Top 12 Vị thần quyền lực nhất trong thần thoại Hy Lạp

Trang Nguyễn 11177 0 Báo lỗi

Tuổi thơ của chúng ta chắc hẳn đã đọc không ít truyện, truyện tranh có, truyện chữ cũng có,...Nhưng nếu để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả thì phải kể ... xem thêm...

  1. Top 1

    Thần Dớt

    Thần Dớt là con trai thứ 6 của Ti-tăng Crô-nốt và Rê-a. Thần Dớt là chúa tể của các vị thần trên đỉnh Ô-lem-pơ, có sức mạnh hơn hẳn toàn bộ các thần góp lại. Thần Dớt là thần của bầu trời, sấm sét, pháp luật, trật tự, công bằng. Tượng trưng cho thần Dớt là cây sồi và chim đại bàng. Ông là người cai quản tối cao đối với số phận của cả thần linh lẫn người trần, là người sắp đặt mọi việc trên thế gian. Từ nay trật tự được vĩnh viễn thiết lập trong vũ trụ với thần Dớt là vị thần tối cao của toàn thể muôn loài không có sự tách biệt giữa loài thần và loài người. Thần Dớt được miêu tả là một người đàn ông da trắng cơ bắp, râu màu đen hoặc nâu, trông rất giống với cha mình là Kronos cũng như các anh em khác như Poseidon hay Hades. Ông là một trong 3 vị thần mạnh nhất cùng với Poseidon và Hades.


    Theo truyền thuyết Hy Lạp cổ, thần Dớt mạnh hơn tất cả các thần ngay cả khi sức mạnh của họ tập hợp lại nên các thần đều e ngại sức mạnh của ông và chẳng một ai muốn đối đầu trực tiếp với ông cả. Đảm nhiệm vị trí là thần của bầu trời, thần Dớt hoàn toàn kiểm soát gió, bão, mưa, độ ẩm, mây, sấm chớp và thời tiết. Ngài trị vì các vì sao, ngày và đêm, mặt trăng và mặt trời, quyết định tuổi thọ của con người và cả thời gian. Ông còn có thể kiểm soát toàn bộ sức mạnh của các con, chị em của ông và thần Dớt có thể ban tặng hoặc tước đoạt sức mạnh ấy một cách dễ dàng. Dớt chính là vua của các vị vua. Ông tạo ra công lý, luật lệ, danh dự, trật tự và là người bảo giữ lời thề, nhiệt huyết cũng như sự lãnh đạo. Dớt trừng phạt cái xấu và giết chết bất cứ ai thất hứa. Ông kiểm soát tất cả các cuộc chiến. Dớt chính là đại diện cho cuộc sống của loài người, là bộ mặt của toàn thể cư dân và nền văn hóa Hy Lạp.

    Thần Dớt
    Thần Dớt
    Thần Dớt
    Thần Dớt

  2. Top 2

    Nữ thần Hê-ra

    Nữ thần Hê-ra là người con thứ 3 của Ti-tăng Crô-nốt và Rê-a, là chị gái và vợ của thần Dớt. Nữ thần Hê-ra là nữ hoàng của các vị thần, bảo hộ cho hôn nhân và hạnh phúc gia đình, bảo hộ cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh. Vì thế nên nữ thần Hê-ra không chấp nhận được thói lăng nhăng của thần Dớt, gây nên những vụ ghen tuông nổi tiếng. Biểu tượng của nữ thần Hê-ra là con công và con bò cái trắng. Loại quả tượng trưng là quả táo và quả lựu. Hera là con gái của Titan Cronos và Rhea, chị ruột của thần Dớt. Để tránh xa cuộc giao tranh giữa anh em thần Zeus với phe của thần Cronos, nữ thần Rhea, mẹ của anh chị em nhà Dớt, đã đưa nữ thần Hera tới chỗ của thần Ôkêanôx ở nơi tận cùng của trái đất, tại đó nàng được nữ thần Têthyx, vừa là vợ vừa là em gái thần Ôkêanôx nuôi dưỡng.

