Top 13 Bí quyết để đạt điểm cao môn Địa lý trong kì thi THPT Quốc Gia
Môn Địa lý là một môn học khó, đồng thời đòi hỏi kết hợp nhiều kĩ năng. Để làm bài môn Địa tốt cần đến sự nỗ lực ngày đêm của bạn. Đối với những bạn chọn Địa ... xem thêm...lý để xét hệ Đại học có thể học hỏi một số bí quyết sau đây, để có thể an tâm phần nào trong kì thi quan trọng sắp tới. Toplist gửi đến bạn những "bí kíp bỏ túi" để chiến đấu với môn Địa nhé!
-
Nắm rõ cấu trúc bài thi
Cấu trúc đề thi chính thức môn Địa lý sẽ bao gồm: 60% câu hỏi ở mức độ nhận biết + thông hiểu và 40% ở mức độ vận dụng + vận dụng cao.
Đề thi môn Địa lí sẽ có 40 câu hỏi trắc nghiệm từ dễ đến khó với thời gian làm bài trong 50 phút. Trong đó gồm 21 câu liên quan đến những kiến thức Địa lí lớp 11,12 và 19 câu liên quan đến kĩ năng thực hành địa lí trên Alat, bảng biểu.
- Địa lí tự nhiên: 4 câu
- Địa lí dân cư: 2 câu
- Địa lí các ngành kinh tế: 7 câu
- Địa lí các vùng kinh tế: 7 câu
- Biển, đảo: 1 câu
- Atlat: 15 câu
- Bảng số liệu, biểu đồ: 4 câu
Việc nắm rõ cấu trúc bài thi sẽ giúp bạn tự tin và đỡ bỡ ngỡ trong lúc làm bài, đồng thời bao quát được các phần kiến thức cần ôn tập để làm bài thi một cách tốt nhất.
-
Nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa
Để đạt điểm cao trong kỳ thi Địa lý, học sinh cần tuân thủ một số bước quan trọng. Đầu tiên, nắm vững kiến thức cơ bản được đề cập trong sách giáo khoa và hiểu sâu về các khái niệm, quy tắc và công thức quan trọng. Hệ thống hóa kiến thức bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy để kết nối các yếu tố và tạo ra một cái nhìn toàn cảnh về một chủ đề.
Luyện tập kỹ năng phân tích đề thi, đọc kỹ yêu cầu và phân tích một cách cẩn thận để đảm bảo trả lời đúng và đầy đủ. Cuối cùng, học sinh nên rèn kỹ năng xem Atlas địa lý để tìm hiểu sự phân bố địa lý của các yếu tố trong chương trình học. Bằng việc tuân thủ các bước này và ôn tập theo chủ đề, thí sinh sẽ có cơ hội đạt điểm cao trong môn Địa lý.
-
Luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí
Theo như cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2023, đề thi môn Địa sẽ có 14 câu Atlat. Như vậy, để đạt được điểm cao bạn nên rèn luyện cách xem Atlat sao cho thuần thục và chính xác. Hãy tập phản xạ nhanh để xác định được vị trí của các vùng, các tỉnh,... ngoài ra việc nắm rõ các kí hiệu để đọc bản đồ cũng cần được chú trọng.
Rõ ràng, nếu có kỹ năng sử dụng Atlat thì thí sinh sẽ làm bài thi tốt và đạt điểm số cao hơn trong môn học này. Bởi tích hợp trong cuốn sách không chỉ phong phú về nội dung các biểu đồ mà còn có các dạng tranh ảnh, kí hiệu, biểu tượng… Có nhiều câu hỏi nếu các bạn học sinh biết vận dụng thì sẽ khai thác được một lượng kiến thức khá lớn.Tuy nhiên, các bạn học sinh cũng đừng chỉ chăm chăm nghiên cứu Atlat mà bỏ quên đi phần kiến thức nền, kiến thức cơ bản từ sách giáo khoa, đặc biệt là chương trình lớp 12. Bởi chỉ có những nắm vững biết kiến căn bản thì mới có khả năng vận dụng công cụ này tốt.
Lưu ý một điều: Atlat của bạn phải thật sự sạch sẽ (không có ghi chép tài liệu) mới được mang vào phòng thi; nếu không bạn có thể bị lập biên bản vì lí do vi phạm quy chế thi.
-
Rèn kĩ năng làm các câu biểu đồ, bảng số liệu
Biểu đồ là dạng bài tập quen thuộc đối với môn địa lí. Vì vậy, bên cạnh học kiến thức lí thuyết, bạn cũng nên dành thời gian để trau dồi kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ. Hãy bắt đầu bằng những biểu đồ đơn giản, sau đó là những biểu đồ phức tạp hơn. Để vẽ được biểu đồ, hãy quan sát thật kĩ các biểu đồ có trong sách về cách chia, chú thích, cách biểu diễn và dạng của biểu đồ khi thể hiện điều gì….
Tập vẽ đi vẽ lại nhiều lần, phân tích bảng số liệu, phân tích biểu đồ nhiều lần sẽ giúp bạn thành thạo và xử lí nhanh chóng.Thông thường mỗi dạng biểu đồ sẽ có những từ khóa để bạn nhận biết và thực hiện theo đúng yêu cầu đề bài. Vì vậy, khi gặp một câu hỏi trong đề thi THPT Quốc gia yêu cầu chọn dạng biểu đồ, bạn chỉ cần căn cứ vào cụm từ đó để chọn đáp án. Để rèn luyện kỹ năng đó, mỗi thí sinh cần làm nhiều đề thi để nhận biết nhanh được khi đọc đề bài.
-
Luyện thi thử
Luyện thi thử là một phương pháp quan trọng để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia môn Địa lý. Việc tham gia vào các bài thi thử giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, rèn kỹ năng làm bài và đánh giá năng lực của mình.
Trước khi bắt đầu luyện thi thử, học sinh cần tìm được các bài thi thử Địa lý từ các nguồn uy tín như sách giáo trình, trang web ôn thi, hoặc các tài liệu ôn thi chất lượng. Lựa chọn các bài thi thử gần đây và tương đương với đề thi thật giúp học sinh làm quen với định dạng câu hỏi và yêu cầu của kỳ thi thực tế.
Trong quá trình làm bài thi thử, học sinh cần tuân thủ thời gian quy định để làm quen với thời gian hạn chế trong kỳ thi thật. Đồng thời, các bạn nên xem lại kết quả các đề thi thử để kiểm tra tiến bộ và nhận biết những lỗi thường mắc phải. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về các khía cạnh mạnh và yếu của mình, từ đó tập trung vào việc nâng cao điểm số và khắc phục những khuyết điểm.
-
Giải đề thường xuyên
Tham khảo đề và làm đề thường xuyên để có được phản xạ tốt lúc làm bài. Ngoài ra, việc này giúp bạn nhận ra những lỗ hổng kiến thức từ đó bồi dưỡng, trau dồi thêm. Mặt khác, tiếp cận nhiều mô hình đề sẽ giúp bạn nằm lòng một số câu hỏi, biết đâu rằng nó lại được chọn làm đề thi chính thức.
Một kế hoạch luyện đề rõ ràng sẽ khiến bạn có động lực để ôn luyện chăm chỉ. Tuy nhiên, cần lưu ý những điểm sau đây:
- Không nên luyện quá nhiều đề thi trong 1 ngày, luyện thi tối đa 2 đề/ môn/ ngày. Trong thời gian luyện đề nên bấm giờ và làm bài nghiêm túc để đánh giá lượng kiến thức của bản thân và quen với tâm lý phòng thi.
- Tránh học không đúng trọng tâm, luyện thi lan man các dạng đề cao cấp. Lên kế hoạch một ngày dành khoảng thời gian nào cho việc luyện thi online, mỗi môn học sẽ có thời lượng bao nhiêu phút? Phương án giải quyết khi không hoàn thành tiến độ luyện thi của ngày hôm trước.
- Sau 1 tuần, 1 tháng phải có bản tổng kết ngắn gọn những kết quả mà bạn đã đạt được để điều chỉnh kế hoạch và mục tiêu ở thời gian tiếp theo.
-
Tóm tắt bài học bằng sơ đồ tư duy
Tóm tắt bài học bằng sơ đồ tư duy mang đến nhiều lợi ích quan trọng. Bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy, bạn có thể tổ chức thông tin một cách logic và có hệ thống. Việc sắp xếp các khái niệm, ý tưởng và thông tin quan trọng theo các nhánh khác nhau tạo ra một cấu trúc rõ ràng và dễ hiểu.
Ngoài ra, bạn có thể hiểu rõ hơn về các mối quan hệ, tương quan và khái niệm trong môn học. Sơ đồ tư duy giúp hiểu rõ hơn về sự liên quan giữa các yếu tố địa lý tương tác và ảnh hưởng đến nhau. Thêm vào đó, việc tạo sơ đồ tư duy cũng giúp bạn ghi nhớ thông tin một cách hiệu quả. Quá trình tạo ra sơ đồ yêu cầu tái hiện các khái niệm và ý tưởng, từ đó củng cố kiến thức trong bộ nhớ. Sơ đồ tư duy là một công cụ mạnh để ghi nhớ và hồi tưởng thông tin khi cần thiết.
-
Tạo niềm yêu thích môn học
Bất cứ làm một việc gì cũng vậy, bạn sẽ thực sự cố gắng làm tốt khi trong mình có niềm yêu thích và đam mê với nó. Học địa lí cũng vậy, bạn cần phải có niềm yêu thích, có như vậy bạn mới chịu khó tìm tòi, học hỏi.
Tuy nhiên, không phải đơn thuần nói thích là sẽ thích nó ngay từ đầu, mà bạn cần phải chịu khó tìm hiểu sự vật, hiện tượng xung quanh ta, từ đó đưa ra những câu hỏi lí giải để gây sự kích thích và hứng thú cho bạn đối với môn học này.
-
Đọc thêm tài liệu
Việc đọc thêm tài liệu môn Địa lí mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời trong kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Ngoài việc mở rộng kiến thức còn giúp bạn hiểu sâu hơn về các khái niệm, quy tắc và kiến thức chuyên môn.
Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận thông tin mới, khám phá thêm về địa danh, hiện tượng tự nhiên, văn hóa và xã hội trên thế giới. Bên cạnh đó, việc nắm bắt ý nghĩa thực tiễn giúp bạn áp dụng kiến thức Địa lí vào các tình huống thực tế, nhận biết mối tương quan giữa các yếu tố địa lý và cuộc sống hàng ngày.
-
Tạo nhóm học tập
Ngoài kiến thức do thầy cô cung cấp ở trường và trung tâm ôn thi, bạn nên chọn phương pháp học nhóm để tiếp tục ôn luyện. Học nhóm sẽ giúp bạn tiếp thu, học hỏi thêm từ bạn bè, và có thể giảm đi sự lười biếng, áp lực. Các bạn sẽ giúp nhau ôn tập tốt qua cách thảo luận, tranh luận.
Nếu muốn đạt kết quả cao trong môn học này thì không nên học một mình. Hãy tìm một người bạn hoặc một nhóm bạn cùng có niềm yêu thích với môn Địa lí để có thể thường xuyên trao đổi bài với nhau. Các thông tin bổ ích do từng người tìm được liên quan đến bài học, các câu hỏi suy luận, các kiến thức được nhắc lại thường xuyên sẽ giúp việc học thú vị và tiếp thu được nhiều hơn.
-
Ôn tập theo chủ đề
Việc chia theo chủ đề là phương pháp học tập hiệu quả và khoa học. Phương pháp này sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt kiến thức hơn và tránh nhầm lẫn trong quá trình học. Mang đặc trưng của những môn xã hội, Địa lý có khối lượng kiến thức khá nhiều, vì thế chia nhỏ từng chủ đề là phương pháp học tập hiệu quả nhất.
Theo đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT, môn Địa lý có 4 mức độ yêu cầu thí sinh về nhận biết, đọc hiểu và vận dụng cấp thấp, vận dụng cấp cao. Nội dung kiến thức đều nằm trong chương trình sách giáo khoa. Đề thi thể hiện rõ sự phân hóa với 7 câu về tự nhiên, 3 câu dân cư, xã hội; 10 câu về các ngành; 10 câu về vùng kinh tế; còn lại 10 câu kỹ năng làm bài đọc bản số liệu Alat.
-
Đừng quên tô đáp án
Một số bạn có thói quen khoanh đáp án vào đề, nhưng hãy lưu ý, điểm của bạn chỉ được tính dựa trên những đáp án trên phiếu làm bài thi. Thế nên, bạn hãy nhớ tô đáp án vào phiếu, ít nhất là trước 15 phút nộp bài. Đây là một nguyên tắc rất cơ bản, nhưng vẫn còn một số trường hợp quên tô đáp án, hay vào những phút cuối mới nhận ra.
Bạn sẽ không được cầm bút khi đã hết giờ và nếu bạn rơi vào tình trạng lúng túng khi tô đáp án vào thời gian cuối, rất có thể bạn sẽ tô nhầm đáp án. Đừng để mất điểm oan chỉ vì một điều cơ bản như vậy.
-
Giảm cường độ ôn tập trong những ngày thi cận kề
Trong giai đoạn cuối trước kỳ thi, giảm cường độ ôn tập là một quyết định khôn ngoan để tối ưu hiệu quả ôn luyện. Việc này mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Những ngày cuối cùng trước kỳ thi là thời gian để tái tạo năng lượng và giảm áp lực. Nếu cường độ ôn tập quá cao, bạn có thể mệt mỏi và áp lực tăng lên. Thay vì vậy, hãy nghỉ ngơi và thư giãn để tâm trạng ổn định và tinh thần tỉnh táo.
Ngoài ra, giảm cường độ ôn tập giúp tối ưu quá trình học tập. