Top 12 Thực phẩm hàng đầu cho sự phát triển não bộ của thai nhi
Giai đoạn mang thai, bà bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất từ nhiều loại thực phẩm khác nhau để tăng cường sức khỏe và nuôi em bé khỏe mạnh. Kể cả những loại ... xem thêm...thực phẩm xưa nay chưa từng dùng qua. Nhưng trong số đó bạn có biết bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi nhất? Làm thế nào để em bé trong bụng mẹ phát triển khỏe mạnh, tăng cân đều đặn? Hãy cùng Toplist tìm hiểu về những thực phẩm tốt nhất cho thai nhi qua bài viết dưới đây nhé!
-
Quả việt quất
Việt quất không còn là trái cây xa lạ, tuy nhiên, ít ai biết rằng bà bầu ăn việt quất có tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe cũng như sự phát triển của bé. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, quả việt quất chứa nhiều vitamin và khoáng chất chống oxy hóa. Giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, tốt cho thai nhi và ngăn ngừa ung thư. Theo nghiên cứu, quả việt quất rất tốt cho trí não vì chúng có tác dụng kích thích các tín hiệu thần kinh của não. Bà bầu ăn việt quất giúp chống lại các vấn đề về trí nhớ. Thêm việt quất vào chế độ ăn hàng ngày giúp cải thiện đáng kể bộ nhớ và chức năng não. Các chất dinh dưỡng có trong việt quốc, đặc biệt là vitamin A được chứng minh là có tác dụng duy trì và tăng cường thị lực. Bà bầu ăn việt quất thường xuyên và bổ sung các chế phẩm từ việt quất vào chế độ dinh dưỡng. Bởi đây là nguồn vitamin A tuyệt vời.
Một trong những lợi không thể không nhắc đến của việt quất là khả năng giúp hạ cholesterol trong cơ thể. Đây là một dược phẩm giúp làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể mà không có tác dụng phụ. Bà bầu bổ sung việt quất vào thực đơn hàng ngày giúp điều hòa cholesterol trong cơ thể. Với khả năng làm giảm cholesterol trong cơ thể, việt quất còn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Sự hiện diện của chất chống oxy hóa và chất xơ biến loại trái cây này thành dược phẩm giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Trong một cuộc nghiên cứu gần đây của Trung tâm về quả việt quất cho biết, loại quả này chứa một hợp chất giúp ngăn ngừa và chữa viêm đường tiết niệu. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, việt quất có khả năng giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Bà bầu ăn việt quất không còn lo lắng về căn bệnh này nữa. Ngoài ra, khả năng đồng hóa chất natri, fructose và các vitamin trong quả việt quất có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện tiêu hóa của mẹ bầu nữa nhé.
-
Các loại cá
Các loại cá rất tốt cho phụ nữ mang thai bởi chúng có chứa nhiều DHA, Omega 3, vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Những dưỡng chất này giúp mẹ giảm nguy cơ sinh non, mắc bệnh trầm cảm, hỗ trợ hình thành não bộ cho bé, giảm tỷ lệ mắc bệnh chàm và dị ứng thức ăn ở trẻ. Đồng thời, thúc đẩy hệ thần kinh, tăng cường trí não, thể chất và phát triển toàn diện ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Đối với các mẹ đang trong giai đoạn thai kỳ nên chọn ăn những loại cá phải đảm bảo đủ các yếu tố: Giàu DHA, nhiều protein và khoáng chất, hàm lượng thủy ngân ít. Vì thế, các mẹ nên chọn những loại cá sau để đảm bảo thai nhi có một chế độ dinh dưỡng khoa học, từ đó giúp phát triển trí não mà lại có lợi cho thể chất của mẹ bầu.
