Top 12 Sự thật thú vị nhất về cá voi sát thủ
Cá voi sát thủ điển hình luôn có những khoang màu đen trên lưng, đốm trắng ở ngực và 2 bên sườn, cũng như 1 mảng trắng khác nằm trên và đằng sau đuôi mắt. Cá ... xem thêm...voi sát thủ còn được biết đến bởi sở hữu kỹ năng săn mồi thượng thừa và ra tay khá tàn độc. Còn nhiều thông tin thú vị khác về loài cá này ở bài viết dưới đây, cùng Toplist tìm hiểu nhé!
-
Phân loại và tiến hóa
Cá voi sát thủ, còn có tên gọi khác là cá heo đen lớn hay cá hổ kình (tên khoa học: Orca) là một loài cá voi có răng thuộc họ cá heo đại dương, đồng thời là phân loài cá heo lớn nhất. Cá voi sát thủ sống tại tất cả các đại dương trên thế giới, từ Bắc Băng Dương và châu Nam Cực cho đến các vùng biển nhiệt đới ấm áp hơn.
Cá voi sát thủ được ghi nhận là loài duy nhất còn tồn tại của chi Orcinus. Cá voi sát thủ là một trong 35 loài trong Họ Cá heo đại dương, những loài mà đã khởi phát từ khoảng 11 triệu năm trước. Nòi giống cá heo voi có lẽ phân nhánh sớm ngay sau đó.
Mặc dù nó có điểm tương đồng về hình thái học với Cá hổ kình lùn, Cá ông chuông, Chi Cá voi hoa tiêu, nhưng họ hàng gần gũi nhất còn tồn tại là loài cá heo.
-
“Không ngán” bất cứ đối thủ nào dù là thông minh và hung dữ nhất
Cá voi sát thủ chính là “cơn ác mộng” của loài cá heo nói chung (đồng loại của chúng trên lý thuyết). Dù cũng nhanh nhẹn và cực kỳ thông minh nhưng rất ít trường hợp những chú cá heo tội nghiệp thoát khỏi bộ hàm với hơn 50 cái răng sắc nhọn răng sắc nhọn của những tên sát thủ chuyên nghiệp này.
Bên cạnh cá heo, một hung thần biển cả khác, vốn sở hữu sức mạnh đáng nể và cũng đặc biệt thông minh nhưng vẫn trở thành bữa ăn giàu protein cho cá voi sát thủ, đó chính là loài cá mập trắng lớn - một trong những loài cá hung dữ nhất đại dương.
Có thể nói cá voi sát thủ là loài động vật ăn thịt đầu bảng của đại dương, tức là bản thân chúng không có bất cứ kẻ thù nào ngoài tự nhiên. Chúng thông minh, mạnh mẽ, nhanh nhẹn, và cực kỳ khéo léo. Có lẽ kẻ thù số một của cá voi sát thủ trên trái đất chỉ là con người mà thôi
-
Đặc biệt thích tấn công “trẻ em”
Có lẽ nên đặt thêm biệt danh cho cá voi sát thủ là ông kẹ của đại dương bởi chúng cực kỳ thích săn bắt và ăn thịt các con non, từ những chú hải cẩu, sư tử biển thậm chí đến cả cá nhà táng con.
Cá voi sát thủ đặc biệt thích tấn công những chú cá voi lưng gù non. Bằng cách săn mồi theo bầy (thường là cả một gia đình gồm 3-5 con hoặc thậm chí là hai gia đình cùng kết hợp), chúng tách con cá voi con ra khỏi cá voi mẹ và sau đó liên tục “thi triển” những cú húc đầu khủng khiếp, tấn công cá voi lưng gù con cho đến khi nó tử vong.
Có lẽ chính vì lý do này mà gần như tất cả các loài cá nhà táng khổng lồ đều không ưa cá voi sát thủ. Nếu thường xuyên theo dõi, bạn sẽ không cảm thấy bất ngờ khi thấy cá voi lưng gù hay cá voi xanh thường chủ động tấn công cá voi sát thủ, và tất nhiên không phải để ăn thịt bởi thức ăn chủ yếu của chúng là động vật thân mềm và các loài cá nhỏ, mà là để bảo vệ con mồi của chính cá voi sát thủ, đúng với câu “kẻ thù của kẻ thù là bạn”.
Theo thống kê, có đến 87% trường hợp cá voi lưng gù xuất hiện khi đối thủ đang săn mồi và 89% tình huống cá voi lưng gù có mặt đúng lúc khi cá voi sát thủ đang tấn công các loài vật khác.
-
Nắm trong tay những chiêu thức săn mồi thượng thừa
Cá voi sát thủ nổi tiếng với chiến thuật đi săn theo nhóm và biết cách lên kế hoạch hoàn hảo trong nhiều tình huống. Không những vậy, chúng còn sở hữu những chiêu thức kết liễu đối phương hết sức phức tạp và cũng cực kỳ hiệu quả. Một trong số đó là “tuyệt chiêu” karate chop.
Tiến sĩ hải dương học Ingrid Visser, chuyên gia nghiên cứu hành vi săn mồi của loài cá voi sát thủ hơn 20 năm qua, đã mô tả chiêu thức này như sau:
- Cá voi sát thủ sẽ sử dụng cái đuôi cực khỏe của nó để “lái” con cá mập lên gần mặt nước. Chúng thậm chí còn không chạm vào con cá mập, mà chỉ sử dụng lực đẩy từ đuôi, tạo ra một con sóng ngầm đẩy cá mập lên phía sát mặt nước.
- Sau khi cá mập đã bị đẩy lên sát mặt nước, cá voi sát thủ sẽ ngay lập tức vung vẩy, cuộn mình lên khỏi mặt nước và dùng chiếc đuôi chặt mạnh xuống đầu con mồi, khiến nó choáng váng, thậm chí bất tỉnh”.
Ngoài ra, cá voi sát thủ còn có một chiêu thức thức bí mật khác chuyên dùng để săn cá mập trắng lớn, vô cùng đơn giản nhưng lại cho hiệu quả không ngờ, đó là húc đầu. Sau khi phát hiện ra con mồi, cá voi sát thủ sẽ lấy đà và húc thẳng vào đối phương với một sức mạnh đáng sợ, hoặc lén lút tiếp cận con cá mập từ ngay bên dưới và bất ngờ tung ra đòn tấn công vào phía bụng. Trước cú húc đến từ “tảng thịt” nặng không dưới 4 tấn, cá mập trắng lớn sẽ bị choáng. Tiếp theo, cá voi sát thủ chỉ cần túm lấy con cá mập xấu số, lật ngửa nó lên và thưởng thức bữa ăn giàu protein của mình. Điều đáng sợ ở đây chính là việc những con cá voi sát thủ đã nắm rất rõ điểm yếu sinh học của loài cá mập và tận dụng một cách hoàn hảo.
Ngoài ra, ở Thế giới đại dương cá mập được biết đến là một trong những cỗ máy săn mồi hoàn hảo của đại dương, chúng gần như không có điểm yếu, ngoại trừ việc bị lộn ngược người, chúng sẽ ngay lập tức rơi vào trạng thái tê liệt. Có lẽ sau nhiều lần chạm trán với cá mập trắng lớn, những con cá voi sát thủ nhận thấy rằng nếu chúng lật ngửa được con cá mập, cá mập sẽ không đánh trả, và chúng cũng đủ thông minh để nắm được nhược điểm này sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm săn mồi, biến mình trở thành “cơn ác mộng” của bất cứ loài cá mập nào. Đó cũng chính là điểm đáng sợ nhất của cá voi sát thủ, chúng vô cùng thông minh, biết cách xây dựng chiến thuật săn mồi từ kinh nghiệm học hỏi được, và vận dụng nó vào từng tình huống khác nhau một cách hợp lý.
-
Nhận biết được sự nguy hiểm đến từ con người.
Con người chính là loài thống trị trên hành tinh. Chúng ta dễ dàng thuần phục loài động vật to lớn nhất mặt đất: Biến voi thành những diễn viên xiếc hay trợ thủ đắc lực cho các công việc nặng nhọc. Trên đại dương, còn người đã săn bắt cá nhà táng - loài cá lớn nhất hành tinh trong hàng trăm năm, thậm chí khiến một số loài cá voi đứng bên bờ tuyệt chủng, và cá voi sát thủ cũng không phải là ngoại lệ.
Cá voi sát thủ rất thông minh, nhưng chắc chắn chúng không thể thông minh bằng con người. Do đó rất nhiều con cá voi sát thủ đã phải bỏ mạng dưới tay con người, trong suốt lịch sử hàng trăm năm của ngành ngư nghiệp và hàng hải. Chỉ tính riêng trong vòng 3 năm, từ 1978 đến 1981, có tới 346 con cá voi sát thủ đã bị tiêu diệt tại khu vực ngoài khơi bờ biển Nauy. Con số này chỉ dừng lại khi có lệnh cấm của Chính quyền địa phương.
Những cá thể may mắn sống sót dường như chưa bao giờ quên điều đó, và như đã nói, cá voi sát thủ đủ thông minh để đúc rút kinh nghiệm từ những sự kiện mà chúng trải qua trong đời. Một bầy cá voi sát thủ thường được dẫn dắt bởi một con cái trưởng thành, và các nhà khoa học cho rằng chính "bà mẹ thông thái" này đã truyền lại những kinh nghiệm xương máu của mình cho các thành viên khác trong đàn trong việc biết cách nhận biết và tránh xa những chiếc thuyền đánh cá.
-
Có tổ chức xã hội chặt chẽ
Sẵn tiện nói về khả năng tương tác giữa các thành viên trong đàn, đã có không ít bằng chứng cho thấy cá voi sát thủ cực kỳ yêu thương đồng loại, không giống như nhiều loài động vật khác.
Cá voi sát thủ bơi cùng ít nhất 5 nhóm orca khác nhau, và điều thú vị là tất cả bọn chúng đều yêu thương và chăm sóc cho chú cá bị thương này - một điều cực kỳ hiếm gặp trong thế giới động vật bởi luôn có sự tranh chấp giữa các quần thể và những cá thể bị thương thường bị bỏ mặc đến chết. Có lần, nhóm nghiên cứu đã chứng kiến một cảnh tượng xúc động: 2 con cá voi sát thủ cái rẽ sóng trên mặt biển, và mỗi con ngậm trong miệng một con cá trích lớn cho con bị thương.
Cá voi sát thủ là loài có tổ chức xã hội cực kỳ chặt chẽ, hơn bất cứ loài động vật nào khác trên hành tinh ngoại trừ con người. Đó là lý do giải thích tại sao cá voi sát thủ thường mắc cạn theo bầy, bởi khi một thành viên nào đó vô tình bơi vào vùng nước nông và mắc cạn, nhưng con khác trong đàn sẽ không bỏ mặc nó mà tìm cách “ứng cứu”.
-
Tiêu thụ khoảng 227 kg thức ăn mỗi ngày
Hãy tưởng tượng rằng loài cá voi này như một tảng băng trôi nặng tám tấn và đầy quyền lực trên vùng nước lạnh ở Bắc Cực. Những động vật biển sống trên những tảng băng hầu như không có cơ hội trốn thoát khi chúng rơi xuống biển và trở thành bữa ăn cho một trong những loài ăn thịt hàng đầu của đại dương – cá voi sát thủ khổng lồ!
Những con cá voi sát thủ hay còn được gọi là cá hổ kình, săn mọi thứ từ cá đến hải cẩu, sư tử biển, chim cánh cụt, mực, rùa biển, cá mập và thậm chí cả các loài cá voi khác đều nằm trong thực đơn của chúng. Tùy thuộc vào mùa và nơi sinh sống, chế độ ăn uống của chúng cũng thay đổi – một số ăn nhiều cá và mực, những số khác chủ yếu ăn hải cẩu và chim cánh cụt. Nhưng ở bất cứ đại dương nào trên thế giới thì một con cá voi cỡ trung bình có thể tiêu thụ khoảng 227 kg thức ăn mỗi ngày!
-
Cá voi sát thủ có khoảng 45 răng
Cá voi sát thủ trưởng thành rất khác biệt và không thể lẫn với bất kì sinh vật biển nào. Khi quan sát từ xa, những con chưa trưởng thành có thể bị nhầm lẫn với loài thuộc bộ cá voi, như cá ông chuông hay cá heo Risso. Răng cá heo voi rất khỏe và được bọc men răng, bộ hàm của chúng là bộ máy có khả năng kẹp mạnh mẽ, những chiếc răng hàm trên lấp đầy chỗ trống giữa các răng hàm dưới khi khép miệng. Những chiếc răng cửa có xu hướng nghiêng nhẹ về phía trước và bên ngoài, do đó cho phép nó chịu được động tác giật mạnh từ con mồi trong khi các răng giữa và răng hàm giữ chắc con mồi tại chỗ.
Cá voi sát thủ có khoảng 45 răng (dài khoảng 7.6 cm mỗi chiếc), chúng rất sắc nhọn để sử dụng trong việc cắn và xé con mồi. Thay vì nhai thức ăn chúng thường nuốt chửng thức ăn – và bạn có thể tin hoặc không nhưng những con quái vật khổng lồ này có thể nuốt cả những con hải cẩu nhỏ và sư tử biển! Còn những con mồi lớn hơn thì được xé thành từng mảng nhỏ trước khi ăn.
-
Những vệt trắng trên cơ thể giúp chúng trốn tránh và tấn công con mồi
Các nhà khoa học tin rằng các vệt màu trên cơ thể của cá voi sát thủ có thể giúp chúng trốn tránh và tấn công con mồi. Lưng của chúng có màu đen và phần bụng màu trắng. Khi các loài động vật khác nhìn từ trên xuống kẻ săn mồi mạnh mẽ này từ trên cao thì trông chúng chẳng khác gì một con chó biển đứng trên tảng băng. Thậm chí cũng có thể không nhận ra chúng vì phần lưng đen của cá voi đan xen với nước ở phía dưới.
Mặt khác, phía bụng dưới màu trắng của cá voi sát thủ pha trộn với ánh sáng lọt xuống từ mặt biển và điều này càng làm những con vật khác khó khăn hơn trong việc có thể nhận ra chúng. Sự ngụy trang khéo léo trời cho này có nghĩa là những con mồi như cá, chim cánh cụt và hải cẩu sẽ bỏ qua mối nguy hiểm đang rình rập mà cứ tiếp tục con đường của chúng, thế rồi những con vật xấu số này sẽ trở thành bữa ăn của Cá voi sát thủ lúc nào không hay.
-
Khả năng di chuyển của cá voi sát thủ
Cá voi sát thủ được phân biệt bởi khả năng di chuyển của chúng, khiến chúng thậm chí giống cá heo hơn. Cá voi sát thủ thích hoạt động và di chuyển trong nước. Trong quá trình truy đuổi nạn nhân, cá voi sát thủ không nhảy ra ngoài mà vẫn ở trong nước.
Thông thường cá voi sát thủ rất bị thu hút bởi âm thanh mà một chiếc thuyền máy tạo ra. Cá voi sát thủ có thể đuổi theo nó trong một thời gian rất dài. Những "cư dân" của đại dương và biển này có thể đi thuyền với tốc độ 56 km/h. Với tốc độ đó, cá voi sát thủ cũng đạt vị trí quán quân trong ngôi vị loài động vật biển có vú di chuyển nhanh nhất.
-
Phạm vi và môi trường sống
Cá voi sát thủ đã được tìm thấy ở tất cả các đại dương và hầu hết các biển. Bởi phạm vi sống rộng lớn của chúng, số lượng, mật độ, đánh giá phân bố của chúng là rất khó, nhưng rõ ràng chúng thích ở những vùng nước vĩ độ cao và tầng nước trên cùng.
Hệ thống khảo sát cho thấy mật độ cao nhất của cá heo voi (>0,4 cá thể/100 km ²) ở vùng biển đông bắc Đại Tây Dương xung quanh bờ biển Na Uy, ở phía bắc Thái Bình Dương dọc theo quần đảo Aleut, Vịnh Alaska và ở vùng Nam Đại Dương nằm ở xa Châu Nam Cực.
-
Vòng đời của cá voi sát thủ
Cá voi sát thủ cái trưởng thành ở tuổi 15, sau đó chúng bước vào thời kỳ của chu kỳ động dục và thời kỳ không có chu kỳ vào khoảng giữa 3-16 tháng. Thời gian mang thai từ 15-18 tháng.
Để tránh giao phối cận huyết, con đực và con cái kết đôi từ đàn khác. Con mẹ đang nuôi con, luôn chỉ có một con con duy nhất, khoảng một con trong 5 năm.
Con cái sinh sản đến khoảng 40 tuổi, nghĩa là trung bình vòng đời chúng nuôi năm con non. Tuổi thọ trung bình của những con cái là khoảng 50 tuổi, tối đa có thể lên tới 80-90 tuổi. Một con cái mang tên Granny (J2) được ước đoán khoảng 103 tuổi.
Con đực trưởng thành sinh lý ở độ tuổi 15, nhưng thường giao phối ở độ tuổi 21. Tuổi thọ trung bình của những con đực là khoảng 29 tuổi, tối đa là 50-60 năm. Một con đực có tên Old Tom xuất hiện mọi mùa đông tại New South Wales, Australia khoảng từ thập niên 1840 đến 1930 có độ tuổi khoảng 90.