Top 10 Bí quyết để trở thành người quản lý giỏi
Để trở thành một người quản lý giỏi đòi hỏi ở bạn không những phải mài dũa kĩ năng chuyên môn cao mà còn phải có một phẩm chất đáng ... xem thêm...ngưỡng mộ. Đạt được điều đó thật không dễ dàng phải không, hãy cùng tìm hiểu xem những bí quyết mà những người quản lý giỏi áp dụng là như thế nào?
-
Khả năng ra quyết định
Bạn đừng có lầm lẫn giữa kiên định với ngang tàng, bướng bỉnh hay ngông cuồng. Tính kiên định của một nhà lãnh đạo thể hiện ở những lý tưởng được điều hành như một sứ mệnh để phục vụ doanh nghiệp, tổ chức, tập thể mà mình là người đứng đầu.
Sự ra quyết định của bản thân chiếm vai trò quan trọng nhất trong hành trình này. Để trở thành quản lý giỏi bạn phải là người có sự tự tin, khả năng quyết đoán trong mọi vấn đề, hãy chủ động đưa ra quyết định và không trông chờ vào quyết định của người khác. Trở thành người quản lý giỏi là bạn biết đưa ra những quyết định khó khăn trong những thời khắc quyết định, chính sự quyết đoán đó sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho công ty.
-
Trau đồi kiến thức chuyên môn
Theo "Michael A. Podolinsky" diễn giả gia hàng đầu châu Á, để trở thành nhà quản lý giỏi bạn phải là một nhà chuyên môn giỏi, nếu bạn giành thời gian 1 giờ mỗi ngày để trau dồi kiến thức chuyên môn thì sau 5 năm, bạn sẽ trở thành nhà lãnh đạo chuyên môn giỏi nhất. Sự tự tin về kiến thức cùng sự ham học hỏi sẽ giúp bạn có cơ hội đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp.
Học hỏi cũng luôn là điều cần thiết đối với một nhà lãnh đạo vĩ đại. Bạn sẽ cần phải học hỏi rất nhiều điều để trở thành một nhà lãnh đạo tốt. Học hỏi từ đối tác hoặc từ nhân viên, đừng ngần ngại mà hãy trao đổi thẳng thắn với nhân viên của bạn, có thể bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều từ họ, lắng nghe họ để điều hành công việc tốt hơn. Không phải là lãnh đạo thì không cần phải học hỏi đâu nhé !
-
Biết phản biện
Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình. Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có của anh ta.
Ở đây bạn sẽ đóng vai trò là người phản biện, bạn hãy phản biện tất cả các nhân viên của mình, đưa ra những giải pháp thứ 2 thứ 3 chứ không phải chỉ dùng 1 phương pháp để giải quyết các vấn đề. Chính những lúc phản biện này sẽ kích thích sự sáng tạo cũng như tạo ra những phương án đề phòng đến các tình huống xấu có thể xảy ra.
-
Có mục tiêu, kì vọng rõ ràng
Hãy cho nhân viên của bạn biết bạn kì vọng điều gì ở họ, điều đó sẽ giúp cho họ có thể làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó bạn hãy đặt ra mục tiêu cho cả nhóm rồi từ đó đánh giá hiệu suất làm việc của từng nhân viên. Hãy cùng nhân viên đồng ý trên các deadline công việc, chứ đừng ép buộc họ nhận deadline bởi bạn sẽ không muốn đến hạn deadline mà trong tay không có gì cả đâu.
Quyết định đúng thời điểm, đúng chỗ là một khả năng nổi trội của nhà lãnh đạo. Chính sự quyết đoán và dũng cảm của họ là phần lớn góp phần tạo nên những thành công của họ. Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo, quản lý thì ít nhất nên học cách biết đưa ra quyết định khi nào mình nên hành động hay ngược lại.
-
Hãy là người quản lý tâm lý
Người quản lý giỏi không phải là người chỉ biết chèn ép, ra lệnh cho nhân viên của mình phải làm tốt rồi lằng lặng bỏ đi. Là một người quản lý giỏi bạn phải biết khen thưởng nhân viên mỗi khi họ làm tốt, một món quà nho nhỏ hay một bữa ăn trưa cũng mang tới những giá trị to lớn. Hãy biết xây dựng tinh thần đội, hãy để họ thấy sự quan tâm của bạn dành cho nhân viên của mình từ đó họ sẽ sẵn sàng làm việc chăm chỉ hơn và nỗ lực nhiều hơn.
Là một lãnh đạo, rất cần thiết phải đảm bảo rằng mọi nhân viên xứng đáng nhận được sự tôn trọng mà họ xứng đáng. Vì vậy hãy chắc rằng tin tưởng và tôn trọng nhân viên bất cứ khi nào và ghi nhận đóng góp của họ. Đây là việc luôn luôn sẵn sàng trao lại quyền lực, quyền hạn và trách nhiệm cho tập thể. Khi sếp biết thể hiện sự tin tưởng đối với nhân viên, đương nhiên điều này sẽ khiến các nhân viên cảm thấy tự tin hơn rất nhiều, điều đó thật sự là rất cần thiết.
-
Đầu tư vào nhân viên của bạn
Các nhà lãnh đạo giỏi thường xem nhân viên của mình như là chính tài sản của mình vậy, hầu hết họ dành phần lớn thời gian để phát triển nhân viên các kĩ năng, năng lực cho nhân viên. Hãy để nhân viên được sử dụng bộ não của mình, được đóng góp ý kiến, đưa ra những giải pháp thay vì bạn đưa ra mệnh lệnh rồi bắt họ làm theo.
Thành tích, kết quả công việc của nhà quản lý được xây dựng trên chính thành quả công việc của nhân viên. Vì vậy, một nhà lãnh đạo tài giỏi là người biết cách hỗ trợ và khích lệ nhân viên mình, khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc. Khen thưởng một cách hiệu quả là một kỹ năng lãnh đạo cơ bản và điều này sẽ giúp cho các nhân viên phát triển tốt hơn và tự tin hơn.
-
Đánh giá đúng năng lực
Điều mà bất kể nhân viên nào cũng muốn ở người quản lý của mình. Đây chính là yếu tố giúp xây dựng đội ngũ vững chắc vì nó ghi nhận công sức đóng góp của mọi người trong công việc, giúp cho nhân viên của bạn có thêm niềm tin và là nguồn động lực giúp họ có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Sự bất công luôn là nguyên nhân dẫn đến sự bất bình trong nội bộ. Một vị sếp tuyệt vời sẽ tôn trọng nơi làm việc và biết rằng tất cả mọi người cần phải được đối xử công bằng và bình đẳng. Đó là người đánh giá nhân viên dựa trên năng lực thực sự và những tiêu chí rõ ràng, minh bạch. Có như vậy mới tạo được động lực làm việc cho nhân viên của mình.
-
Phân chia công việc hợp lý
Bạn không thể trở thành một người sếp giỏi nếu không có sự hỗ trợ của các nhân viên cấp dưới. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ thụ động trước công việc của họ thì công việc của cả nhóm sẽ trở nên lộn xộn, chồng chéo. Là người đứng đầu, bạn phải biết đâu là thế mạnh, đâu là điểm yếu của cấp dưới để từ đó có kế hoạch phân chia công việc hợp lý. Điều này đòi hỏi bạn phải đầu tư công sức để thấu hiểu nhân viên cấp dưới cũng như dành thời gian để huấn luyện và hướng dẫn họ nếu cần.
Một nhà lãnh đạo tài giỏi là phải biết cách kết nối mọi người thành một tập thể thống nhất và giúp họ phát huy hết tài năng, cá tính của mình. Do vậy, nhà lãnh đạo cần xây dựng quy tắc hoạt động cho cả nhóm và tiếp thu các ý kiến phản hồi để xây dựng tập thể ngày một phát triển và tốt hơn.
-
Có tầm nhìn xa
Nhìn xa trông rộng là khả năng sáng tạo hoặc truyền cảm hứng về hành động hướng tới mục tiêu. Một người quản lý có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều. Người quản lý giỏi là người dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp của mình.
Không chỉ có một tầm nhìn xa, người quản lý còn biết cách truyền đạt những ý tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt những ý tưởng đó. Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ ràng và có sức thuyết phục cao. Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp bằng lời nói luôn là phẩm chất cần có của một người quản lý giỏi.
-
Tạo ra một môi trường làm việc tích cực
Một nhà lãnh đạo tài giỏi là phải biết cách kết nối mọi người thành một tập thể thống nhất và giúp họ phát huy hết tài năng, cá tính của mình. Do vậy, nhà lãnh đạo cần xây dựng quy tắc hoạt động cho cả nhóm và tiếp thu các ý kiến phản hồi để xây dựng tập thể ngày một phát triển và tốt hơn.
Hãy tạo ra môi trường làm việc có thể cho phép những nhân viên giỏi phát huy tối đa khả năng của họ. Nhân viên của bạn cần phải biết rằng học được kì vọng làm việc chăm chỉ mỗi khi bước vào văn phòng, nhưng họ cần cảm thấy thoải mái với điều này. Khuyến khích sự hợp tác đồng đội và tạo ra cơ hội để các nhân viên liên kết với nhau. Đối xử công bằng với tất cả nhân viên bất kể cảm xúc cá nhân của bạn đối với họ. Ngăn cấm các tin đồn nơi công sở và việc chia bè kết phái, nhưng hãy khuyến khích tinh thần làm việc nhóm và sự đón nhận.