Để hệ thần kinh và não bộ của bé phát triển từ khi còn trong bụng mẹ thì cá hồi là sự lựa chọn lý tưởng. Lượng vitamin B12, B6 vitamin D, niacin, selen, Iot, phốt pho, sắt, DHA - một loại axit béo cùng Omega 3 có trong loại cá này giúp hình thành nên cấu trúc và hoạt động cơ thể. Bên cạnh đó, trong 100g thịt cá quả có 18,2% protid, 2,7% lipid, Ca 90mg%, P 240mg%, Fe 2,2mg% và một số chất khác rất tốt cho mẹ bầu. Theo Đông Y, cá quả có tác dụng lợi tiểu, kiện tỳ, bổ gan, thận, bổ khí huyết và gân xương,… và giúp mẹ sinh nở thuận lợi. Bên cạnh đó, các món ăn được chế biến từ cá quả còn góp phần thúc đẩy mẹ có nhiều sữa hơn như cháo cá quả đậu xanh, cá quả kho nghệ, canh cá quả nấu ngót,…Do đó, mẹ bầu cần tăng cường các loại cá trong khẩu phần ăn của mình nhé.
-
Trứng
Lâu nay, trứng đặc biệt là trứng gà được xem là “siêu thực phẩm” đối với mẹ bầu và thai nhi, Thành phần đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến khi nhắc tới trứng gà đó là hàm lượng protein cực cao. Đây là dưỡng chất rất cần thiết và quan trọng cho sự phát triển của thai nhi vì mỗi tế bào của con được tạo ra và phát triển bởi các protein nên trứng gà là thực phẩm mẹ nên bổ sung trong thai kỳ. Protein là yếu tố đóng vai trò quan trọng để đảm bảo những lợi ích của trứng gà đối với mẹ bầu. Ngoài protein, trong trứng gà còn có rất nhiều vitamin và khoáng chất khác mà cơ thể mẹ bầu luôn cần mỗi ngày như vitamin A, D, B2, B6, B12, kẽm, acid folic, canxi, selen… Bên cạnh đó, choline và omega-3 trong trứng gà rất cần thiết cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh cho bé hiệu quả.
Mỗi tế bào của bé được hình thành và phát triển từ protein mà trong trứng gà lại chứa hàm lượng protein tương đối cao nên sẽ giúp thai nhi hoàn thiện và phát triển mỗi ngày. Do đó, sử dụng trứng với lượng vừa đủ thật sự tốt. Khi mang thai, mẹ bầu cần nạp thêm so với bình thường ít nhất 200 - 300 calories mỗi ngày cho nhu cầu của cả mẹ và thai nhi. Mỗi quả trứng gà cung cấp cho mẹ 70 calories, bằng khoảng ⅓ mức năng lượng tối thiểu mẹ cần nạp thêm cho cơ thể để đảm bảo cả hai mẹ con đều khỏe mạnh. Đây là lợi ích của trứng gà đối với mẹ bầu mà nhiều người đã biết. Mỗi quả trứng gà đều chứa kẽm, choline, acid béo omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ cũng như tổng thể các bộ phận trên cơ thể bé. Ngoài ra, những chất này còn giúp ngăn ngừa các khuyết tật ở ống thần kinh của thai nhi. Lợi ích của trứng gà đối với mẹ bầu thật tốt phải không nào?
-
Hải sản
Ai cũng biết rằng, trong hải sản chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, nhất là canxi, omega-3, DHA rất tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Một nghiên cứu khoa học đã được Viện sức khỏe Hoa Kỳ thực hiện liên tục trong 8 năm. Trong 8 năm này, các nhà khoa học theo dõi việc sản phụ tiêu thụ hải sản trong suốt 32 tuần và 8 năm sau khi đứa bé sinh ra đã cho thấy: Phụ nữ ăn hơn 340gram hải sản trong giai đoạn mang thai sẽ sinh con ra thông minh, khỏe mạnh và phát triển các kỹ năng tốt hơn so với phụ nữ mang thai không ăn hải sản. Và cũng theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh thì việc ăn hải sản liên tục trong giai đoạn mang thai sẽ giúp trẻ giảm 72% hội chứng bệnh hen suyễn có thể gặp phải sau này. Như vậy có thể thấy rằng, ăn hải sản trong quá trình mang thai không những giúp mẹ bổ sung nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể, mà còn kích thích bé phát triển khỏe mạnh hơn, thông minh hơn về sau này nữa.
Mặc dù chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của bào thai. Nhưng cũng theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ công bố mới đây cho thấy các loại hải sản đều có chứa thủy ngân nhưng mức độ khác nhau. Thủy ngân khi đưa vào cơ thể có thể tích tụ và gây hủy hoại hệ thần kinh đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy, khi mang bầu mẹ cần chọn lọc những hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp để bổ sung vào thực đơn hàng ngày, tránh nhiễm độc thai nghén nhé! Theo đó, các loại hải sản mà mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn là tôm, cá hồi, hàu, cá ngừ, cua biển,... Dù hải sản có tốt thế nào đi chăng nữa, việc ăn quá nhiều, lạm dụng hải sản cũng đều không tốt. Mỗi ngày, phụ nữ mang thai chỉ nên nạp vào cơ thể tối đa 340gram hải sản và nên ăn đa dạng nhiều loại để tránh dẫn tới tình trạng thừa chất này, thiếu chất kia.
-
Rau bina và các loại rau có màu xanh đậm
Trong giai đoạn mang thai, cơ thể bạn cần được bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Trong tam cá nguyệt thứ hai và ba, mỗi thai phụ cần thêm khoảng 350 - 500 calories/ngày. Nếu chế độ ăn của bạn không đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi như mắc các vấn đề về ống thần kinh, sinh ra bị nhẹ cân…Thói quen ăn uống kém, ăn kiêng khem nghiêm ngặt hoặc ăn quá nhiều làm tăng cân quá mức cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, dễ gặp các biến chứng khi mang thai hoặc sinh nở. Nói một cách đơn giản, ăn những thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của bạn và bé trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, điều này còn giúp bạn dễ dàng giảm cân sau khi sinh. Trong đó, việc bổ sung rau xanh là hết sức cần thiết.
Phụ nữ mang thai nên ăn đa dạng các loại rau củ để cơ thể có được những dưỡng chất thiết yếu. Các loại rau mẹ bầu nên ăn bao gồm rau ăn lá, ăn hoa và củ. Trong các loại rau màu xanh đậm thì có rau bina được coi là loại rau lành tính nhất và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao vô cùng tốt cho trí não. Vì thế, với các bà mẹ bầu muốn con thông minh thì nhất định không được bỏ qua loại rau này nhé. Mẹ bầu nên ăn đều đặn ít nhất 3-4 bữa rau bina trong một tuần để có thể cung cấp cho thai nhi nguồn axit folic, vitamin B và sắt đầy đủ nhé. Những dưỡng chất này cực kỳ quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của trí não, giúp con sau khi sinh ra luôn thông minh và khỏe mạnh.
-
Bí ngô
Bí ngô có chứa một hàm lượng sắt và kẽm rất phong phú, nên có thể giúp phòng ngừa chứng thiếu máu thường gặp khi mang thai. Ngoài ra, với hàm lượng cao chất chống oxy hóa, mẹ bầu ăn bí ngô sẽ có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ bằng cách tăng cường hệ miễn dịch. Acid ascorbin có trong loại quả nhiều chất dinh dưỡng này cũng hỗ trợ cho chị em tránh được bệnh cảm cúm và vitamin nhóm B làm giảm mệt mỏi, cáu gắt lẫn mất ngủ vốn rất phổ biến trong thời gian thai nghén. Do chứa lượng kali, magie phong phú, nên bí ngô còn hỗ trợ tích cực cho bà bầu duy trì huyết áp ổn định, hạn chế tình trạng cao huyết áp thai kỳ vốn rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, vì giàu chất tryptophan, một cấu thành của protein được tế bào thần kinh dùng để tổng hợp seretonin có tác dụng gây phấn chấn nên loại quả này còn có công dụng giảm mệt mỏi và căng thảng thường gặp trong thai kỳ.
Khi thai lớn, bắt đầu từ tháng thứ 5 trở lên rất nhiều mẹ bầu phải đối mặt với chứng phù nề khá khó chịu và bí ngô sẽ là “cứu tinh’ giúp bạn hạn chế tình trạng này. Bên cạnh việc ăn loại quả này thường xuyên, khi thấy những triệu chứng ban đầu của chứng phù nề, bạn nên bóc lấy nhân hạt bí (Lưu ý nhớ giữ lại màng xanh ngoài hạt), nghiền nát hòa cùng nước sôi và đường trắng, pha uống vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng trong khoảng 3 ngày liên tục. Không chỉ có nhiều lợi ích cho bà bầu, bí ngô còn rất tốt đối với thai nhi. Chất axit glutamine có trong loại quả này không chỉ phòng ngừa, điều trị chứng cáo huyết áp ở mẹ bầu mà còn có tác dụng phát triển tế bào não của thai nhi. Ngoài ra, hạt bí rất dồi dào folate, kẽm và các chất béo lành mạnh như omega 3 ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh, đồng thời tốt cho thị lực và não bộ của trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
-
Thực phẩm chứa nhiều sắt
Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ cần gấp đôi lượng chất sắt so với trước khi mang thai. Nguyên nhân là do cơ thể bạn phải sử dụng sắt để tạo thêm máu cho em bé. Tuy nhiên, khoảng 50% phụ nữ mang thai không có đủ khoáng chất quan trọng này. Ăn thực phẩm giàu chất sắt và uống thêm chất sắt khi bác sĩ khuyến cáo có thể giúp kiểm soát mức chất sắt của bạn. Tránh việc thiếu chất sắt có thể dẫn đến bé có nguy cơ mắc phải các chứng bệnh khó trị như thiếu máu. Bà bầu sẽ cần ít nhất 27 miligram (mg) sắt mỗi ngày trong thời gian mang thai. Trong khi bạn đang cho con bú, hãy uống ít nhất 9 mg chất sắt mỗi ngày nếu độ tuổi của bạn từ 19 tuổi trở lên. Đối với các bà mẹ đang cho con bú còn khá trẻ ở tuổi 18 hoặc thấp hơn, 10mg chất sắt mỗi ngày là đủ.
Ngoài việc uống thuốc, bác sĩ cũng khuyên bạn nên dùng các thực phẩm giàu chất sắt khi mang thai. bạn có thể tìm thấy khoáng chất này trong thịt, gia cầm và thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật cũng như trong thực phẩm bổ sung. Có 2 loại chất sắt là sắt heme và sắt non-heme. Sắt heme được tìm thấy ở các động vật có thịt đỏ như thịt bò, gà tây, gà, thịt lợn và cá. Ngoài bổ sung sắt dạng heme cho bà bầu, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ nên quan tâm đến sắ non-heme. Loại này được tìm thấy trong các loại thực vật như rau, đậu, trái cây sấy khô, đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đang ăn chay hay ăn kiêng thì sẽ rất khó để hấp thu đủ chất sắt. Vì vậy, bạn hãy chú ý về sở thích ăn uống của bản thân để theo dõi lượng sắt cẩn thận.
-
Thực phẩm chứa nhiều I-ốt
I-ốt là khoáng chất cần thiết đối với bà bầu khi mang thai. I-ốt chịu trách nhiệm về chức năng tuyến giáp, giúp ích cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Bổ sung i-ốt khi mang thai còn giúp điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, kích thích trí thông minh của trẻ nhỏ. Do đó bà bầu ăn thực phẩm chứa i-ốt khi mang thai là rất cần thiết. I-ốt được đánh giá là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi đấy bạn nhé! Trong thời gian mang thai, nếu thiếu hụt i-ốt, đặc biệt là trong 12 tuần đầu, chắc chắn sẽ làm giảm chỉ số IQ của trẻ. Các mẹ bầu cần phải ăn muối i-ốt khi mang bầu. Ngoài ra, I ốt còn có trong nước mắm, rau rền, cá biển... vì thế các mẹ bầu nên ăn các thực phẩm này để có thể bổ sung lượng I-ốt đầy đủ.