    Hera
    sống yên bình một thời gian dài cách xa núi Olympus, cho đến khi thần Dớt vĩ đại tình cờ nhìn thấy nàng trong một chuyến du hành. Vị thần sấm sét vừa nhìn thấy nàng đã đem lòng yêu và ngỏ lời cầu hôn. Hera từ chối rất nhiều lần những rốt cuộc vẫn bị Dớt cướp đoạt về làm vợ. Trong thần thoại Hy lạp, Hera là vị nữ thần cai trị cung điện Olympus vì nàng chính là vợ của Dớt. Nhưng việc thờ cúng Hera lại xuất hiện trước việc thờ cúng Dớt khá lâu. Hera được thờ cúng khắp Hy Lạp, ở những đền thờ cổ xưa và quan trọng nhất được hiến dâng cho nàng. Việc nữ thần Hera chinh phục được thần Dớt và miêu tả nữ thần như là người đàn bà đanh đá ghen tuông chính là những phản ánh thần thoại về một trong những thay đổi sâu sắc nhất trong tư duy loài người.

    Nữ thần Hê-ra
    Nữ thần Hê-ra
    Nữ thần Hê-ra
    Nữ thần Hê-ra
  3. Top 3

    Thần Pô-xây-đông

    Thần Pô-xây-đông là người con thứ 5 của Ti-tăng Crô-nốt và Rê-a, là anh trai và là vị thần lớn mạnh thứ hai sau thần Dớt. Sở thích của Pô-xây-đông là cưỡi trên cỗ xe vàng do những con bạch mã kéo và phi nước đại trên những con sóng bạc đầu. Biểu tượng của thần Pô-xây-đông là cây đinh ba, cá heo, ngựa và bò. Khi thần Pô-xây-đông cắm cây đinh ba xuống đất, mặt đất sẽ rạn nứt ngay lập tức. Còn khi Pô-xây-đông chọc cây đinh ba xuống biển, sóng biển dâng lên cuồn cuộn tới tận trời. Thần Pô-xây-đông là một trong 12 vị thần ngự trị trên đỉnh Olympia trong Thần thoại Hy Lạp, là vị thần cai quản biển cả, và "người rung chuyển Trái Đất", điều khiển các trận động đất, gây ra bởi các thần mã của Poseidon. Poseidon được miêu tả với hình ảnh một người đàn ông lớn tuổi với mái tóc xoăn và bộ râu bạc.

    Thần Pô-xây-đông
    là anh trai của Thần Dớt, em trai của Hades. Ông là vị thần hộ vệ cho nhiều thành phố của Hy lạp, mặc dù bị mất quyền bảo vệ Athens vào tay của Athena. Lục địa bí ẩn Atlantis được chọn là thủ phủ của ông. Thần Pô-xây-đông là con trai thứ hai của Cronus và Rhea. Ông bị Cronus nuốt khi sinh ra sau đó được Dớt cứu thoát cùng anh chị em khác của mình. Tuy nhiên trong một số phiên bản của câu chuyện, giống như em trai Dớt, ông không chịu số phận như những người anh chị em khác của mình. Ông đã được mẹ của mình là Rhea cứu thoát bằng cách giấu ông trong một đàn cừu và giả vờ đã sinh ra một con lừa con và bà đưa cho Cronus ăn tươi nuốt sống. Pô-xây-đông được nuôi dưỡng bởi Telchines trên đảo Rhodes.

    Thần Pô-xây-đông
    Thần Pô-xây-đông
    Thần Pô-xây-đông
    Thần Pô-xây-đông
  4. Top 4

    Nữ thần Đê-mê-tê

    Nữ thần Đê-mê-tê là người con thứ 2 Ti-tăng Crô-nốt và Rê-a, là chị gái của thần Dớt và có với thần Dớt một đứa con gái tên là Péc-xê-phôn. Đê-mê-tê là nữ thần của nông nghiệp, thiên nhiên, mùa màng và sự sung túc. Đê-mê-tê đặc biệt bảo hộ cho lúa mì nên còn được gọi là nữ thần lúa mì. Đây chính là cây lương thực tượng trưng cho nữ thần. Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Đê-mê-tê là một trong mười hai vị thần trên đỉnh Olympus. Đê-mê-tê là chị gái và vợ của thần tối cao Dớt và là mẹ của nữ thần Persephone. Khi bà ra đời thì bị cha nuốt chửng. Sau này nhờ thần Dớt giải phóng mới thoát ra. Trong thế giới thần thánh, nữ thần Đê-mê-tê tuy không có sức mạnh và quyền thế lớn lao như Dớt, Hêra, Pôdêiđông, Hađex nhưng lại được người xưa hết sức trọng vọng, sùng kính.


