước đi trên những sa mạc cát 7 màu hay trong pháo đài của Superman như trong phim? Có thể bạn nghĩ những địa điểm đó thậm chí còn chẳng tồn tại trên Trái Đất. Hãy cùng khám phá những địa điểm kỳ lạ nhất thế giới qua bài viết dưới đây nhé!
-
Hồ Osoyoos (hồ giọt nước)
Thế giới diệu kì luôn biết cách làm chúng ta thấy bất ngờ và nhiều điều khó lí giải, tiêu biểu như những hồ nước độc đáo và kì lạ vẫn sẽ là đề tài làm đau đầu các nhà khoa học và kích thích đam mê phiêu lưu khám phá của những tín đồ xê dịch. Đất nước Canada với những chiếc lá phong vàng có rất nhiều những địa điểm du lịch nổi tiếng như hồ Louise hay dòng sông băng của dãy núi Jungfrau. Trong đó có một điểm đến vô cùng kì lạ và thú vị đó chính là hồ Osoyoos với hình dạng của một giọt nước khổng lồ. Đây là một trong những hồ nước độc đáo và kì lạ nhất thế giới.
Khi xem những tấm ảnh hồ Osoyoos, hẳn nhiều người sẽ nghĩ đây là cảnh tượng ở một hành tinh khác bởi sự lạ mắt và độc đáo của nó. Nếu có dịp đến Canada, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm một trong những hồ nước nổi tiếng nhất thế giới, hồ Osoyoos, ở gần British Columbia. Ngoài cái tên Osoyoos ra, hồ này còn được các du khách ví von là “hồ đốm” hay “hồ giọt nước”. Nó được tạo thành từ rất nhiều vũng nhỏ, đó là lí giải vì sao nó có những cái tên thú vị và kỳ lạ như vậy. Mỗi năm có hàng triệu lượt du khách đổ về đây để chiêm ngưỡng thắng cảnh tuyệt đẹp này. Những người dân địa phương cho biết nước hồ còn có thể dùng để chữa bệnh vì nó chứa rất nhiều khoáng chất.
-
Đất 7 màu
Bạn nghĩ rằng những dải đất nhiều màu sắc khác nhau chỉ tồn tại trong những bức vẽ nghệ thuật? Vậy bạn hãy một lần đến thăm dải đất mang tên Seven Coloured Earth. Nâu, đỏ, tím, xanh lá cây, xanh dương, tím, vàng là những sắc màu của dải đất này. Dải đất Seven Coloured Earth có diện tích khoảng 7.500 m2 gồm những dải đất với màu sắc khác nhau, nằm gần ngôi làng Chamarel, quốc đảo Mauritius. Với vẻ đẹp kỳ lạ này, nơi đây đã trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng thế giới. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, màu sắc của những dải đất ở Seven Coloured Earth được hình thành từ sự phân hủy của đá núi lửa. Theo thời gian, chúng bị xói mòn thành từng rãnh, sau đó bị thủy phân và chuyển thành đất ferralitic. Tuy nhiên, có một điều khó hiểu mà các nhà địa chất cũng không lý giải được đó là dù mưa gió thế nào thì nơi đây cũng không bị mất màu. Điều đặc biệt hơn nữa là cho dù bạn cố ý xáo trộn cát ở đây, chúng cũng sẽ tự sắp xếp lại thứ tự màu sắc của chúng.
Khi ánh nắng mặt trời soi rọi bạn có thể tận hưởng vẻ đẹp siêu thực đậm chất huyền ảo của thiên nhiên. Vẻ đẹp khác lạ của dãy đất 7 màu như một khúc nhạc giao hòa đầy âm sắc lưu luyến khó phai trong lòng những ai đã 1 lần được chiêm ngưỡng. Theo một số nghiên cứu khoa học thì dãy đất diệu kì này được hình thành từ mắc ma của núi lửa. Tuy nhiên vẫn chưa có lời giải thích về sự trường tồn cùng thời gian về sắc màu của đất. Trải qua bao nhiêu thế kỉ vẻ đẹp lung linh sắc màu của nơi đây vẫn được gìn giữ vào ngày càng biến thiên kì ảo hơn. Người dân địa phương rất tôn thờ mảnh đất xinh đẹp này họ còn từng cho rằng nơi đây vốn là chốn thần tiên trong truyền thuyết. Khi phát hiện ra vùng đất thần tiên này người dân đã rất vui mừng và lấy làm tự hào. Từ năm 1960, Mauritus đã biến nơi này thành một điểm tham quan hất dẫn du khách. Mọi người từ khắp nơi trên thế giới đổ về chỉ với mục đích được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp khó tin này.
-
Động pha lê
Đất nước Mexico tự hào với những cảnh quan xinh đẹp nổi tiếng như sông đào Canyon, hẻm núi Copper, hang động dưới biển Baja California… Không chỉ vậy, Mexico còn được biết đến với Naica, hang động pha lê lớn nhất thế giới nằm cạnh khu mỏ phức hợp thuộc thành phố Chihuahua. Mỏ Naica tình cờ được phát hiện vào năm 2000 bởi một cặp thợ mỏ Eloy và Javier Delgado. Các hang động khác cũng được tìm thấy ở khu vực xung quanh như Ice Palace, Cave of Swords, Queen's Eye và Candles. Trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm đặc thù, khoáng chất dưới lòng đất tại đây chuyển sang dạng tinh thể pha lê lấp lánh.
Sự việc này được coi là phát hiện lớn lúc bấy giờ ở Chihuahua, Mexico. Naica trở thành hang động chứa số lượng tinh thể tự nhiên lớn nhất từng được tìm thấy trên thế giới. Ở độ sâu 300m dưới mặt đất, hang Naica là kỳ quan thiên nhiên đáng kinh ngạc, có giá trị đặc biệt với khoa học. Mực nước bên trong hang cao, giúp bảo vệ tinh thể khỏi sự hủy hoại từ không khí. Hang động khổng lồ này không chỉ ấn tượng bởi những cột CaSo4 khổng lồ mà nó còn rất nguy hiểm với những ai muốn đến ngắm nhìn hay nghiên cứu, bởi nhiệt độ thường xuyên lên đến trên 50 độ C cùng độ ẩm từ 90 - 100%. Những điều kiện này của hang khiến cho quá trình nghiên cứu đối với các nhà khoa học gặp rất nhiều khó khăn.
-
Những cột sóng băng ở Nam cực
Suốt những tháng mùa hè nhiệt độ giảm ở Nam Cực, nhiều khối băng tan chảy và trong quá trình đó một số bong bong khí bị mắc kẹt và băng tuyết bị nén đã dồn lên trên và thoát ra, hình thành nên lớp băng trắng như bọt sóng ở mặt ngoài. Còn lý do bên trong các tảng băng này có màu xanh là bởi khi khi ánh sáng truyền qua lớp băng dày, chỉ có ánh sáng màu đỏ là được hấp thụ còn ánh sáng xanh thì không, nên chúng phản chiếu lại mắt người nhìn thành sắc xanh như nước biển.
Những bức ảnh tuyệt đẹp chụp lại những con sóng cao đến hơn 15 mét bị đóng băng ở Nam Cực làm cho bất cứ ai cũng phải đặt ra câu hỏi rằng, phải chăng sóng thần đã bị không khí lạnh giá ở đây làm đóng băng. Tuy nhiên, theo một số cuộc thảo luận lẫn tranh cãi của cộng đồng thế giới, hiện tượng trên là do phản ứng của băng xanh ở vùng này. “Những cột sóng" màu xanh đông đá này được cho là hình thành do băng tuyết bị nén và các bong bóng khí bị mắc kẹt đã dồn lên trên thoát ra theo sự tan chảy vào mùa hè, hình thành nên lớp băng trắng như bọt sóng ở mặt ngoài.
-
Những lâu đài trong các bộ phim hoạt hình Disney
Những bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Walt Disney từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Với những fan hâm mộ cuồng nhiệt của hãng phim hoạt hình này, bên cạnh những câu chuyện đầy màu sắc cổ tích, những nàng công chúa xinh đẹp, hoàng tử tài ba, những nhân vật đáng yêu, tốt bụng... thì những công trình kiến trúc nổi tiếng và vô cùng bí ẩn trong phim ắt hẳn đã để lại nhiều ấn tượng khó phai nhòa. Và một bí mật vô cùng kinh ngạc được tiết lộ ngay sau đây chính là các công trình này đều lấy cảm hứng 100% từ phiên bản ngoài đời thực.
Bạn có thấy lâu đài trong bức hình giống những lâu đài trong các bộ phim Disney. Thực tế, nó chính là nguồn cảm hứng để các họa sĩ của Disney vẽ nên những lâu đài trong phim. Lâu đài này có tên Neuschwanstein Castle, nằm trong địa phận làng Schwangau gần Fussen miền nam nước Đức. Lâu đài này được xây dựng bởi vua Ludwig II vào năm 1886. Lâu đài này là lâu đài nổi tiếng nhất trong số các lâu đài mà vua Ludwig II đã xây dựng và cũng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của Đức. Lâu đài này còn được các doanh nghiệp lữ hành gọi là "Lâu đài trong truyện cổ tích". Nó chính là hình mẫu để các nhà thiết kế xây dựng "lâu đài nàng công chúa ngủ" trong công viên Walt Disney.
-
Hồ Natron
Nhắc đến du lịch Châu Phi, cái tên được nhắc đến nhiều nhát vẫn là Tanzania. Là đất nước nằm ở Đông Phi, Tanzania sở hữu 3 ngọn núi lửa cao hùng vĩ, những cao nguyên màu mỡ cùng các khu rừng và hệ động vật hoang dã vô cùng phong phú. Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên độc đáo, đẹp mắt, Tanzania còn nổi tiếng với chiếc hồ tử thần Natron khiến mọi loài động vật khiếp sợ. Natron không khác gì một chiếc hồ tử thần trên trái đất khi các sinh vật đặt chân đến đây đều bị hóa đá một cách vô cùng bí ẩn. Nguyên nhân của hiện tượng hiếm thấy này là do nồng độ kiềm trong hồ quá cao đến mức khiến cho những loài động vật không may bị sảy chân rơi xuống hồ bị phân hủy và vôi hóa. Khi mực nước hồ hạ thấp xuống, xác của những loài động vật không may trôi dạt vào bờ, trên mình phủ một lớp muối dày. Hồ Natron có mặt hồ rộng lớn và sáng như tấm gương, vì vậy không khó để hình dung vì sao những con vật kém may mắn này trượt chân sa mình xuống hồ.
Nguồn gốc của hiện tượng hồ Natron chứa nồng độ kiềm cao quá mức là do ngọn núi lửa một triệu năm tuổi Ol Doinyo Lengai ở phía Nam hồ Natron. Dung nham từ ngọn núi lửa hùng vĩ này chảy xuống mang theo một lượng muối khoáng đặc biệt khác với loại muối có trong nước biển thông thường. Từ đó, lượng muối khoáng này tồn đọng trong hồ, tích tụ theo năm tháng khiến cho chiếc hồ ngày càng trở nên kiềm hơn. Xác của những con vật bị rơi xuống hồ được bảo quản rất tốt đến nỗi hình dáng sống động của chúng vẫn còn được giữ nguyên, bọc trong những lớp xi măng bằng muối dày đặc. Tất cả các sinh vật sống một khi đã chìm trong hồ sẽ bị phân hủy trong thời gian rất ngắn, chính vì vậy mà xác của chúng vẫn giữ nguyên hình dáng như khi còn sống. Những “bức tượng đá vôi” này được bảo quản hoàn hảo đến từng chi tiết, nếu như bạn vạch mỏ một con dơi sau khi rơi xuống hồ Natron nhiều tháng bạn vẫn có thể nhìn thấy chiếc lưỡi nhỏ của con dơi vẫn còn nguyên vẹn và từng cọng lông vẫn còn nhìn thấy rõ trên thân thể.
-
Xoáy nước vĩnh cửu
Bạn cho rằng những xoáy nước chỉ có thể xuất hiện trong thời gian ngắn với quy mô nhỏ? Vậy thì xoáy nước vĩnh cửu Maelstrom Corryvreckan ngoài khơi bờ biển Scotland sẽ thay đổi suy nghĩ của bạn. Xoáy nước này được tạo ra bởi một số yếu tố địa chất, xoáy nước có thể đạt độ sâu vài trăm mét và dễ dàng kéo tất cả những gì bén mảng đến đây xuống lòng đại dương. Các nhà khoa học từng ném thử một hình nhân xuống đây, và nó đã ngay lập tức bị nhấn chìm xuống độ sâu gần 200m.
Xoáy nước Maelstrom Corryvreckan, đây là xoáy nước vĩnh viễn rất mạnh ngoài khơi bờ biển của Scotland. Xoáy nước này được tạo ra bởi một số yếu tố địa chất, xoáy nước có thể đạt độ sâu vài trăm mét và dễ dàng kéo tất cả những gì bén mảng đến đây xuống lòng đại dương. Nghe thôi bạn đã cảm thấy vô cùng kỳ bí phải không nào, nếu có cơ hội đến nới này, nhất định phải tìm hiểu nhiều hơn nữa và hãy một lần chiêm ngưỡng xuays nước vĩnh cửu này bạn nhé!
-
Rừng đá Tsingy
Rừng đá Tsingy là địa điểm nổi tiếng tại đảo Madagascar bởi những tháp đá nhọn hoắt, lởm chởm có độ cao lên tới 50m. Trong suốt quá trình hàng triệu năm, những lớp vỏ sò và san hô bồi đắp đáy biển qua thời gian đã kết thành một khối đá vôi duy nhất. Sau đó khoảng 100 triệu năm, các chuyển động của trái đất đã đẩy những khối đá vôi khổng lồ khỏi mặt biển. Dưới tác động của thời tiết, các khe vách hình thành và tạo nên hình dạng của Tsingy ngày nay. Rừng đá Tsingy được chia thành hai khu vực, phía bắc và phía nam. Phía bắc là một khu bảo tồn thiên nhiên rộng gần 531 km. Phần còn lại là Vườn quốc gia Tsingy de Bemaraha, rộng 666 km2, gần bờ biển phía tây của Madagascar.
Khu vực này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1990 nhờ địa hình độc đáo cùng những khu rừng ngập mặn và các quần thể chim, vượn, cáo hoang dã cần được bảo tồn. Rừng đá Tsingy được tạo nên bởi nhiều khối đá vôi sắc nhọn như những lưỡi dao chổng ngược, cao tới hơn 70 m, chĩa thẳng lên không trung. Không có quá nhiều cây cối cũng như động vật sống tại mê cung đá tưởng như vô tận này. Vào khoảng 200 triệu năm trước, khu rừng từng chìm hoàn toàn trong nước biển và chỉ bị đẩy lên khi quá trình biến động địa chất diễn ra. Theo thời gian, những khối đá vôi bị mài mòn bởi mưa, gió, hình thành nên các ngọn đá sắc nhọn như bây giờ. Những tháp đá vôi sắc như dao này có thể xuyên thủng đồ vật một cách dễ dàng. Điều này khiến việc vượt qua chúng trở nên vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Bởi vậy cũng không có quá nhiều khách du lịch tới đây để leo núi.
-
7 cột đá monolith ở Siberia
Những cột đá monolith khổng lồ ở Siberia trông giống như một sự sắp đặt nghệ thuật. Tuy nhiên, những cột đá này có độ cao lên tới 60m. Các nhà khoa học cho rằng bảy cột đá này được hình thành do hoạt động xói mòn. Tuy nhiên, những cột đá này nằm trên một đồng cỏ mà không có một hàng đá nào tương tự trong khu vực cách đó hàng dặm. Họ gọi nó là "hàng đá Manpupuner". Tuy nhiên, người địa phương gọi nó là "Bảy người đàn ông khỏe mạnh".
Theo một truyền thuyết địa phương, các cột đá từng là đoàn tùy tùng của những người khổng lồ Samoyed đi bộ qua những ngọn núi đến Siberia để tiêu diệt người Mansi. Tuy nhiên, những người đàn ông đã phải đối mặt với một pháp sư có khuôn mặt trắng, được gọi là Yallingner, người đã biến tất cả các chiến binh thành đá. Mọi người nhìn thấy tất cả các hình trên những cột này - hình của một người đàn ông, hoặc đầu của một con ngựa hay một con cừu. Các cột này được gọi là "Bảy người khổng lồ".
-
Hang động 3N
Lãnh thổ Iran phần lớn là các dãy núi lởm chởm chia tách các lưu vực và cao nguyên. Khu vực đông dân cư ở phía tây cũng là vùng nhiều đồi núi nhất với các dãy Caucasus, Zagros và Núi Alborz - trên núi Alborz có điểm cao nhất Iran, Chỏm Damavand cao 5.604 m. Vùng phía đông phần lớn là các lưu vực sa mạc không có người ở như vùng nhiễm mặn Dasht-e Kavir, và một số hồ muối và các hang động.
Hang động 3N tại Iran là hang động muối lớn nhất thế giới. Tại đây có những khối tinh thể muối giống như những thạch nhũ trong các hang động. Chỉ có điều đây là những khối muối được hình thành do các trận mưa lớn cuốn theo muối vào trong hang động. Khi khối lượng muối khổng lồ được các dòng nước mưa đưa vào trong hang động, chúng nhanh chóng kết tinh thành các khối tinh thể với hình thù kỳ dị trong hang.
-
Hang động cẩm thạch
Hang động cẩm thạch khổng lồ tại hồ General Carrera (hồ nước ngọt lớn thứ hai của vùng Nam Mỹ) ở Pantagonia, Chile được hình thành từ một khối đá cứng. Ban đầu nó là một khối đá vôi cứng đặc và chắc chắn. Trải qua hàng thiên niên kỷ, những cơn sóng đã bào mòn khối cẩm thạch cứng này và khiến nó trở thành một hang động với hình thù giống như một tổ ong. Đồng thời nước biển cũng đưa vào hang những lớp cặn muối xanh lam, tạo ra những khối cẩm thạch xoắn bên ngoài và trong hang. Nguồn nước của hồ General Carrera là từ các dòng sông băng tan chảy trên dãy núi Andes đổ xuống. Các dòng nước này chứa rất nhiều các hạt băng nhỏ vẫn còn lơ lửng trong nước, các hạt này khúc xạ ánh sáng tạo nên hiệu ứng đặc biệt cho hang động.
Vào mùa xuân, mực nước nông phản chiếu một màu ngọc lam lên các hang động. Mực nước dâng lên vào mùa hè lại khiến nước mang một màu xanh đậm hơn. Đôi khi, các phản xạ cũng có thể tạo ra màu trắng, xám hoặc thậm chí là màu hồng. Có thể nói, chính vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo của những vách đá cẩm thạch cùng dòng nước trong xanh tuyệt đẹp đã mang lại cho hang động này nét cuốn hút đặc biệt đối với khách du lịch thập phương. Nhiều người đến đây để có thể cảm nhận được sự khác biệt về môi trường và sắc màu trên vách đá khi chiêm ngưỡng cảnh vật xung quanh động cẩm thạch Marble Cathdral vào mỗi thời điểm khác nhau trong năm. Nét đẹp độc đáo của hang động này cũng tạo nên nguồn cảm hứng vô tận cho các nhiếp ảnh gia quốc tế đến tham quan và sáng tác nên nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.
-
Cánh đồng đá tự nhiên ở Tasmania
Các lớp đá trên bờ biển Tasmania được kiến tạo thành những hình chữ nhật gần như hoàn hảo. Những phiến đá bị phá vỡ hàng triệu năm trước khi các mảng kiến tạo trượt lên nhau tạo thành hàng loạt những vết nứt vỡ gần như thẳng tuyệt đối. Độ bằng phẳng của mặt đá này được các nhà khoa học giải thích rằng do những con sóng mang theo cát, sỏi đến xói mòn hay bởi một quá trình liên quan đến phản ứng hóa học của nước biển. Theo đó, đá hấp thụ nước biển trong thời gian thủy triều dâng cao và trở nên khô khi thủy triều xuống thấp. Trong khi đó những tinh thể muối vẫn bám lại trên bề mặt đá, tích tụ cao rồi sau đó làm tan rã những tảng đá - một quá trình hình thành những lưu vực nông.
Tại eo đất Eaglehawk Neck có hai loại hình đá được hình thành là dạng lòng chảo và ổ bánh mì. Dạng lòng chảo là một loạt chỗ lõm thụt xuống trong đá, thường hình thành ngoài rìa bờ biển. Phần đá nằm ngoài rìa này thường xuyên tắm trong những đợt thủy triều dâng cao, và khi thủy triều xuống thấp thì bề mặt đá trở nên khô ráo kèm theo một lớp muối khổng lồ. Do đó, lớp đá ở đây dễ bị xói mòn, tạo ra những chỗ lõm nhiều và nhanh hơn phần đá nằm ở bên trong. Dạng ổ bánh mì xuất hiện ở phần đá gần với bờ biển. Tại khu vực này, đá được ngâm trong nước biển một thời gian dài hơn so với khu vực đá ở rìa bờ biển. Chính vì vậy mà phần đá ở đây không thể khô ráo, làm hạn chế quá trình kết tinh muối. Thêm vào đó, nước biển mang theo cát bào mòn thường xuyên được đẩy qua các khe nứt làm cho chúng bị xói mòn nhanh hơn so với phần còn lại của khối đá gần bờ biển, để lại một cấu trúc đá giống như ổ bánh mì nhô, phồng ra.
-
Con mắt của Sahara
Được gọi với cái tên chính thức là khối cấu trúc Richat. Cấu trúc đá bên trong Sahara còn được gọi là con mắt của Sahara. Nó nằm ở Mauritania phía tây sa mạc Sahara. Cấu trúc trải rộng với đường kính 40 km, với hình dáng giống như một nhãn cầu khổng lồ. Con người đã không hề biết đến sự tồn tại của cấu trúc hình con mắt suốt một thiên niên kỷ do vẻ đồ sộ và bí ẩn của nó khó có thể được nhận ra từ mặt đất. Con người chỉ thực sự biết về kỳ quan bí ẩn này khi nhân loại có bước tiến trong việc bay vào vũ trụ. Giới nghiên cứu từng cho rằng Con mắt của sa mạc Sahara có thể là một miếng hố va chạm của thiên thể ngoài hành tinh. Tuy nhiên, họ không thể chứng minh giả thuyết này bởi không tìm thấy đá tan chảy.
Các khối đá trầm tích tạo nên một lớp vỏ bên ngoài. Phía trong, sự xói mòn thể hiện mạnh hơn ở các lớp đá Quartzite, tạo nên các sườn tròn dễ vỡ. Tại vị trí trung tâm, “Con mắt của Sahara” được bao phủ bởi một lớp đá vụn với tổng bán kính lên đến 3km. Rất nhiều giả thiết được ra đề sự hình thành của cấu trúc tuyệt đẹp này. Một số nhà khoa học suy đoán, Richat là nguyên nhân từ những trầm tích núi lửa phun trào hay một vụ va chạm thiên thạch từ hàng triệu năm trước. Số khác lại cho rằng đây chính là tàn tích của lục địa Atlantics bí ẩn đã biến mất từ nhiều năm. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một câu trả lời chính xác nào về sự xuất hiện của cấu trúc kỳ lạ này.
-
Vùng bờ biển Giant Causeway ở Ireland
Vùng bờ biển Giant Causeway nằm ở hạt Altrim, trên bờ biển phía Đông Bắc của Bắc Ireland, cách 4,8 km về phía Đông Bắc thị trấn Bushmills. Bờ biển này thu hút rất đông khách du lịch và các nhà nghiên cứu địa chất đến đây khám phá không chỉ bởi vẻ đẹp kỳ lạ của nó mà còn bởi tại đây có khoảng 40.000 cột bazan khổng lồ màu đen được xếp ngay ngắn, kết quả của một vụ phun trào núi lửa cổ xưa. Các cột đá xếp với nhau tạo thành những bậc dẫn từ vách đá và từ từ dẫn xuống biển và biến mất vào lòng biển. Hầu hết các cột đá tại đây có hình lục giác, mặc dù một số cũng có bốn, năm, bảy hay tám cạnh. Cột cao nhất đạt tới 12m, đặc biệt, tại những vách đá có chiều cao tới 28m còn có dung nham đông đặc lại.
Ngắm quang cảnh hùng vĩ của vùng bờ biển và tìm xem những loài chim biển bản địa bay lượn trên bầu trời sát bờ biển để tìm bắt cá. Nếu đến vào mùa thu, mùa sinh sản của hải cẩu, du khách sẽ có cơ hội hiếm hoi ngắm tận mắt loài thú khá nhát này khi chúng xuất hiện trên bờ biển. Khu vực này cũng là nơi sinh sôi của nhiều loài thực vật quý hiếm, thêm một lý do để thu hút khách du lịch yêu thiên nhiên đến với Vịnh của Người Khổng lồ. Tổ chức buổi trưa dã ngoại giữa khung cảnh hùng vĩ và trong bầu không khí trong lành của miền duyên hải. Nhớ dừng chân tại Trung tâm Thông tin Du khách để tìm hiểu về lịch sử vùng, câu chuyện thần thoại và hệ sinh thái bản địa Bắc Ireland. Du khách có thể đến Vịnh của Người Khổng lồ mọi thời điểm trong năm. Vịnh nằm ngay rìa Bushmills, gần vùng duyên hải về phía bắc của Bắc Ireland.
-
Thác nước Izvorul Bigar
Thác nước Izvorul Bigar là một điểm du lịch tuyệt đẹp nằm trong khu rừng thuộc dãy núi Anina, miền Tây Rumani. Có thể nói thác nước này là một kiệt tác tuyệt vời của thiên nhiên. Thác nước là sự kết hợp độc đáo của một vách núi phủ đầy rêu xanh cùng với một dòng suối ngầm, tạo ra một khung cảnh đẹp lung linh không thua kém gì các bức tranh vẽ trong thế giới cổ tích. Thác nước này còn được gọi với cái tên trìu mến đó là “phép lạ từ hẻm núi Minis” hay thác Coronini với chiều cao 8m thật yên bình. Thác Bigar không có nước chảy dữ dội từ trên xuống mà chỉ gồm những tia nước chảy nhẹ nhàng len qua rêu xanh trên sườn đá dội xuống phía dưới tựa như một bức rèm trong veo đầy mê hoặc với người ngắm nhìn. Đặc biệt, khi ánh mặt trời chiếu vào, các tia nước ánh lên một màu xanh thẳm tạo nên một khung cảnh nên thơ giống như khung cảnh chúng ta thường được nghe đến trong các câu chuyện thế giới thần tiên.
Thác nước Izvorul Bigar của Rumani không chỉ là địa điểm du lịch đẹp nhất nên đến ở Rumani mà còn liên tục nằm trong danh sách những nơi đẹp nhất thế giới. Sự kết hợp của một vách đã phủ đầy rêu xanh cùng với một dòng suối ngầm đã tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẽ này. Những tia nước ngầm chảy xen lẫn trong rêu xanh khi dội xuống phía dưới tạo nên khung cảnh của một bức tranh cổ tích. Nằm trong ngọn núi Anina miền Tây Rumani, thác nước này đã liên tục nằm trong danh sách những nơi đẹp nhất thế giới và đồng thời cũng là địa điểm du lịch đẹp nhất ở Rumani. Thác nước Bigar còn được gọi với cái tên trìu mến đó là “phép lạ từ hẻm núi Minis”. Thác Bigar này không có nước chảy dữ dội từ trên xuống mà chỉ gồm những tia nước chảy nhẹ nhàng trên sườn đá bám đầy rêu trông rất đẹp mắt.
-
Hồ ba màu
Hồ Ba Màu gồm 3 hồ khác nhau nằm trên ngọn núi Kelimutu thuộc đảo Flores của Indonesia. Đây là một hồ nước tự nhiên ẩn chứa nhiều câu chuyện bí ẩn. Hồ Kelimutu được Lio Van Such Telen, một công dân quốc tịch Hà Lan phát hiện lần đầu năm 1915 và sau đó vẻ đẹp của hồ đã được người ta biết đến rộng rãi hơn. Các hồ nước này nằm trên miệng núi lửa, ở độ cao khoảng 1,632m so với mực nước biển. Ba hồ nước tại đây có màu sắc khác nhau bao gồm đỏ, xanh dương và trắng. Đó là lý do mà hồ nước này có tên gọi là Hồ Ba Màu. Nhưng màu sắc của nước trong hồ thay đổi liên tục theo thời gian và hiện tại các hồ này cũng có 3 màu khác nhau, nhưng khác với ban đầu là màu nâu, xanh lá cây và đen. Theo các nhà khoa học thì sự thay đổi màu sắc của nước trong hồ là do sự phản ứng hóa học của trữ lượng khoáng sản hoặc ảnh hưởng từ hoạt động của các loài sinh vật, rong rêu cùng với đá trong miệng núi lửa gây ra. Đối với người dân địa phương, sự thay đổi màu sắc này mang một ý nghĩa riêng...
Nguồn gốc của ba hồ nước này được các nhà khoa học xác định là ba miệng núi lửa đã tắt, kể từ đợt phun trào cuối cùng vào năm 1886. Màu sắc đặc biệt của nước trong các hồ trên cùng với khung cảnh xung quanh ngọn núi lửa luôn được phủ trong màn sương huyền ảo khiến người dân địa phương tin rằng, Kelimutu là nơi linh hồn người chết lưu tới. Do đó, ba hồ trên núi Kelimutu lần lượt được gọi bằng những cái tên rất đáng sợ. Đầu tiên là hồ Tiwi Ata Mbupu có nghĩa là hồ của những người già, thứ 2 là Tiwu Nưa Muri Kooh Tai nghĩa là hồ của các trinh nữ và thanh niên và cuối cùng là Tiwu Ata Polo, hồ của những hồn ma độc ác hay hồ mê hoặc. Hồ Ba Màu trên miệng núi lửa này là địa điểm du lịch mà du khách thích thú nhất và cũng là địa điểm du lịch trọng yếu trên đảo Flores. Đây cũng là điểm du lịch từng được giới thiệu trên tờ tiền giấy rupiah, một đơn vị tiền tệ của Indonesia.
-
Rừng cây bạch đàn cầu vồng
Cây bạch đàn cầu vồng có tên khoa học là Eucalyptus deglupta, là một loài cây thường xanh khổng lồ, còn có tên khác là khuynh diệp Mindanao hay khuynh diệp cầu vồng. Vỏ cây có nhiều màu độc đáo có thể coi là đặc điểm đặc biệt nhất của loài cây này. Các mảng vỏ cây ngoài của chúng được thay thế hàng năm tại những thời điểm khác nhau trong vòng đời, cho thấy lớp vỏ bên trong mang màu xanh lục sáng của chúng. Lớp vỏ này sau đó dần trở nên tối hơn và khi lớn lên sẽ tạo nên các tông màu khác nhau như xanh dương, tím, cam và sau đó là màu hạt dẻ. Sau mỗi trận mưa, các màu sắc trên thân cây lại càng đẹp hơn. Từng gam màu lại càng trở nên sắc nét và láng bóng giống như được phết lên một lớp sơn dầu mới. Bạn có thể tìm thấy những rừng cây bạch đàn cầu vồng này trong các khu rừng của hòn đảo Hawaii, Mỹ và các cánh rừng của Philippines.
Vỏ cây có nhiều màu độc đáo là đặc điểm nổi bật nhất của cây, những màu này trên vỏ cây hoàn toàn tự nhiên. Các mảng vỏ cây ngoài được thay hàng năm tại những thời điểm khác nhau, cho thấy lớp vỏ bên trong có màu xanh lục sáng. Lớp vỏ trong này sau đó tối hơn và lớn lên tạo nên các tông màu xanh dương, tím, cam và sau đó hạt dẻ. Vỏ cây mùa trước lột ra để lộ vỏ cây sáng màu mới bên dưới. Quá trình lột vỏ tạo nên những vệt dọc màu đỏ, cam, xanh lá cây, xanh da trời và xám. Eucalyptus deglupta là một trong những loài cây cao nhất thế giới. Chúng cao hơn 75m khi trưởng thành. Thậm chí, cây sinh trưởng ở môi trường thuận lợi có thể cao tới 100m. Một cây Eucalyptus deglupta có thể có chiều ngang 2m và độ cao 60m. Sau khi lớp vỏ già rụng xuống sẽ để lộ ra lớp vỏ mới màu xanh lục và dần dần nó sẽ chuyển sang màu xanh lá mạ, vàng cam, tía, tím và nâu.
-
Suối nước nóng "bậc thang" ở Pamukkale
Pamukkale nằm trong Thung lũng sông Menderes thuộc tỉnh Denizli, Thổ Nhĩ Kỳ là một địa danh du lịch nổi tiếng với những suối nước nóng chứa nhiều muối khoáng cacbonat được tích tụ tạo thành những suối "bậc thang" bằng đá vôi vô cùng ấn tượng và bắt mắt, là lý do chính khiến ngành du lịch ở đây phát triển, nhất là việc tắm nước nóng ở Pamukkale được cho là có công dụng chữa bệnh. Pamukkale nằm ở vết đứt gãy giữa các mảng kiến tạo, và ở dưới sâu trong lòng đất của khu vực này là các hoạt động núi lửa tạo ra hàng loạt các hang động chứa đầy khí cacbon dioxit và các suối nước nóng. Nhìn từ xa Pamukkale trắng xóa như một ngọn núi tuyết hùng vĩ. Với các suối theo từng "bậc thang" trải dài 2700m trên dốc núi, một dạng trầm tích lắng đọng được hình thành bởi nước từ các suối nước nóng chứa nhiều canxi cacbonat liên tục chảy qua các gờ đá trong nhiều niên kỷ, đã tạo nên một chuỗi các nhũ đá vôi trắng tinh xếp thành nhiều lớp như vỏ sò.
