Top 12 Thực phẩm không tốt cho người bị huyết áp cao

Lan Ngoc 334 0 Báo lỗi

Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch để đưa máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, do đó huyết áp là một chỉ số thường dùng để ... xem thêm...

  1. Top 1

    Rượu

    Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tai biến mạch máu não với tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao. Bên cạnh đó, tăng huyết áp còn gây nhiều biến chứng như phình tách động mạch chủ, biến chứng về mắt, biến chứng suy thận, nhồi máu cơ tim… nên kiểm soát huyết áp là mục tiêu phải đạt được ở bệnh nhân bị tăng huyết áp. Để kiểm soát huyết áp, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thực hiện lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, bỏ rượu bia.


    Uống rượu bia là yếu tố nguy cơ hàng đầu trong việc khởi phát cơn tăng huyết áp cũng như các biến chứng do tăng huyết áp như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, gout, tăng triglyceride máu… Khi uống rượu thì tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại làm huyết áp tăng nhanh, muối canxi cholesterol đọng lên thành mạch, gây xơ vữa mạch máu, nặng có thể gây đột quỵ. Những người nghiện rượu có nguy cơ bị mắc cao huyết áp và xơ vữa động mạch hơn những người không uống. Vì vậy, hãy từ bỏ thói quen uống rượu để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định nhé.

    Rượu tăng nguy cơ bị huyết áp cao
    Rượu tăng nguy cơ bị huyết áp cao
    Rượu vang
    Rượu vang

  2. Top 2

    Trà đặc

    Một vài nghiên cứu khoa học cho thấy trong trà có chứa các hợp chất trong nhóm catechin có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả. Những hợp chất này gồm epigallocatechin (EGC), epicatechin (EC), epigallocatechin-3-gallate (EGCG) và epicatechin gallate (ECG). Đây đều là những hợp chất có khả năng chống oxy hóa hiệu quả, giúp loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể. Nhờ vào các chất kể trên, các tổn thương tế bào được chữa lành và giảm bớt. Cơ thể cũng giảm nguy cơ bị viêm nhiễm.


    Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, người bị cao huyết áp không nên uống trà đặc, bởi vì trà đặc có chứa nhiều kiềm, khi uống vào cơ thể khiến não hưng phấn, dễ gây mất ngủ, tim đập nhanh hoặc loạn nhịp, tăng huyết áp. Nếu đang bị cao huyết áp thì bạn không nên uống trà đặc, nên thay vào đó là nước lá trà xanh, vừa thanh lọc cơ thể, vừa có các chất chống oxi hóa, hỗ trợ huyết áp ổn định, không tăng cao, ổn định sức khỏe.

    Người cao huyết áp không nên uống trà đặc
    Người cao huyết áp không nên uống trà đặc
    Người cao huyết áp nên uống trà xanh
    Người cao huyết áp nên uống trà xanh
  3. Top 3

    Muối

    Muối được tạo thành từ khoảng 40% natri và 60% clorua. Natri là một khoáng chất cần thiết cho chức năng cơ và thần kinh. Cùng với clorua, nó cũng giúp cơ thể duy trì sự cân bằng nước và khoáng chất thích hợp. Muối thường được sử dụng để tạo hương vị cho thực phẩm hoặc bảo quản chúng. Vì vậy, trong đời sống hàng ngày, muối là gia vị không thể thiếu. Đối với một số người có thói quen ăn mặn, các món ăn càng nêm nhiều muối họ lại càng thấy món ăn ngon và đậm đà hơn.


    Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều muối có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt ăn nhiều muối chính là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch. Một người bình thường nếu thường xuyên ăn nhiều đồ mặn thì nguy cơ mắc cao huyết áp cũng nhiều hơn. Vì vậy, người bị cao huyết áp nên hạn chế nhiều muối trong các bữa ăn của mình, bổ sung bằng các loại rau quả, đặc biệt là các món luộc thanh mát.

    Muối
    Muối
    Tất cả mọi người đều nên ăn ít muối
    Tất cả mọi người đều nên ăn ít muối
  4. Top 4

    Mì tôm và thực phẩm cay nóng

    Mì tôm chứa nhiều carbohydrates, bột ngọt, calo, chất béo bão hoà nhưng cực ít khoáng chất và vitamin nên nhìn chung, đây là thực phẩm nghèo dinh dưỡng. Đặc biệt, các gói gia vị có sẵn thường chứa nhiều muối natri cùng ớt cay nóng không tốt cho sức khỏe người bị cao huyết áp. Mì tôm chứa từ 15 - 20% chất béo, chủ yếu dưới dạng axit béo no nên khó tiêu hoá. Hơn nữa, nó còn có chất béo dạng trans fat - dễ làm tăng cholesterol xấu trong máu, khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, xơ vữa động mạch, cao huyết áp gia tăng.


