Top 10 Cách đuổi muỗi và diệt muỗi hiệu quả tại nhà để phòng tránh dịch sốt xuất huyết
Muỗi được xem như loài côn trùng lây truyền nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người. Vì thế phòng chống và tiêu diệt muỗi là việc quan trọng và cần thiết. Cùng ... xem thêm...Toplist tìm hiểu một số cách đuổi và diệt muỗi hiệu quả tại nhà để phòng tránh dịch sốt xuất huyết hiệu quả nhé!
-
Vệ sinh nhà cửa đúng cách loại trừ muỗi
Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh mẽ, khiến cho muỗi trở thành loài côn trùng nguy hiểm nhất thời gian qua. Nếu không muốn sốt xuất huyết tấn công nhà bạn, thì ngoài việc sử dụng những cách đuổi muỗi, bắt muỗi trong nhà, bạn cũng nên vệ sinh dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ thường xuyên . Dưới đây là những nơi trú ngụ của muỗi bạn cần lưu ý nhé !
Nhà vệ sinh
- Lỗ thoát nước của nền sàn bên trong nhà vệ sinh, thường sẽ đọng lại một lượng nước nhất định và cũng là nơi phát sinh mùi hôi hấp dẫn côn trùng. Nhất là các loài muỗi, gián,.. chúng sẽ tìm đến ẩn náu và sinh sôi. Trong trường hợp này, cách hiệu quả nhất đó là hãy làm sạch hệ thống cống rãnh, ao tù nước đọng,...bằng một số hợp chất như bột thông cống, baking soda,...
- Đồng thời, việc lau sàn bằng khăn sau mỗi lần tắm rồi treo ra ngoài cho khô cũng là một biện pháp hỗ trợ diệt muỗi trong nhà vệ sinh hữu hiệu. Vì khi thảm nhà tắm bạn không thấm nước, gây ẩm ướt, loài muỗi sẽ mất đi một nơi trú ngụ.
Xô chậu
- Các loại vật chứa như xô chậu, thùng hộp cũ sẽ trở thành nơi trú ngụ và sinh sôi cho cả đàn muỗi nếu bạn cất giữ chúng lâu trong nhà, ngoài sân mà chưa sử dụng. Đối với xô, chậu và những vật dụng có thể chứa nước, nếu để chúng lâu ngày, nhất là để ngoài trời muỗi sẽ "tận dụng" ngay làm nơi sinh sản.
Máng dẫn nước
- Máng dẫn nước, ống dẫn nước mưa trên mái nhà hoặc quanh nhà, thường là nơi ít được gia đình để ý tới và dọn dẹp thường xuyên, vậy nên chúng rất dễ trở thành nơi trú ngụ của muỗi và bọ gậy khi để lâu ngày, nước mưa đọng lại và rong rêu phát triển,...
- Để tống cổ muỗi khỏi chỗ trú ngụ không mong muốn này, bạn nên xử lý và dọn dẹp máng dẫn nước thật sạch sẽ định kỳ, rút nước, cọ sạch rong rêu và lá cây khỏi máng.
Vũng nước đọng
- Có những vị trí người dân không ngờ tới lại là “ổ” lăng quăng; muỗi đẻ trứng trên vũng nước đọng của thùng cát cứu hỏa; trong ống sắt cắm cột cờ; trong lọ hoa lưu cữ nước 2 ngày trở lên… hay ngay trong một chút nước đọng ở vỏ hộp đồ ăn con bạn vừa vứt ra vườn…và cả trong đường ống nước thải của điều hòa.
- Vì thế, bất cứ đồ vật, đồ phế thải nào có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, nước đọng trong lốp xe hỏng xếp ngoài đường, vỏ dừa…đều là những nơi đẻ trứng ưu thích của muỗi. Ngay cả bình nước trữ trên tầng cao của các hộ gia đình, khi gió bật nắp thì đây sẽ là môi trường lý tưởng cho muỗi đẻ trứng.
- Vì thế, mỗi người dân, gia đình cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá ...
Những nơi tối
- Bạn nên chú ý giữ những khu vực tối, ít ánh sáng như gầm cầu thang, gầm giường, tủ chứa đồ… được khô thoáng, sạch sẽ. Không nên lưu giữ những đồ không dùng tới tại các khu vực này vì điều này sẽ tạo thành môi trường lý tưởng để muỗi trú ngụ. Việc vệ sinh nhà cửa cũng nên thực hiện thường xuyên, liên tục chứ không phải chờ đến khi nhà có muỗi mới thực hiện.
-
Dùng tinh dầu để đuổi muỗi
Tinh dầu tự nhiên đã được con người sử dụng từ rất lâu với mục đích thư giãn, trị liệu hay phòng bệnh. Trên thực tế, việc xông tinh dầu đuổi muỗi có nguồn gốc từ thực vật như hương thảo, sả chanh, bạc hà, oải hương sẽ không độc với người dùng và phân hủy tốt ra môi trường. Hiện nay, các loại tinh dầu đuổi muỗi thường có nhiều thành phần, trong đó có 1 số hoạt chất có tác dụng đến côn trùng qua mùi, khiến cho chúng cảm thấy khó chịu phải bay đi hoặc không thể phát hiện vật chủ là con người và động vật để chích đốt.
Ngày nay các tác dụng của tinh dầu đối với sức khỏe con người lại càng được khẳng định qua các chứng cứ từ nghiên cứu thực nghiệm.Theo thống kê, tại nước ta mùa dịch sốt xuất huyết hàng năm sẽ vào khoảng tháng 7 đến tháng 11, do vậy bên cạnh sử dụng các sản phẩm chống côn trùng như thuốc xịt hoặc nhang thì tinh dầu đuổi muỗi sẽ là một gợi ý thân thiện đối với sức khỏe.
Dưới đây là 4 loại tinh dầu đuổi muỗi hay dùng nhất:
- Tinh dầu hoa oải hương
- Hoa oải hương nổi tiếng với những tác dụng tích cực về mặt thư giãn cũng như những lợi ích tuyệt vời cho giấc ngủ.
- Thế nhưng, điều mà nhiều người không biết là tinh dầu chiết xuất từ hoa oải hương cũng có thể trị bọ xít và muỗi đốt khá hiệu quả, đặc biệt là loài muỗi anopheles gây bệnh sốt xuất huyết.
- Bên cạnh đó, tinh dầu hoa oải hương còn hỗ trợ làm sáng vết thâm, chữa lành vết cắt và vết thương, cũng như điều trị kích ứng da.
- Tinh dầu bạc hà
- Bạc hà cũng nằm trong danh sách tinh dầu đuổi muỗi mà bạn không thể bỏ qua.
- Nếu lo lắng về những loại tinh dầu có mùi quá nồng, bạn hãy thử dùng dầu bạc hà thay thế nhé. Loại tinh dầu này không những có tác dụng xua đuổi côn trùng, mà còn hiệu quả trong việc giúp làm sạch không khí, khử mùi, diệt khuẩn, đem đến hương thơm dễ chịu, sảng khoái cho không khí gia đình.
- Tinh dầu húng quế
- Húng quế hay còn gọi húng chó, húng tây là một loại rau thơm.
- Trong lá húng quế có chứa nhiều tinh dầu có mùi hương cay, nồng, đây là những mùi “đại kỵ” của muỗi nên khi bạn trồng loại cây này ở đâu thì muỗi sẽ tự động tránh xa chỗ đó.
- Thêm vào đó, tinh dầu húng quế có mùi thơm ngọt ngào xen lẫn chút vị cay thường được sử dụng nhằm làm dịu vết muỗi đốt.
- Tinh dầu sả chanh
- Sẽ thật thiếu sót khi đề cập đến tinh dầu đuổi muỗi mà bỏ qua tinh dầu sả chanh. Tinh dầu sả chanh có mùi thơm dịu, thoang thoảng mùi chanh tươi, là mùi thơm yêu thích của nhiều người và có tác dụng xua đuổi muỗi và côn trùng.
- Theo phân tích thì mùi hương của sả chanh có tác dụng làm rối loạn khả năng định hướng của muỗi, khiến chúng mất phương hướng và không còn khả năng tấn công.
Cách sử dụng tinh dầu đuổi muỗi
Những loại tinh dầu trên có thể được kết hợp với nhau để tạo ra các sản phẩm có công dụng làm cho côn trùng hoặc muỗi không dám đến gần. Dưới đây là 3 gợi ý dành cho bạn nhằm tìm ra loại thích hợp với mình nhất.Công thức 1: Bình xịt tinh dầu đuổi muỗi
Thành phần và nguyên liệu bạn cần để làm ra cho mình 1 lọ bình xịt gồm:- 350ml nước cây phỉ (with hazel)
- 15 giọt tinh dầu sả java
- 15 giọt dầu sả chanh
- 10 giọt tinh dầu bạc hà
- 10 giọt dầu tràm trà
- 1 cái phễu
- 1 bình xịt rỗng
- 1 lọ rỗng để trộn các thành phần
Cách thực hiện:
- Bạn đổ nước cây phỉ vào lọ rỗng cùng với các loại tinh dầu và lắc đều.
- Sau đó, dùng phễu để trút hỗn hợp vào bình xịt.
- Mỗi lần sử dụng, hãy lắc bình một chút rồi xịt lên chăn rèm hoặc tường, xung quanh khu vực sinh hoạt.
Công thức 2: Cách làm nến tinh dầu xua muỗi
Công thức này không những giúp bạn tạo ra một lọ nến xinh xắn từ tinh dầu để đuổi muỗi mà còn đem lại một mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu cho khắp căn phòng:
- 2 chiếc lọ cỡ vừa
- 1 chiếc lọ cỡ nhỏ
- 40 giọt tinh dầu hương thảo
- 15 giọt tinh dầu sả java (tùy chọn)
- 1 quả chanh vàng
- 1 quả chanh xanh
- 8 nhánh hương thảo tươi
- 3 chân nến tealight
- 950ml nước.
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, bạn hãy cắt lát mỏng chanh xanh và chanh vàng.
- Xếp từ 4 – 5 lát chanh vào mỗi lọ
- Cho 4 nhánh hương thảo vào lọ lớn và 2 nhánh vào lọ nhỏ
- Hòa nước và các loại tinh dầu vào với nhau, khuấy đều
- Đổ hỗn hợp vào bình sao cho lượng nước đều bằng nhau
- Lấy nến ra khỏi vỏ, sau đó nhẹ nhàng thả vào bình để chúng nổi trên mặt nước
- Sau đó, bạn chỉ cần thắp nến lên.
Công thức 3: Dầu dưỡng kết hợp tinh dầu đuổi muỗi
Nếu bạn là người có làn da khô quanh năm thì đây chắc hẳn sẽ trở thành sản phẩm dành cho bạn đấy:- 8 giọt tinh dầu tràm trà
- 8 giọt tinh dầu hoa oải hương
- 8 giọt tinh dầu sả chanh
- 6 giọt tinh dầu sả java
- 6 giọt tinh dầu khuynh diệp
- 100ml dầu hạt nho hoặc dầu hạnh nhân.
Cách thực hiện:
Đối với biện pháp sử dụng tinh dầu đuổi muỗi kết hợp với kem dưỡng da này, cách làm không hề phức tạp chút nào- Trước tiên, bạn chỉ cần trộn tất cả các loại tinh dầu đều với nhau, sau đó hòa quyện cùng với dầu hạnh nhân.
- Khi đã xong, hãy bỏ hỗn hợp vào 1 chiếc lọ sạch, đậy nắp kín.
- Mỗi lần sử dụng, chỉ cần lấy một chút dầu và bôi đều lên da.
- Tinh dầu hoa oải hương
-
Trồng cây cảnh quanh nhà hoặc trong nhà
Ngoài những cách thông thường, thì việc dùng cây trồng trong nhà đuổi muỗi đang là xu hướng mới hiện nay. Cây cảnh trang trí ngoài việc mang lại không gian tươi mát trong lành, thì ngày nay còn được sử dụng như biện pháp đuổi muỗi thân thiện với môi trường vì không cần dùng đến hoá chất mà lại cực kì an toàn.
Dưới đây là những loại cây chống muỗi mà bạn nhất định phải trồng trong nhà
Cây bạc hà
- Không đơn giản là một loại cây trồng mà bạc hà chính là thảo dược cổ xưa, được dùng như vị thuốc chữa bệnh qua bao nhiêu thế hệ.
- Bạc hà không chỉ giúp xua đuổi muỗi mà còn là khắc tinh của nhiều loại động vật gây hại như kiến, gián, ong, chuột,… Tinh dầu ẩn chứa bên trong lá bạc hà sẽ reo rắc nỗi khiếp sợ, khiến chúng không dám lại gần.
Cây sả
- Sả có chứa nhiều tinh dầu và là nguyên liệu hàng đầu để sản xuất những loại thuốc chống muỗi trên thị trường hiện nay. Mùi hương đặc biệt của sả sẽ làm cho muỗi mất phương hướng và chúng sẽ khó khăn trong việc xác định vị trí của con người để tấn công.
- Thay vì sử dụng những loại thuốc chống muỗi, bạn hãy trồng ngay cây sả trong nhà để mang lại hiệu quả cao hơn và an toàn hơn.
Hoa oải hương
- Với sắc tím ấn tượng, không thể phủ nhận độ “hot” khi dùng loại cây này để trang trí trong nhà. Không chỉ đẹp, mà hoa oải hương (hay còn gọi là lavender) còn sở hữu hương thơm nhẹ nhàng giúp an thần, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn.
- Nhưng loại hoa này lại là kẻ thù của muỗi, nơi nào có trồng cây đuổi muỗi này thì nơi đó sẽ không có bóng dáng của những loại côn trùng gây hại
Cây ngũ gia bì
- Thêm một loại cây có mùi thơm dịu nhẹ nhưng lại giúp đuổi muỗi an toàn và tự nhiên chính là ngũ gia bì. Loại cây này cũng được sử dụng khá phổ biến để làm cây cảnh nội thất, cây trang trí văn phòng làm việc và là cây cảnh mini để bàn siêu xinh.
- Ngoài công dụng trang trí và là cây chống muỗi, cây ngũ gia bì còn là vị thuốc quý giúp chữa trị những căn bệnh như kháng viêm, giảm đau, đau nhức xương khớp, đau bụng, hạ sốt, tăng trí nhớ, chống suy nhược thần kinh…
-
Dùng dầu gió để đuổi muỗi
Được biết, dầu gió được ví như một loại thuốc có thể trị đau đầu, đau bụng và làm ấm cơ thể hiệu quả, và người Việt thường xuyên dùng đến. Không chỉ dừng lại ở đó, dầu gió còn có tác dụng trong việc xua đuổi muỗi, thậm chí có thể tiêu diệt muỗi nhanh chóng, bảo vệ tối đa sức khỏe của con người. Vậy, bạn đã biết cách đuổi muỗi hữu ích này chưa?
Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé !
Dầu gió là một sản phẩm quen thuộc mà hầu như gia đình nào cũng có. Bạn có thể đuổi muỗi bằng cách:
- Nhỏ vài giọt dầu gió vào cánh quạt, rồi bật quạt ở chế độ quay đều; mùi hương của dầu gió lúc này sẽ lan tỏa ra khắp căn phòng và muỗi sẽ không dám ở lại.
- Bạn mở nắp lọ dầu gió và đặt nó vào góc phòng, nơi mà lũ muỗi hay tụ tập. Mũi dầu gió sẽ lan tỏa và đuổi lũ muỗi đi.
- Bôi dầu gió lên màn, chăn khi ngủ là cách đuổi muỗi phổ biến với nhiều người, nhằm phòng tránh muỗi đốt và hạn chế tình trạng mắc bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Nếu bạn thường có thói quen nằm sát màn khi ngủ sẽ rất dễ bị muỗi tấn công, do đó bạn chỉ cần nhỏ vài giọt và bôi lên màn, chăn để đuổi muỗi nhanh
- Bạn có thể bôi dầu gió lên áo quần để có thể ngăn chặn tình trạng muỗi sinh sống và phát triển, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
- Cách đuổi muỗi bằng cách nhỏ dầu gió lên nhang muỗi: Bạn chỉ cần nhỏ dầu gió lên vòng nhang, sau đó đốt nhang mùi hương của nhang và dầu gió sẽ giúp bạn đuổi muỗi hiệu quả nhất. Không những thế, mùi dầu gió sẽ làm giảm thiểu mùi nồng của nhang giúp người dùng dễ chịu khi sử dụng
- Cách đuổi muỗi bằng dầu gió và nước: Trước khi tắm, bạn hãy chuẩn bị nước tắm trong khoảng chừng 30 đến 40 độ C. Sau đó nhỏ tiếp vài giọt dầu gió vào nước ấm. Trong dầu gió có tính mát nên sẽ giúp bạn thư giãn, cơ thể cũng sẽ thoáng mùi hương mà còn giúp chống muỗi hiệu quả. Tuy nhiên lưu ý rằng, cách này sẽ không phù hợp với những ai có làn da nhạy cảm và mẫn cảm với nhiều thành phần của dầu gió.
- Bôi dầu gió lên người: Nhỏ vài giọt dầu gió, xoa đều vào lòng bàn tay, bôi lên người, những nơi muỗi hay cắn. Cách làm này cũng rất được nhiều người áp dụng
Như vậy, chỉ với vài giọt dầu gió mà bạn đã có thể yên tâm đuổi sạch muỗi ra khỏi nhà.
-
Cách đuổi muỗi bằng tỏi cực hiệu quả
Có thể bạn chưa biết, muỗi rất kỵ mùi tỏi. Trong tỏi có chứa thành phần allicin, là chất có công dụng diệt khuẩn, chống oxy hóa và là “thần dược” giúp đuổi muỗi hiệu quả. Chính vì thế mà trong các tinh dầu thơm hay thuốc xịt muỗi an toàn đều có chứa ít nhiều chiết xuất từ tỏi. Có thể nói, tỏi có mùi khó chịu, ngay cả con người còn cảm thấy không thoải mái khi ngửi nó. Có nhiều cách đuổi muỗi bằng tỏi, nguyên lý đơn giản là chỉ cần bạn cho mùi tỏi càng nhiều thì càng dễ đuổi được muỗi.
Một số hướng dẫn dành cho bạn sau đây:
- Ăn tỏi: Nếu ăn được tỏi, hãy thường xuyên thêm loại gia vị này vào bữa ăn. Tỏi được hấp thu vào cơ thể, mùi sẽ thoát ra khỏi các lỗ chân lông, tỏa mùi. Tuy rằng mùi này rất nhẹ khiến cho bạn không cảm nhận bằng mũi được nhưng muỗi rất nhạy cảm và chắc chắn sẽ cảm nhận được mùi vị đáng sợ này.
- Bôi nước tỏi lên da: Nếu nhà có trẻ nhỏ mà bạn không muốn dùng hóa chất bôi lên cơ thể của trẻ, hãy dùng một chút nước tỏi thoa vào da của trẻ, muỗi sẽ không còn dám tấn công những đứa trẻ của bạn nữa.
- Đun sôi nước tỏi và dùng dung dịch này phun vào các góc nhà, chỗ muỗi thường trú ngụ. Đây là cách bạn giúp môi trường sống của mình không còn bóng muỗi vì chúng đã sớm “cao chạy xa bay”.
- Trồng tỏi: Bạn có thể trồng tỏi ngay trong nhà/sân vườn, cũng là một cách đuổi muỗi bằng tỏi hiệu quả.
-
Làm bẫy diệt muỗi tại nhà
Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn một cách bắt muỗi cực kỳ hiệu quả, khi sử dụng bẫy tự chế bằng chai nhựa để bắt muỗi đơn giản. Nguyên liệu chuẩn bị cũng như cách làm không khó khăn, nên ai cũng có thể tự làm được. Chiếc bẫy bắt muối tự chế này không hề sử dụng chất hóa học, ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình nên bạn có thể yên tâm và bắt tay thực hiện với mình nhé.
Bẫy muỗi bằng baking soda:
Nguyên liệu:
- Baking soda
- Đường nâu (bằng lượng baking soda)
- Nước nóng: 1 cốc
- Băng dính
- Dao rọc giấy
- Chai nhựa 1 lít
Tất cả những nguyên liệu trên đều rất dễ kiếm nên bạn hãy chuẩn bị đầy đủ để có thể làm bẫy diệt muỗi hiệu quả nhất.
Cách tiến hành
Dưới đây là hướng dẫn về cách dùng baking diệt muỗi tại nhà. Quy trình 3 bước như sau:
- Bước 1: Cắt chai nhựa làm 2 phần, bạn có thể dùng dao rọc giấy đa chuẩn bị từ trước để thực hiện.
- Bước 2: Trộn lượng baking soda và đường nâu đã chuẩn bị. Sau khi trộn xong, bạn cho hỗn hợp này vào trong chai nhựa, chú ý cho vào phần đáy. Phần đầu chai nhựa bạn sẽ úp ngược lại để tạo thành bẫy dụ muỗi vào.
- Bước 3: Cho nước vào trong chai nhựa, chỉ cho nước ngập 1 nửa phần đáy chay. Sau đó, bạn dán kín bên ngoài chai nhựa bằng giấy màu. Sau đó, bạn mang phần chai nhựa có baking soda vào trong phòng. Lưu ý để ở nơi tối và dụ muỗi vào. Chú ý thêm là mỗi 2 tuần bạn thay nước 1 lần.
Bẫy muỗi với baking soda và đường nâu
Có thêm một cách diệt muỗi bằng baking soda khác nữa, đơn giản và hiệu quả không kém. Lần này, các bạn vẫn chuẩn bị các nguyên liệu như đã hướng dẫn, nhưng không làm theo cách vừa chia sẻ bên trên.
Quy trình cụ thể như sau:
- Bước 1: Cắt chai nhựa làm 2 phần, phần đầu chai ⅓ phần còn lại là ⅔.
- Bước 2: Hòa đường vào nước nóng đã chuẩn bị và cho vào chai nhựa. Sau đó bạn đổ baking soda lên bên trên.
- Bước 3: Tiếp theo, úp ngược phần chai nhựa đã cắt ra và dán cố định cho chắc chắn.
- Bước 4: Đặt chai nhựa ở nơi có nhiều muỗi. Mùi của baking soda và nước đường sẽ thu hút muỗi và giúp diệt muỗi một cách tự nhiên. Khí CO2 từ hỗn hợp sẽ khiến muỗi bay đến và bị chết bên trong.
Bẫy bằng bia
Việc đầu tiên là bạn cần chuẩn bị một chiếc chai nhựa và bia. Số lượng chai nhựa tùy thuộc vào số lượng muỗi bạn muốn tiêu diệt.
Nguyên liệu:
- Bạn có thể sử dụng bia thừa hoặc chai bia nguyên
- Bột xà phòng
- Đường trắng và nước
- Dao để cắt chai nhựa
Cách tiến hành:
- Tiến hành hòa dung dịch bia và bột xà phòng, nước thành một hỗn hợp.
- Chúng ta cần sử dụng đũa để khuấy đều dung dịch này lên.
- Sau đó bạn sử dụng dao để cắt chai nhựa thành 2 phần. Phần miệng chai hình phễu 1 /3 và phần đáy chiểm tỉ lệ 2/3.
- Lúc này bạn có thể đổ dung dịch vừa tạo vào phần đáy chai và lật úp cho phần miệng chai hình phễu xuống dưới gần tiếp giáp với dung dịch.
- Khi muỗi ngửi thấy mũi thơm của bia sẽ chui vào phễu và bị chìm nghỉm trong dung dịch. Bạn sẽ thực sự ngạc nhiên khi rất nhiều muỗi bị chết ở trong dung dịch này.
-
Dùng khói từ thảo mộc đuổi muỗi
Ngoài những cách trên ta có cách đuổi muỗi trong nhà bằng các cách đốt tạo khói và hương đuổi muỗi, chống muỗi trong nhà bằng cách loại cây, vỏ cây sau:
Bưởi, lá náng hoa trắng, bèo cái, cây ngải hoa vàng hoặc thanh cao phơi khô, đốt lấy khói hun cũng có tác dụng xua đuổi muỗi. Bồ kết phơi khô, cây hương nhu, cây gỗ thơm, vỏ bưởi, bã mía... đốt tạo khói trong nhà, chỉ đốt với số lượng vừa phải để tạo ra một làn khói thoang thoảng trong nhà, tránh bị ngạt.
Có thể đốt vào thời điểm buổi chiều tối hoặc trước khi đi ngủ. Nhà sẽ có mùi thơm của tự nhiên, cách chống muỗi trong nhà này đồng thời đuổi được các loài côn trùng khác trong nhà ruồi, gián, kiến... không có chỗ ẩn náu buộc phải bay ra khỏi nhà.
-
Đuổi muỗi bằng chanh (cam, quýt) và đinh hương
Tinh dầu từ các loại quả như chanh, cam, quýt sẽ làm cho muỗi bỏ chạy. Chỉ cần kết hợp với một ít hoa đinh hương sẽ mang lại hiệu quả đuổi muỗi đáng kinh ngạc.
Nguyên liệu
- Một vài quả chanh
- Một ít hoa đinh hương khô (có thể mua ở các hiệu thuốc nam, thuốc bắc)
Cách tiến hành
- Bổ đôi quả chanh theo chiều ngang.
- Lấy một vài hoa đinh hương cắm vào phần thịt của nửa quả chanh.
- Cắm dày hết mặt thịt của chanh, thực hiện tương tự với các quả còn lại.
- Đặt quả chanh có cắm hoa đinh hương ở nhiều góc nhà – những nơi mà muỗi hay lui tới. Có thể cho nửa quả chanh vào bát nhỏ rồi đặt xung quanh nhà để đảm bảo vệ sinh hơn.
Với cách làm này đảm bảo mang lại hiệu quả đuổi muỗi tuyệt vời cho gia đình bạn. Thử ngay cách làm này và cho mình biết kết quả nhé!
-
Diệt muỗi bằng nước xà phòng
Lũ muỗi thường có thói quen tìm những nơi ẩm ướt, có nhiều nước để sinh sôi, đẻ trứng. Để diệt muỗi từ “trong trứng nước”, hãy chuẩn bị một chậu nước lớn, pha thêm xà phòng rồi đặt ở những nơi ẩm tối xung quanh nhà.
Khi muỗi gặp các chậu nước này và đẻ trứng vào, nước xà phòng sẽ diệt sạch trứng muỗi, không cho bọ gậy, muỗi con phát triển. Bằng cách bẫy muỗi này, nhà bạn sẽ sớm không còn bị lũ muỗi làm phiền nữa.
-
Sử dụng lưới chống muỗi
Không giống các loài côn trùng khác xuất hiện theo mùa, muỗi có quanh năm, bất kì lúc nào trong gia đình, bạn cũng có thể có sự tồn tại muỗi. Thông thường để tiêu diệt và xua đuỗi loài côn trùng này nhiều hộ gia đình sẽ sử dụng các phương pháp truyền thống như sử dụng tinh dầu, dầu gió, quạt...Tuy nhiên, thực tế những biện pháp này thường hiệu quả trong thời gian ngắn hạn, và chỉ phát huy hiệu quả nếu bạn sử dụng thường xuyên. Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người ngày càng bận rộn cho học tập, công việc, không có quá nhiều thời gian thì lưới chống muỗi ra đời như một giải pháp mới của thời đại, bảo vệ bạn và gia đình tối đa mà chỉ cần một lần lắp đặt cho cả quá trình sử dụng.
Lưới chống muỗi được sử dụng rộng rãi ở các khu vực thành phố với khoản chi phí nhất định nhưng lại mang đến hiệu quả cao. Là sản phẩm sử dụng các sợi kim loại đan lại với nhau với đường kính nhỏ để ngăn chặn muỗi xâm nhập vào không gian sống. Cửa sử dụng hệ khung riêng nên có thể lắp đặt dễ dàng mà không ảnh hưởng đến kết cấu của không gian. Không chỉ ngăn chặn được ruồi muỗi mà sản phẩm còn bảo vệ gia đình bạn khỏi mọi loại côn trùng như sâu bọ, gián, chuột, rết,…
Một số ưu điểm có thể kể đến khi sử dụng lưới chống muỗi:
- Độ bền cao, không bị tác động bởi các điều kiện thời tiết.
- An toàn với sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
- Không chỉ ngăn chặn được ruồi muỗi mà sản phẩm còn bảo vệ gia đình bạn khỏi mọi loại côn trùng như sâu bọ, gián, chuột, rết,…
- Chỉ chống côn trùng, không cản ánh sáng và gió vào không gian sống.
- Được đo đạc theo kích thước cửa của gia đình.
- ....