Omega-3 là chất dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Trong khi cá là nguồn thực phẩm rất giàu Omega-3. Bà bầu ăn cá khi mang thai giúp bé bổ não, phát triển trí não toàn diện. Cá biển có lượng khá dồi dào I-ốt. Cơ thể chúng ta cần I-ốt để sản xuất ra hormon tuyến giáp, giúp đảm bảo sự chuyển hóa chất bình thường trong cơ thể. I - ốt cũng giúp hình thành và phát triển não bộ của thai nhi. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy sự hư hại hệ thần kinh ở bào thai và trẻ nhỏ do thiếu hoặc thừa i-ốt nặng và kéo dài là hậu quả không thể đảo ngược được. Dưỡng chất DHA có trong cá biển có tác dụng giúp bà bầu cải thiện tâm trạng. Ăn cá khi mang thai giúp mẹ ăn ngon miệng hơn, tránh những cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, stress…
-
Vitamin D
Cũng giống như các loại dưỡng chất khác rất cần thiết cho mẹ bầu trong suốt thời kỳ mang thai. Vitamin D cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của thai nhi. Vitamin D là một loại vitamin có thể hòa tan trong chất béo và giúp người mẹ hấp thu hàm lượng Canxi một cách tốt nhất, từ đó giúp phụ nữ mang thai tổng hợp tốt Vitamin D. Trong quá trình mang thai nếu thiếu hụt Vitamin D có thể khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh tiền sản giật, tiểu đường, âm đạo nhiễm trùng hoặc nặng hơn là sinh non, thai nhi tử vong bởi vì thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Với thai nhi, nếu mẹ không được bổ sung đầy đủ Vitamin D, bé sinh ra có nguy cơ bị sâu răng, nhẹ cân, viêm nhiễm đường hô hấp và gia tăng mắc hen suyễn, làm mềm hộp sọ. Không những vậy, các nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu hụt Vitamin D ở mẹ bầu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Thế nên bổ sung kịp thời và đầy đủ Vitamin D chính là cơ sở đảm bảo sức khỏe của thai nhi toàn diện. Thực tế Vitamin D được tạo ra do sự tiếp xúc giữa da với ánh nắng mặt trời. Nhưng cách này không thể xác định được cơ thể người mẹ đã có đủ lượng Vitamin hay chưa. Thế nên, bên cạnh việc tắm nắng, phụ nữ mang thai hãy bổ sung thêm các loại khoáng chất, vitamin bằng việc tăng cường ăn những thực phẩm chứa nhiều Vitamin D.
-
Táo
Táo rất giàu chất sắt giúp tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu và ngăn ngừa thiếu máu. Ở phụ nữ, nguy cơ thiếu máu khi mang thai tăng cao hơn. Nếu tình trạng thiếu máu của mẹ bầu khi mang thai không được cải thiện có thể dẫn đến sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân. Táo là một nguồn cung vitamin C phong phú. Bà bầu ăn loại quả này thường xuyên với lượng vừa phải sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, phòng tránh nhiễm trùng và các bệnh thông thường. Các gốc tự do có thể làm tổn thương các tế bào, DNA và khả năng hoạt động của chúng. May mắn thay, trong táo có hai chất chống oxy hóa rất mạnh mẽ là flavonoid và phytochemical, có tác dụng chống lại các gốc tự do của cơ thể.
Mẹ bầu tiêu thụ táo có thể giúp tăng cường năng lượng ngay lập tức nhờ loại quả này có chứa các loại đường đơn như glucose, fructose và sucrose. Do đó, các mẹ bầu nên mang theo bên mình một quả táo khi đi làm để xua tan cơn đói, cơn thèm ăn hay giải quyết vấn đề lượng đường trong máu thấp. Thói quen ăn táo hàng ngày giúp làm giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể. Cholesterol xấu chính là thủ phạm gây nên sự hình thành mảng bám (mảng xơ vữa) và viêm thành động mạch, làm cản trở sự lưu thông của dòng máu. Đặc biệt, trong táo có lượng chất xơ dồi dào có lợi rất nhiều cho sự phát triển vỏ não của bào thai, tốt cho trí nhớ của trẻ sau này. Mẹ bầu nên ăn một đến hai quả táo mỗi ngày để có thể tăng cường đầy đủ lượng kẽm cho cơ thể của mình và cho thai nhi.
-
Hạt óc chó
Mang thai là khoảng thời gian chị em phụ nữ phải thận trọng theo dõi hơn bao giờ hết. Những gì bạn làm, những gì bạn nên ăn và không nên ăn trong khi mang thai có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của thai nhi. Phụ nữ mang thai thiếu chất béo hoặc không thích ăn dầu mỡ động vật, thì hạt óc chó là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Bổ sung chất béo mà không gây tăng cân cho bà bầu nếu ăn đủ lượng vì trong 100g hạt óc chó Mỹ chứa khoảng 65g chất béo, 15g protein, 654 kcal. Hàm lượng chất béo thực vật trong quả óc chó được coi là một nguồn chất béo tốt, không cholesterol đáp ứng nhu cầu chất béo hàng ngày cho cơ thể. Về lâu dài giúp hạ thấp mức cholesterol trong máu bằng cách cung cấp một lượng lớn HDL trong máu (một loại cholesterol tốt), giúp bà bầu bổ sung những dưỡng chất cần thiết trong suốt thai kỳ.
Thành phần axit hữu cơ và axit béo Omega 3 có trong quả óc chó có tác dụng rất lớn trong việc duy trì chất béo cấu trúc, giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện não bộ của thai nhi và trẻ nhỏ. Giúp quá trình hình thành võng mạc và cung cấp rất nhiều tăng trưởng có lợi cho hệ thống thần kinh, giúp ổn định hành vi, tăng cường trí nhớ và phát triển nhận thức của trẻ sau này vì nó chiếm 60% chất cần thiết cho não bộ. Các khoáng chất như kali, selen, canxi, đồng, kẽm, sắt, magie được tìm thấy trong quả óc chó đều quan trọng cho sự phát triển tốt nhất cho não bộ của bé. Trong quả óc chó rất giàu các chất chống oxy hóa và axit ellagic có tác dụng giảm stress hiệu quả. Nên khi bà bầu sử dụng thường xuyên óc chó giúp giảm thiểu tối đa và phòng tránh tình trạng stress, không lo sợ căng thẳng, mệt mỏi và tránh được các bệnh trầm cảm khi đang mang thai.
-
Hạt hạnh nhân
Hạnh nhân là thành viên được “săn đón” trọng trong gia đình các loạt hạt sấy khô dinh dưỡng dành cho bà bầu. Hạt hạnh nhân chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Đó là chất béo lành mạnh như a-xit béo Omega 3, vitamin, khoáng vi lượng, calo… Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng 28gr hạnh nhân cung cấp 1milligram sắt, 75 mg canxi, 14 g microgram a-xit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh thường có ở thai nhi, tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. Ngoài ra ăn hạnh nhân thường xuyên còn giúp bổ sung dưỡng chất như Protein, Chất xơ, Vitamin E, Canxi, Mangan, Riboflavin, Magie, Folate.
Hạnh nhân có chứa một số chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Không chỉ hạnh nhân, một số loại hạt khác cũng rất có ích cho bà bầu. Các loại hạt này chứa chất béo tốt, chất dinh dưỡng, vitamin và calorie mà thai phụ cần để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong quá trình mang thai. Hạt hạnh nhân có thể ăn sống. Ăn sống giúp cảm nhận được mùi vị thật của hạt, ngoài ra, nó còn giữ lại đầy đủ chất dinh dưỡng có thể bị mất đi trong quá trình sơ chế. Nhưng nếu không thích, có thể cho vào lò vi sóng khoảng 5 phút ở nhiệt độ 120 độ C sẽ giúp hạnh nhân dậy mùi thơm ngon và giòn rụm, hấp dẫn hơn. Cầu kỳ hơn, mọi người có thể rang như rang hạt đậu phộng, khoảng 5 đến 7 phút với muối, cách này ăn cũng rất ngon.
Nhất Vi An 2019-12-23 22:30:02
Bài viết đã được chọn làm clip cho kênh youtube của Toplist. Cám ơn tác giả