    Một trong những tác hại của mì tôm là dễ khiến cơ thể tăng cân không kiểm soát. Nó được chế biến bằng cách chiên qua dầu rồi sấy khô nên chứa nhiều chất béo (15 - 20% trọng lượng), chủ yếu là axit béo no, khó tiêu hóa. Đây là nguyên nhân gây tăng cân. Điều này tạo gánh nặng cho tim và hệ mạch, khiến bệnh cao huyết áp trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, thực phẩm cay nóng khác như các loại tương, muối ớt, các món ăn có nhiều vị cay thì người cao huyết áp nên kiêng, vì đồ cay không những ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây nóng trong người mà còn khiến huyết áp tăng cao, dễ dẫn đến nguy cơ xuất huyết não, đặc biệt là những người đã có tuổi.

    Hạn chế ăn mì
    Hạn chế ăn mì
    Ớt cay
    Ớt cay
  5. Top 5

    Dưa chua

    Dưa muối là một hình thức của quá trình lên men. Khi các loại rau và trái cây lên men, vi khuẩn có lợi giúp phá vỡ cellulose khó tiêu hóa trong thực phẩm, cũng như một số các đường tự nhiên. Những lợi khuẩn giúp giữ cho thực phẩm lên men ít có khả năng bị hư hỏng, và làm tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột của bạn khi ăn. Để bảo quản bất kỳ loại thực phẩm nào bằng việc ngâm muối thì lượng muối trong đó cần ít nhất 5%. Nếu bạn ăn quá nhiều dưa muối có nghĩa là bạn nạp một lượng lớn natri vào cơ thể, làm tăng nguy cơ bệnh tăng huyết áp và nhiều nguy cơ khác cho sức khỏe.


    Món dưa chua được xem là đồ kị của người cao huyết áp, khi ăn nhiều dưa chua là thực phẩm có ít chất béo và năng lượng, tuy có nhiều vitamin K giúp cải thiện quá trình đông máu nhưng món ăn này lại có hàm lượng natri cao, vì khi muối dưa người ta thường cho nhiều muối để dưa được nhanh và bảo quản được lâu. Trung bình một bát dưa cung cấp 570 mg natri vượt quá chỉ số natri cho phép của một người trong ngày. Đối với những người đang bị mắc bệnh cao huyết áp tuyệt đối không được ăn dưa chua. Bởi trong trường hợp ăn quá nhiều dưa chua kèm theo sử dụng các loại thực phẩm nhiều muối, uống thêm rượu có thể gẫn đến tắc mạch máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ.

    Dưa chua không tốt cho người bị cao huyết áp
    Dưa chua không tốt cho người bị cao huyết áp
    Dưa cà không nên ăn nếu bị huyết áp cao
    Dưa cà không nên ăn nếu bị huyết áp cao
  6. Top 6

    Thức ăn có nhiều năng lượng

    Bạn có thể xác định được tổng năng lượng của một loại thực phẩm nhất định thông qua việc đốt cháy nó và đo lượng nhiệt tỏa ra. Những loại thực phẩm có chứa ít calo hơn mỗi gam, chẳng hạn như rau, trái cây, súp ít chất béo, thực phẩm giàu chất xơ và protein nạc thường có mật độ năng lượng tương đối thấp. Ngược lại, những loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao và ít nước, chẳng hạn như bánh ngọt, socola, bánh quy, đồ ăn nhẹ, đồ chiên giòn hoặc dầu sẽ có mật độ năng lượng tương đối cao.


    Các loại thực phẩm như đường glucô, đường mía, chocolate và các loại thức ăn nhanh…làm tăng nguy cơ dẫn tới thừa cân, béo phì từ đó làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp. Người cao huyết áp không nên ăn các loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ như các loại bánh rán, thịt chiên... Vì đây là những món ăn dễ dẫn tới máu nhiễm mỡ, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp. Thịt gà cũng là món ăn nên hạn chế vì ăn nhiều sẽ khiến Cholesterol tăng cao, nếu bị cao huyết áp thì bạn cũng nên hạn chế.

    Bánh ngọt
    Bánh ngọt
    Đồ chiên rán
    Đồ chiên rán
  7. Top 7

    Trứng

    Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao. Trong trứng có đủ chất đạm, chất béo, vitamin, chất khoáng, các men và hoocmon. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng tương quan với nhau rất thích hợp, cân đối. Thành phần của trứng có lòng đỏ và lòng trắng. Lòng đỏ là thành phần quan trọng nhất của trứng, trong đó tập trung phần lớn các chất dinh dưỡng. Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% béo và 1,6% chất khoáng.