    Đê-mê-tê là vị thần không gây cho người trần thế một tai họa nào, mà lại còn ban cho họ biết bao nhiêu là phúc lợi. Nàng cũng không hề gieo một tai họa nào xuống cho những người trần thế song nàng cũng không đem lại cho họ những phúc lợi lớn lao. Nàng là vị thần của bếp lửa gia đình. Nàng ban cho đất đai sự phì nhiêu để mùa màng được tươi tốt, cây cối được sai quả. Vì thế Đê-mê-tê thường được gọi là nữ thần Lúa Mì. Hạt lúa mì từ khi gieo xuống đất, có nảy mầm được hay không, bông lúa có chắc, có mẩy không... đó là công việc của người làm ruộng cũng như của nữ thần Đê-mê-tê lo toan, săn sóc.


    Nữ thần Đê-mê-tê
    Nữ thần Đê-mê-tê
    Nữ thần Đê-mê-tê
    Nữ thần Đê-mê-tê
  5. Top 5

    Nữ thần Hê-xtia

    Nữ thần Hê-xtia là con đầu lòng của Ti-tăng Crô-nốt và Rê-a, là chị gái của thần Dớt. Biểu tượng của nữ thần Hê-xtia là bếp lửa đang cháy. Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Hê-xtia là một trong mười hai vị thần trên đỉnh Olympus. Hê-xtia là con của hai vị thần Rhea và Cronus thuộc dòng dõi Titan và là chị cả của thế hệ các vị thần thứ nhất trên đỉnh Olympus. Nữ thần là người mà nữ thần Rhea sinh ra đầu tiên và cũng là người mà thần Cronus nôn ra cuối cùng. Nữ thần Hestia là vị thần của bếp lửa, sự quây quần của mọi thành viên trong gia đình, sức khỏe gia đình và nội trợ..., nhưng trước kia là nữ thần của đạo đức, sự tôn trọng, tốt bụng, ngoan đạo và thiện chí. Hê-xtia là Nữ thần trông coi ngọn lửa thiêng của đỉnh Olympus.

    Khi thần Dớt chán nản công việc đã gọi Prometheus và Epimetheus đến tạo ra thêm nhiều loài vật và con người để tạo sự vui vẻ và khí thế cho các vị thần. Prometheus nặn người xong thì Epimetheus đã trao tất cả các món quà cho loài vật rồi. Không biết kiếm thêm quà ở đâu, Prometheus lên trời xin Dớt lửa của thần linh (lửa dùng để đun máu bất tử của thần). Dớt không đồng ý, Prometheus cứ năn nỉ nên Dớt phải bàn với các vị thần. Các thần đều không có ý kiến, Hê-xtia liền đứng dậy tạo ra chút bọt biển đun cùng với chút lửa, làm cho ngọn lửa không còn hung tàn nóng nảy như trước nữa. Cảm kích trước sự thông minh và tài giỏi, Dớt giao cho Hê-xtia trông coi lửa thần, còn đích thân Dớt đưa cho Prometheus ngọn lửa nhỏ nhắn. Hê-xtia được sở hữu dòng sông Hia bao quanh đỉnh Olympus.

    Nữ thần Hê-xtia
    Nữ thần Hê-xtia
    Nữ thần Hê-xtia
    Nữ thần Hê-xtia
  6. Top 6

    Nữ thần A-phrô-đi-tơ

    Nữ thần A-phrô-đi-tơ được sinh ra từ bọt biển, nhờ máu của Ti-tăng U-ra-nốt - anh của Ti-tăng Crô-nốt, sau đó được thần gió Tây Se-pi-rốt đưa đến hòn đảo Síp nên A-phrô-đi-tơ được coi là cô của thần Dớt. A-phrô-đi-tơ là nữ thần của tình yêu và sắc đẹp. Trong số các nữ thần trên đỉnh Ô-lem-pơ, A-phrô-đi-tơ là nữ thần xinh đẹp và quyến rũ nhất. Chính vì vẻ đẹp này đã khiến cho các vị thần trên đỉnh Ô-lem-pơ xảy ra tranh chấp. Cuối cùng thần Dớt quyết định gả nữ thần A-phrô-đi-tơ cho thần Hê-phai-xtốt - vị thần xấu nhất trong các nam thần. A-phrô-đi-tơ là một nữ thần Hy Lạp cổ đại gắn liền với tình yêu, sắc đẹp, niềm vui và sự sinh nở. Vị thần còn gắn liền với Kim Tinh, hành tinh được đặt theo tên của nữ thần La Mã Venus, người mà được dựa trên Aphrodite.


    Lễ hội chính của vị thần A-phrô-đi-tơ, được tổ chức hàng năm vào giữa mùa hè. Ở Laconia, A-phrô-đi-tơ được tôn thờ như một nữ thần chiến binh. Bà cũng là nữ thần bảo trợ của mại dâm, điều khiến những học giả ban đầu đề xuất khái niệm "mại dâm thiêng liêng", một ý niệm mà hiện nay thường được coi là sai lầm. Trong thần thoại Hy Lạp, A-phrô-đi-tơ đã kết hôn với Hephaestus, vị thần của thợ rèn và gia công kim loại. Mặc dù vậy, A-phrô-đi-tơ thường không chung thủy; trong sử thi Odýsseia, bà bị bắt gặp ngoại tình với Ares, vị thần chiến tranh. Trong bài thánh ca Homeric đầu tiên cho A-phrô-đi-tơ (First Homeric Hymn to Aphrodite), bà quyến rũ người chăn cừu trần thế Anchises. A-phrô-đi-tơ cũng là người mẹ thay thế và là người yêu của người chăn cừu phàm trần Adonis. Cùng với Athena và Hera, A-phrô-đi-tơ là một trong ba nữ thần có mối thù truyền kiếp khi bắt đầu cuộc chiến thành Troia và cô đóng vai trò chính trong suốt Iliad.

    Nữ thần A-phrô-đi-tơ
    Nữ thần A-phrô-đi-tơ
    Nữ thần A-phrô-đi-tơ
    Nữ thần A-phrô-đi-tơ
  7. Top 7

    Thần A-pô-lông

    Thần A-pô-lông là con trai của thần Dớt và nữ thần La-tôn. A-pô-lông là thần mặt trời, chân lý, nghệ thuật, tiên tri, âm nhạc. Thần A-pô-lông thường xuất hiện dưới hình dạng một chàng trai tóc vàng người, có cây cung bạc và mang theo đàn lia, là nam thần đẹp trai nhất trong các vị thần. Thần A-pô-lông là người đầu tiên dạy con người cách chữa bệnh và mách cho con người những lời "sấm truyền" của thần Dớt qua thần điện Đen-phơ linh thiêng. Tượng trưng của thần A-pô-lông là cành nguyệt quế. Thần là con ngoại hôn của thần Dớt và nữ thần Leto. Chị song sinh của A-pô-lông là nữ thần săn bắn Artemis. Trong các tác phẩm của Homer, A-pô-lông thường được gọi là vị thần bắn xa muôn dặm. Trong thời kỳ sau A-pô-lông thường được đồng nhất với thần Mặt Trời Helios.


    Thần là hiện thân của khả năng xua đuổi và tránh né tai ương. Điều này có liên quan đến quyền năng của thần trong việc xua tan bóng tối bằng Mặt Trời buổi sáng và quyền năng về nhận thức của lý trí và khả năng dự báo giúp xua tan những hoài nghi và sự ngu dốt. A-pô-lông là người có quyền năng chi phối bệnh tật, vẻ đẹp, ánh sáng, việc chữa bệnh, những người khai hoang, y học, thuật bắn cung, thơ ca, tiên tri, nhảy múa, lý trí, sức mạnh lý trí, các pháp sư và là thần hộ mệnh cho các bầy hay đàn thú nuôi. Là vị thần của sự di dân khai hoang, A-pô-lông hướng dẫn những người đi khai phá các vùng đất mới đặc biệt là ở giai đoạn bùng nổ các cuộc khai hoang vào khoảng 750–550 TCN. Theo tín ngưỡng của người Hy Lạp, thần là người đã giúp đỡ cho người dân đảo Crete và người Arcadia tìm thấy thành Troia.

    Thần A-pô-lông
    Thần A-pô-lông
    Thần A-pô-lông
    Thần A-pô-lông
  8. Top 8

    Nữ thần Ác-tê-mít

    Nữ thần Ác-tê-mít là con gái của thần Dớt và nữ thần La-tôn, là em gái song sinh của thần Mặt Trời A-pô-lông. Ác-tê-mít là nữ thần mặt trăng và săn bắn. Nàng cũng là một vị thần lạnh lùng, tàn nhẫn và đầy thù hận. Vì vậy không có ít người phải chết vì mũi tên bạc của nàng. Biểu tượng của nữ thần Ác-tê-mít là cung, mũi tên, con nai, chó săn và mặt trăng. Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Ác-tê-mít là một trong mười hai vị thần trên đỉnh Olympus. Trong thần thoại La mã, Ác-tê-mít được đồng nhất với nữ thần Diana. Nữ thần Ác-tê-mít có biểu tượng là vầng trăng khuyết và cây nguyệt quế, xuất hiện dưới hình ảnh một trinh nữ xinh đẹp mặc áo đi săn, mang cung bạc và đeo ống tên vàng. Nàng có một tấm thân thuần khiết, trong trắng vì nàng không bao giờ yêu... Sự lạnh lùng của nàng lại là mối nguy hiểm.


    Nàng bắn cung rất giỏi và là vị thần săn bắn, cứ mỗi đêm Ác-tê-mít lại vào rừng săn bắn, luôn có một bầy các tiên nữ đi theo nàng và họ chẳng bao giờ trở về tay không. Trái với Apollo, mũi tên của Ác-tê-mít thường đôi khi trúng vào các thợ săn và khi phát hiện ra ai đó chết với 1 mũi tên ghim thẳng vào lưng, người ta nói ngay đó là Ác-tê-mít. Một trong những chiến công của nữ thần Ác-tê-mít là việc trừng trị tên khổng lồ Tityos, kẻ đã can tội truy đuổi nữ thần Leto, mẹ của hai vị thần Apollo và Ác-tê-mít, với mưu đồ ám muội. Tên khổng lồ này vốn là con của thần Dớt tối cao và tiên nữ Elara đã được Hera sai khiến truy đuổi Leto. Ác-tê-mít và Apollo giết Tityos rồi ném xác xuống địa ngục của thần Hades. Xác của Tityos nằm che kín chín mẫu đất, hai con đại bàng ngày ngày đến mổ bụng ăn bộ gan khổng lồ của hắn.

    Nữ thần Ác-tê-mít
    Nữ thần Ác-tê-mít
    Nữ thần Ác-tê-mít
    Nữ thần Ác-tê-mít
  9. Top 9

    Nữ thần A-thê-na

    Nữ thần A-thê-na là con gái được yêu quý nhất của thần Dớt và nữ thần trí tuệ Mê-thít. A-thê-na được sinh ra từ đầu của thần Dớt và là nữ thần chiến tranh chính nghĩa. Nữ thần A-thê-na xuất hiện dưới hình dáng một cô gái xinh đẹp mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, tay cầm trượng, tay cầm khiên phóng. Biểu tượng của vị thần này là con chim cú và cây ôliu. A-thê-na thường được gọi với tính ngữ là Pallas, là một nữ thần Hy Lạp cổ đại gắn liền với trí tuệ, nghề thủ công mỹ nghệ và chiến tranh, bà sau này được đồng hóa với nữ thần La Mã Minerva. A-thê-na là vị thần bảo trợ cho nhiều thành bang khác nhau trên khắp Hy Lạp, đặc biệt phải kể đến là thành Athens, rất có thể là nguồn gốc tên gọi của bà. Đền Parthenon trên đồi Acropolis của Athens được dựng lên để tôn vinh riêng vị nữ thần.


    Các biểu tượng chính của bà bao gồm cú mèo, cây ô liu, rắn và Gorgoneion. Trong nghệ thuật, bà thường được miêu tả đội một chiếc mũ giáp và cầm một ngọn giáo. Trong thần thoại Hy Lạp, A-thê-na được cho là được sinh ra từ trán của thần Dớt. Trong thần thoại khai sinh Athens, A-thê-na đánh bại Poseidon trong một cuộc chiến giành quyền bảo trợ thành phố bằng cách tạo ra cây ô liu đầu tiên. Bà được biết đến với cái tên "Athena trinh tiết", nhưng trong một thần thoại Attic cổ xưa, thần Hephaestus cố cưỡng hiếp bà nhưng bất thành, dẫn đến việc Gaia sinh ra Erichthonius, một anh hùng sáng lập quan trọng của Athens. A-thê-na là nữ thần bảo trợ của hành trình anh hùng; bà được cho là đã hỗ trợ các anh hùng như Perseus, Heracles, Bellerophon và Jason. Cùng với Aphrodite và Hera, A-thê-na là một trong ba nữ thần có mối thù khơi mào cuộc chiến tranh thành Troia.

    Nữ thần A-thê-na
    Nữ thần A-thê-na
    Nữ thần A-thê-na
    Nữ thần A-thê-na
  10. Top 10

    Thần A-ret

    Thần A-ret là con trai của thần Dớt và nữ thần A-thê-na, nhưng không được cha mẹ mình yêu quý vì bản tính nóng nảy, tàn nhẫn và kiêu ngạo. A-ret là thần chiến tranh tàn nhẫn và độc ác, vì thế nên luôn đối đầu với thần chiến tranh chính nghĩa A-thê-na. Tương trưng cho thần A-ret là kiếm, giáo.Trong thần thoại Hy Lạp, thần A-ret là một trong mười hai vị thần trên đỉnh Olympus. A-ret là con trai thứ hai của thần tối cao Dớt và nữ thần Hera. Thần A-ret được coi như tương đương với thần Mars trong thần thoại La Mã. A-ret là thần của chiến tranh, thần của các chiến binh và của các trận đánh khốc liệt. A-ret được xem là vị thần có khả năng quyết định thắng bại của mọi cuộc chiến.


    Trong thần thoại, thần thường được miêu tả cầm một ngọn giáo dính máu đỏ tươi. Thần A-ret có diện mạo khôi ngô nhưng bản tính rất tàn bạo. Tương truyền chiếc ngai của thần trên Đỉnh Olympus được bọc kín bằng da người. Dù A-ret là con dứt ruột đẻ ra nhưng Dớt và Hera chẳng thương mến gì A-ret vì bản tính hiếu chiến và ngông cuồng. Thần tạo ra vô vàn các cuộc chiến cả ở hạ giới lẫn trên cõi thần linh chỉ vì Dớt và Hera không xem trọng mình. Là một vị thần bất tử nhưng A-ret đã bị người anh hùng Heracles đánh bại trong một trận đánh và có lần còn suýt bị hai tên khổng lồ Otus và Ephialtes ném xuống địa ngục. Khi bị thương trong cuộc chiến thành Troia, thần đã không được Dớt đoái hoài gì đến.

    Thần A-ret
    Thần A-ret
    Thần A-ret
    Thần A-ret
  11. Top 11

    Thần Héc-mét

    Thần Héc-mét là con trai thần Dớt và tiên nữ Mai-a. Héc-mét là vị thần bảo hộ cho trộm cướp, thương nhân, lữ khách,...và còn là thần đưa tin, truyền tin cho các vị thần và dẫn linh hồn người chết xuống địa ngục. Thần Héc-mét xuất hiện với chiếc mũ và đôi giày có cánh, trên tay cầm quyền trượng có hình hai con rắn quấn vào nhau. Héc-mét là một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus của thần thoại Hy Lạp, thần đã tạo ra đàn lia (lyre). Héc-mét là thần bảo hộ cho kẻ trộm, người du lịch, các sứ thần, mục đồng và chăn nuôi, người thuyết trình, thương nghiệp, khoa học kỹ thuật, văn chương và thơ, các đơn vị đo lường, điền kinh, thể thao, sự khôn ngoan, lanh trí và các phát minh, sáng chế, ngôn ngữ. Ngoài ra, Héc-mét còn là vị thần đưa, truyền tin của đỉnh Olympus và là người dẫn đường cho các linh hồn đến cửa địa ngục.

    Héc-mét
    còn được biết như vị thần hộ mạng cung Cự Giải trong các cung hoàng đạo. Héc-mét bảo hộ cho các thương gia và người buôn bán. Trong thương nghiệp, người ta tin rằng các đơn vị cân, đo, đong, đếm đều do Héc-mét sáng chế, giúp các thương gia dễ dàng hơn trong việc trao đổi buôn bán hàng hóa. Nhờ việc Héc-mét là người truyền tin của các vị thần, Héc-mét có khả năng đi lại tự do giữa các thế giới, bầu trời, đại dương, sông, suối, nhân giới, địa ngục, mà không bị bất kỳ ai kiểm soát, ngăn cấm. Tận dụng việc đó, Dớt đã giao cho Héc-mét việc dẫn dắt linh hồn người chết đến cổng âm phủ, giao cho Charon, người lái đò đưa các linh hồn qua sông Styx đến âm phủ. Héc-mét rất bất bình với việc này nhưng cũng đành chấp nhận. Nên xưa kia, khi trong nhà có người chết, người ta thường bảo "Thần Héc-mét đã lấy đi linh hồn của họ".

    Thần Héc-mét
    Thần Héc-mét
    Thần Héc-mét
    Thần Héc-mét
  12. Top 12

    Thần Hê-phai-xtốt

    Thần Hê-phai-xtốt là con trai thần Dớt và nữ thần Hê-ra, nhưng từ khi sinh ra đã có hình dạng xấu xí. Ông là vị thần của kỹ nghệ, bao gồm nghề rèn, thủ công, điêu khắc, kim loại và luyện kim và lửa. Thần được thờ phụng trong khắp các trung tâm chế tạo và công nghiệp ở Hy Lạp, đặc biệt ở Athena. Thần Vulcan trong thần thoại La Mã tương tự như Hephaestos. Biểu tượng của thần Hê-phai-xtốt là búa. Hê-phai-xtốt đã rèn rất nhiều vũ khí, áo giáp, trang sức bằng đá quý hoặc kim loại,.. để tặng cho các vị thần nên được họ rất yêu quý. Ông là con trai của thần Dớt và nữ thần Hera. Ngay từ khi sinh ra Hê-phai-xtốt, Hera nhìn thấy cậu quá xấu xí liền quẳng cậu xuống trần gian. Điều này đã giải thích vì sao vị thần này bị thọt một chân và từ đó về sau ông ta rất căm giận về người mẹ độc ác của mình.

    Trở lại với câu chuyện Hera quẳng Hê-phai-xtốt xuống trần, thần rơi mãi đến một vùng biển và tại đây cậu được các nữ thần Eurynome và thần biển Thetis thương tình đem về nuôi đến lúc khôn lớn. Lớn lên, thần Hê-phai-xtốt là một người có thân hình vạm vỡ và đôi tay rắn chắc nhưng vô cùng khéo léo mà nhờ nó chàng đã chế tạo và dạy cho con người làm ra những đồ kim khí, những công trình xây dựng từ đơn giản đến phức tạp nhất. Chàng còn làm những đồ trang sức bằng vàng và bạc tặng cho các nữ thần biển để cảm tạ ơn cứu sống và nuôi dưỡng mình khôn lớn nên người. Dân chúng Hy Lạp kính trọng và tôn chàng làm vị thần thợ rèn hay vị thần lửa của họ, là ông tổ của nghề đúc đồng, làm gốm, luyện kim và xây dựng. Những nghề trên là những nghề quan trọng trong nền văn hóa của người Hy Lạp cổ đại điều đó cho thấy thần Hê-phai-xtốt có ảnh hưởng sâu rộng tới mức nào trong tâm linh những người Hy Lạp xưa.

    Thần Hê-phai-xtốt
    Thần Hê-phai-xtốt
    Thần Hê-phai-xtốt
    Thần Hê-phai-xtốt



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy