Dioxin
Dioxin là một chất hóa học được xếp vào loại cực độc, dioxin bắt nguồn từ việc đốt cháy túi nilon từ các hoạt động của con người. Dioxin là chất ít tan trong nước, tồn tại chủ yếu trong lòng đất, qua đó chất lây nhiễm vào cơ thể con người qua con đường thực phẩm, chủ yếu ở rau quả được trồng trong đất có chứa dioxin.
Ngoài ra, dioxin cũng có thể gây ngộ độc trực tiếp qua đường hô hấp, qua da khi tiếp xúc hay qua nước uống. Với liều lượng cao, dioxin có thể gây độc cấp tính, gây tử vong ngay lập tức, còn với liều lượng thấp, dioxin có thể gây ra căn bệnh ung thư nguy hiểm. Dioxin tích lũy trong chuỗi thức ăn trong một thời trang tương tự như các hợp chất clo khác (tích lũy sinh học). Điều này có nghĩa rằng ngay cả nồng độ nhỏ trong nước bị ô nhiễm có thể được tập trung lên một chuỗi thức ăn đến mức nguy hiểm vì chu kỳ phân hủy dài và độ tan trong nước thấp của dioxin.
Cơ chế phân tử của dioxin tác động lên các tế bào và cơ thể người, động vật vẫn đang còn nhiều tranh cãi về chi tiết. Thời gian bán phân huỷ của dioxin trong cơ thể động vật là 7 năm hoặc có thể lâu hơn. Thông thường, dioxin gây độc tế bào thông qua một thụ thể chuyên biệt cho các hydratcarbon thơm có tên là AhR (Aryl hydrocarbon Receptor). Phức hợp dioxin - thụ thể sẽ kế hợp với protein vận chuyển ArnT (AhR nuclear Translocator) để xâm nhập vào trong nhân tế bào.
Tại đây dioxin sẽ gây đóng mở một số gene giải độc quan trọng của tế bào như Cyp1A, Cyp1B,... Đồng thời, một số thí nghiệm trên chuột cho thấy dioxin làm tăng nồng độ các gốc ion tự do trong tế bào. Điều này, có thể là làm phá huỷ các cấu trúc tế bào, các protein quan trọng và, quan trọng hơn cả, nó có thể gây đột biến trên phân tử DNA, dẫn tới các chứng bệnh liên quan là ung thư, bệnh di truyền và quái thai.