Khung cảnh nơi đây chắc chắn sẽ khiến bạn có cảm giác như đang được đắm chìm thật thư thái vào một lớp mây trắng xóa nơi thiên đường. Nước suối đọng giữa những lớp đá vôi hình thành các hồ nước nhỏ xanh ngắt tuyệt đẹp, với mực nước chỉ khoảng nửa mét. Đây là địa điểm lý tưởng để đắm mình trong làn nước nóng với khoảng 17 suối nước nhiệt độ 35 - 100 độ C. Nước suối nóng Pamukkale giàu khoáng chất có hàm lượng canxi, magiê sulfat và bicarbonate cao. Nhiệt độ nước từ 36 đến 38 độ C với độ pH là 6 và tổng lượng khoáng 2,430mg/l, thật sự là một nơi nghĩ dưỡng hoàn hảo. Theo các chuyên gia, suối nước nóng này giúp hồi phục sức khoẻ cho những người bị cao huyết áp, sỏi thận, đột quỵ, thấp khớp, suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể, các bệnh về mắt và da...
-
Mỏ muối ảo giác ở Nga
Ở Nga, gần biên giới của châu Âu và châu Á, là những mỏ muối khổng lồ với hình thù kỳ lạ và màu sắc uốn lượn trên bề mặt rất độc đáo. Bất cứ ai lần đầu nhìn thấy những mỏ muối này cũng đều kinh ngạc trước vẻ đẹp ngỡ ngàng của các hang động. Tại đây có những bức tường muối trông như những bức vẽ trang trí được tạo hóa tô vẽ công phu với màu sắc rạng rỡ, đẹp đến mức như thể được tạo ra bởi bàn tay con người. Quá trình địa hóa học chính là "bàn tay" tài tình tạo ra những hoa văn kỳ ảo. Chúng được thành tạo bởi các lớp cacnalit. Cacnalit là kali ngậm nước magiê clorua, một hóa chất được dùng trong quy trình sản xuất phân bón cây. Một đặc tính của chất hóa học này là nó hấp thụ độ ẩm từ môi trường xung quanh.
Các bất thường khoáng clorua như thế này chỉ được tạo ra trong điều kiện môi trường cụ thể: Nước biển bay hơi hoặc bể trầm tích. Điều khiến các du khách thích thú nhất chính là màu sắc bên trong mỏ muối. Suốt chiều dài của hang động, bạn sẽ thấy các bức tường thường xuyên có màu vàng, chuyển sang trắng hoặc đỏ nhạt nhưng cũng có thể là màu xanh hoặc hoàn toàn không màu. Cacnalit là chất được sử dụng làm tăng quá trình đậu quả của hoa màu. Chúng thường có màu vàng, màu đỏ hoặc màu trắng. Đôi khi đá này có màu xanh hoặc thậm chí không màu. Chính vì lẽ đó, màu sắc hoa văn bên dưới mỏ muối cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, nguy cơ rò rỉ khí độc và sạt lở đất là những hiểm họa chính mà nhiếp ảnh gia trẻ tuổi và đồng nghiệp phải đương đầu khi thám hiểm mỏ muối.
-
Hang động Crystal, Iceland
Hang động Crystal thuộc dòng sông băng Svinafellsjokull, Iceland, là kết quả của quá trình thâm nhập nước mưa trên bề mặt dòng sông băng vào các kẽ nứt và mở đường để các dòng chảy đổ vào. Mặt sàn của hang được hình thành do các hạt trầm tích trong nước cùng với những hạt vật chất do gió đưa vào hang lắng đọng và đông cứng lại. Cấu tạo đặc biệt của các tảng băng phía trên hấp thụ hầu hết các màu trong ánh sáng chiếu vào hang ngoại trừ màu xanh, đó là lý do hang động có một màu xanh ngọc mờ ảo đầy quyến rũ. Tuy nhiên, hang động di chuyển thường xuyên cùng với dòng chảy của sông băng và có thể sụp đổ vào bất cứ lúc nào. Vì thế để có cơ hội thưởng ngoạn “thủy cung” này một cách an toàn, bạn nên đến vào mùa đông, khi mà nhiệt độ hạ xuống rất thấp, đảm bảo sự chắc chắn trần cũng như nền hang động.
Hang động Crystal là một trong những hang động băng đẹp nhất Iceland. Đây là động băng tạm thời, chỉ xuất hiện ở những dòng sông băng vào khoảng tháng 11 tới tháng 3 hàng năm. Những hang động băng thường được hình thành nhờ quá trình thâm nhập của nước mưa từ bề mặt dòng sông băng, chảy qua các khe nứt mà mở đường cho các dòng chảy đổ vào. Cấu tạo đặc biệt của các tảng băng phí trên hấp thụ hầu hết các màu ánh sáng, trừ màu xanh. Chính điều đó làm cho hang động có màu xanh ngọc đầy quyến rũ. Cũng chính vì vậy, hang động di chuyển thường xuyên cùng với dòng chảy của sông băng và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.