    Trứng là thức ăn quen thuộc và giàu dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại ở tỷ lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn. Với trẻ nhỏ từ 5 - 6 tháng, 1 tuần chỉ nên ăn 3 lần, mỗi lần 1/2 lòng đỏ trứng gà dưới dạng nấu bột hay nấu cháo. Với trẻ trên 7 tháng mỗi lần có thể ăn 1 quả trứng gà hoặc trứng vịt hoặc 4 quả trứng chim cút. Với người lớn 1 tuần có thể ăn 3 - 4 lần trứng. Với người bị tăng huyết áp hoặc cholesterol cao trong máu vẫn có thể ăn trứng vì trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, với những người có huyết áp cao và mỡ cao trong máu chỉ nên ăn 2 quả trứng trong 1 tuần.

    Người cao huyết áp nên ăn ít trứng
    Người cao huyết áp nên ăn ít trứng
    Người cao huyết áp hạn chế ăn trứng
    Người cao huyết áp hạn chế ăn trứng
  8. Top 8

    Các loại thực phẩm chứa nhiều đường

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đồ uống có đường mang thêm năng lượng ngoài khẩu phần ăn, đồng thời có thể mang lại cảm giác sảng khoái, ngon miệng, ăn được nhiều đồ ăn hơn, đặc biệt là đồ chiên, nướng gây dư thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa, là nguy cơ cho các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường...Biến chứng nặng nề là bệnh tim mạch - nguyên nhân tử vong hàng đầu hiện nay, chiếm tới 33% nguyên nhân tử vong hàng năm.


    Theo tổ chức WHO, một chế độ ăn uống trung bình hàng ngày hiện nay có chứa 2.000 kcal, 10% tổng lượng kcal tương đương với 50 gr đường tự do hoặc 12,5 muỗm cafe đường. Trung bình một người Việt Nam hiện tiêu thụ khoảng 46,5 gr đường tự do mỗi ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa 50 gr và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ WHO khuyến cáo. Chế độ dinh dưỡng là yếu tố mà con người có khả năng tác động và thay đổi nhất. Do đó khi mắc tăng huyết áp, ngoài sử dụng thuốc thì thay đổi lối sống nói chung và có chế độ dinh dưỡng khoa học nói riêng là yếu tố quan trọng để chữa bệnh.

    Người cao huyết áp cần hạn chế nước ngọt có ga
    Người cao huyết áp cần hạn chế nước ngọt có ga
    Nước ngọt có ga chứa nhiều đường
    Nước ngọt có ga chứa nhiều đường
  9. Top 9

    Thịt nguội

    Không thể phủ nhận sự tiện lợi của các loại thịt nguội hay thịt xông khói tuy nhiên những thực phẩm này đều đã qua chế biến và thường chứa nhiều natri. Trong quá trình sản xuất các nguyên liệu được sử dụng để làm thịt nguội hay thịt xông khói đều đã được xử lý, ướp gia vị và bảo quản với muối. Vì vậy đây là một thực phẩm không được khuyến khích dùng với người tăng huyết áp. Thịt nguội chứa hàng trăm mg Natri - nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp. Chúng ta đều cho rằng chỉ có các chất béo mới gây nguy hại cho cơ thể.


    Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hàm lượng Natri lớn lại khiến chúng ta dễ mắc tăng huyết áp. Do đó, hãy tìm sử dụng các thực phẩm thay thế thịt nguội tránh trường hợp bệnh nặng hơn. Một khẩu phần khoảng 60g của một số loại thịt nguội này có thể chứa từ 500mg natri trở lên. Lượng muối trong những sản phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, thịt hộp chứa rất nhiều natri. Bởi trước khi ra sản phẩm chúng được tẩm ướp rất nhiều loại gia vị và được bảo quản với muối. Vì thế nên thịt nguội là sản phẩm mà người bệnh cao huyết áp không nên dùng.

    Thịt nguội
    Thịt nguội
    Thịt nguội
    Thịt nguội
  10. Top 10

    Thực phẩm đóng gói sẵn - bánh pizza đông lạnh

    Nói chung đối với người bệnh cao huyết áp thì không nên ăn nhiều đồ đóng hộp, thức ăn nhanh. Tất cả các loại pizza đều là một sự lựa chọn vô cùng nguy hiểm cho những người đang theo dõi nồng độ natri trong cơ thể. Sự kết hợp giữa phô mai, thịt ướp muối, sốt cà chua và lớp vỏ làm tăng thêm rất nhiều muối. Đặc biệt, pizza đông lạnh lại càng nguy hiểm với những người bị cao huyết áp. Để duy trì hương vị trong pizza khi nó được nấu chín, các nhà sản xuất thường thêm rất nhiều muối. Một khẩu phần phô mai đông lạnh hoặc pizza thịt và phô mai có thể chứa hơn 700mg natri, đôi khi nhiều hơn. Lớp vỏ càng dày tương đương với việc bạn càng có nhiều lớp phủ phô mai, hàm lượng natri theo đó cũng càng tăng.


    Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng gói thường chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, có lượng đường cao. Đây chính là lý do nó trở thành món ăn làm tăng huyết áp mà người mắc bệnh lý này nên tránh. Nói tóm lại, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến huyết áp, xét trên cả phương diện tiêu cực và tích cực. Vì thế, những món ăn làm tăng huyết nên tránh chính là thực phẩm nhiều đường, muối, chất béo chuyển hóa hoặc bão hòa. Tránh được nhóm thực phẩm này và chọn cho mình những thực phẩm lành mạnh cũng là cách để bạn có được trái tim khỏe.

    Thực phẩm đóng gói sẵn – bánh pizza đông lạnh
    Thực phẩm đóng gói sẵn – bánh pizza đông lạnh
    Thực phẩm đóng gói sẵn – bánh pizza đông lạnh
    Thực phẩm đóng gói sẵn – bánh pizza đông lạnh
  11. Top 11

    Nội tạng động vật

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính hiện có khoảng hơn 1 tỷ người trên thế giới mắc bệnh cao huyết áp và con số này đang tiếp tục tăng mạnh, trẻ hóa nhanh chóng về độ tuổi. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 9,4 triệu người bị tăng huyết áp đã tử vong. Tại Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người mắc. Trong đó có tới gần 60% chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị. Các chuyên gia cũng khẳng định đây là 1 bệnh lý tiến triển âm thầm nhưng gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, hiệu quả công việc, làm mất khả năng lao động, thậm chí còn là gánh nặng và làm tổn thất rất lớn về kinh tế cho gia đình, cho xã hội. Do đó, mỗi người bệnh cao huyết áp cần chủ động hạn chế những thực phẩm có hại cho sức khỏe của mình.


    Nội tạng động vật bao gồm tim, gan, cật, lòng, não... Ở các nước phương Tây, người dân rất ít khi ăn nội tạng động vật. Tại Việt Nam, nội tạng động vật lại là món ăn khoái khẩu, được chế biến thành các món xào, luộc, chiên, nướng, ăn hàng ngày hoặc trên bàn nhậu. Người bị huyết áp cao thì không nên ăn các loại nội tạng động vật (tim, bầu dục, gan ruột non…) vì trong thức ăn này chứa nhiều cholesterol, làm gia tăng huyết áp. Mặt khác, trong các quá trình trao đổi chất của cơ thể, các thức ăn loại này sẽ sản sinh ra một chất gây huyết áp bất ổn nên cần hạn chế chàng nhiều càng tốt. Ngoài ra, nội tạng động vật không rõ nguồn gốc còn tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh ung thư, não, giun sán, viêm cơ tim, viêm phổi.

    Nội tạng động vật
    Nội tạng động vật
    Nội tạng động vật
    Nội tạng động vật
  12. Top 12

    Da gà hoặc các thực phẩm thịt chế biến sẵn

    Việc hạn chế ăn các món ăn chế biến từ gà sẽ giúp cơ thể bạn không bị áp lực do cholesterol có trong thịt gà tác động và tránh việc huyết áp mất kiểm soát. Nhưng thịt gà là món ăn thường được ưa chuộng trong gia đình Việt nên việc kiêng ăn thịt gà sẽ rất khó. Trong trường hợp đã kiêng ăn thịt gà nhưng bạn vẫn thèm thì vẫn có thể ăn thịt gà, nhưng không được ăn phần da gà. Vì trong da gà có nhiều chất dinh dưỡng tốt nhưng đồng thời cũng chứa nhiều cholesterol có hại cho sức khỏe của người bệnh huyết áp. Ăn da gà có thể khiến cho huyết áp của người bệnh mất kiểm soát sau khi ăn. Ngoài ra, hãy ưu tiên chế biến gà theo các cách luộc, hấp thay vì chiên nướng.


    Những người bị cao huyết áp kèm theo béo phì hoặc rối loạn dung nạp đường (tiền đái tháo đường) đều cần giảm lượng calo nạp vào cơ thể bằng cách không nên ăn các loại thực phẩm chứa quá nhiều năng lượng. Thực phẩm dễ gây béo phì, thừa mỡ trong cơ thể sẽ khiến lượng cholesterol máu tăng cao, tích tụ trong thành mạch gây nên xơ vữa động mạch. Thể trọng tăng lên cũng khiến huyết áp tăng, thể trọng càng tăng nhiều thì huyết áp càng cao. Vì vậy cần tiết chế ăn uống, duy trì thể trọng không nên để thừa cân. Hạn chế tối đa các thực phẩm chế biến sẵn bạn nhé!

    Da gà hoặc các thực phẩm thịt chế biến sẵn
    Da gà hoặc các thực phẩm thịt chế biến sẵn
    Da gà hoặc các thực phẩm thịt chế biến sẵn
    Da gà hoặc các thực phẩm thịt chế biến sẵn



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy