Top 11 bí quyết thành công trong bán hàng
Đối với tất cả mọi người, khi mới bắt đầu một công việc gì đó đều sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc bán hàng. Vậy làm sao để có thể đạt đích đến thành ... xem thêm...công như mong đợi. Điều quan trọng bạn cần nhớ đó là: hành động là người thầy lớn nhất và cũng là cách duy nhất để chúng ta nhìn thấy sự khác biệt trong công việc bán hàng. Các bạn cùng chúng tôi tham khảo một số bí quyết giúp mình bán được nhiều hàng hơn nhé.
-
Đừng trông chờ vào điều kì diệu
Thành công sẽ chẳng bao giờ tới với những người lười biếng và không tin tưởng vào bản thân mình, đặc biệt là ngồi không trông chờ để hưởng thành quả của người khác.
Số phận của bạn là do bạn quyết định. Vì vậy, đừng bao giờ trông chờ sự may mắn sẽ rơi vào mình, hãy tự tạo cơ hội cho bản thân và phấn đấu, nỗ lực hết mình để đạt được kết quả như mong đợi.
-
Tự tin vào bản thân
Tự tin không chỉ thể hiện qua trang phục gọn gàng, phong thái tự tin, cách nói chuyện mà còn phụ thuộc vào một số vấn đề sau:
- Không lảng tránh cái nhìn người khác.
- Biến nỗi sợ thành hành động.
- Tự tin thiết lập mối quan hệ.
- Chọn những mục tiêu và khách hàng thực tế.
- Mạnh dạng khẳng định mình và khẳng định sản phẩm mình đưa ra.
-
Tâm lý thoải mái
Tâm lý thoải mái khi tiếp xúc với khách hàng (hãy chia sẻ hết mình, về chất lượng cũng như công dụng của sản phẩm mà đừng đặt nặng vấn đề là họ có mua hay không) từ đó sẽ giúp cho cuộc tiếp xúc có hiệu quả hơn và tràn đầy năng lượng, sự thu hút.
Vì vậy chúng ta phải khẳng định với nhau 1 điều "vượt qua tâm trạng cầu lợi" là một điều tuyệt vời nhất mà một người bán hàng xuất sắc nên rèn luyện. Hãy dần tập rèn luyện kiểm soát tâm lý bản thân mình trước, trong và sau khi đi tiếp xúc khách hàng, cuộc sống không có gì là dễ dàng cả.
-
Thái độ cởi mở, thân thiện
Bán hàng cũng giống như mọi công việc khác, một thái độ cởi mở thân thiện bao giờ cũng làm thu hút người khác. Khi đó nó sẽ giúp khách hàng có tâm lý thoải mái để có thể giao tiếp, chia sẻ nhu cầu cần chăm sóc và cải thiện cho chúng ta biết.
Hãy nắm bắt tâm lý khách hàng và trao đổi để tìm ra mong muốn khách hàng và chia sẻ vì lợi ích khách hàng và không kỳ vọng vào kết quả nhận được.
-
Chăm sóc khách hàng
Bất cứ khách hàng nào cũng đều mong muốn nhận thấy quyết định mua sản phẩm đó của mình là đúng đắn. Vì vậy, việc bạn thường xuyên gọi điện cho khách hàng sau bán hàng, viết một lá thư cảm ơn, hoặc làm những gì đúng như bạn đã hứa với họ, hay đơn giản chỉ hỏi xem cảm nhận từ ngày đầu tiên của khách hàng như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm,dịch vụ của bạn,… tin chắc rằng các khách hàng của bạn sẽ cảm thấy rằng họ được quan tâm, chăm sóc chu đáo và quyết định mua sắm của họ thật sự là đúng và có một giá trị nào đó. Dù sau có những phản hồi không tốt nhưng với sự chăm sóc nhiệt tình của bạn, họ cũng sẽ thông cảm.
-
Biến khó khăn thành cơ hội
Đa số những người kinh doanh đều biết rõ khó khăn và thách thức là hai điều không thể nào tránh khỏi, thương trường như "chiến trường", biết bao nhiêu kẻ thù đang muốn lật đổ bạn. Và khi bạn bị đánh ngã, tự mình lãng quên hay suy sụp về tinh thần, hàng loạt các tác động tiêu cực sẽ xuất hiện, đều lấy bạn làm tiêu điểm. Điều quan trọng là bạn cần tỉnh táo để đối phó với tất cả những khó khăn đó.
“Thất bại là cơ hội để bạn bắt đầu lại một cách thông minh hơn” là câu mà Henry Ford từng nói. Bất cứ ai trong chúng ta khi gặp phải khó khăn, ta đều phải tiếp tục tin tưởng vào các mục tiêu mà mình đặt ra và giữ vững mục tiêu đó. Đừng bao giờ từ bỏ, một thái độ chắc chắn và đầy nghị lực khi nghĩ “tôi sẽ làm được” thể hiện tinh thần trách nhiệm cao qua những nỗ lực không ngừng nghỉ để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
-
Im lặng để lắng nghe
Điều này đặc biệt rất có ý nghĩa vào những giây phút đầu tiên của cuộc tiếp xúc, nói chuyện với khách hàng tiềm năng. Bạn không nên nói về chính bản thân bạn, chia sẻ về sản phẩm của bạn, về dịch vụ của bạn quá nhiều và cũng đừng nói những gì liên quan tới việc bán hàng.
Đối với bán hàng đúng là khi mới bắt đầu bạn cần vào đề, có thể tự giới thiệu hoặc nhắc lại cho khách hàng biết về mục tiêu chuyến viếng thăm của bạn với họ, điều mà bạn đã nói tới khi đưa ra cuộc hẹn với những khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên sau đó hãy quan tâm tìm hiểu những nguyện vọng, sở thích và gu chọn sản phẩm của họ chứ không phải chỉ là nói về sản phẩm và dịch vụ của công ty khi bạn chưa thực sự hiểu rõ họ.
-
Chú ý đến những ẩn ý của khách hàng
Khách hàng của bạn phản ứng rất nhanh và có vẻ họ không yên tâm, tin tưởng ở bạn. Họ cố gắng xua đuổi bạn đi mặc dù bạn cố gắng nói và thuyết phục rất nhiều. Nếu gặp phải hoàn cảnh tương tự này bạn hãy tự hỏi tại thời điểm bạn gặp gỡ họ đã là thích hợp chưa? Nếu chưa, bạn hãy đề nghị với khách hàng cho một cuộc hẹn vào một dịp khác, khi nào mà họ cảm thấy thoải mái nhất.
Bạn thấy đấy, đa số người bán hàng đều đã và đang rất lo lắng về điều mà bạn sẽ nói với họ vào lần tới. Nhưng hãy cố gắng thông qua cử chỉ, hành động, lời nói, thái độ,... của khách hàng để ta có thể nhận biết được ý định mua hàng của họ.
-
Mời khách hàng dùng thử, tại sao không?
Đa số mọi khách hàng đều sẽ không tin khi bạn giới thiệu quá nhiều,lời nói quá trơn tru mà họ không cảm nhận được sản phẩm bạn bán ra là gì, giá trị nó ở đâu. Ví dụ như: son môi, nước hoa, bánh, kẹo,...
Giả sử như nước hoa bạn không cho họ thưởng thức mùi nó ra sao làm sao biết mùi thơm và hợp, son môi nếu bạn không text thử màu làm sao biết đẹp hay xấu,... Vì vậy, cần phải dùng những mẫu thử cho khách hàng trực tiếp thử qua, phải ăn thử, uống thử, ngửi thử,... và tận mắt chứng kiến thì họ mới có thể đặt hết niềm tin vào bạn cũng như sản phẩm của bạn.
-
Am hiểu về sản phẩm
Phải luôn luôn nhớ rằng không phải tất cả mọi người ngay từ khi mới bắt đầu đều đã là một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp. Vì vậy bạn hãy tự học hỏi các kỹ năng bán hàng khi mới bắt đầu hoặc giúp đỡ những người cần sự giúp đỡ của bạn. Trong bộ máy hoạt động của một doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên bán hàng luôn luôn đóng vai nòng cốt và vô cùng quan trọng. Ai ai cũng đều biết rằng đây là đội ngũ mang lại doanh thu, lợi nhuận lớn nhất về cho công ty và dĩ nhiên mỗi một người đều muốn mình là người xuất sắc.
Tuy nhiên không hoàn thiện điều đó tốt vì họ không nắm bắt hết được công dụng, giá trị cũng như thành phần của sản phẩm công ty mình, khách hàng hỏi đến thì lại ấp úng và không biết trả lời thế nào. Vì vậy, việc nắm bắt được sản phẩm cũng là yếu tố không thể thiếu trong bán hàng.
-
Luôn luôn mỉm cười
Đây không chỉ là về thái độ tích cực của bạn trong bán hàng mà nó còn thể hiện tố chất con người bạn biểu hiện ra bên ngoài, có thể nói là đây còn là một nghệ thuật bán hàng.
Tranh luận, nếu giả thuyết bao nhiêu cũng khó thành công nếu không có sức thuyết phục nhưng thương lượng bằng một nụ cười lại có thể sẽ giúp bạn dễ dàng kết thúc bán hàng. Chắc hẳn bạn chưa bao giờ nhận thấy rằng những người rất thành công trong kinh doanh đều mỉm cười suốt. Vì họ không chỉ cười vì họ thành công mà họ thành công vì họ đã mỉm cười.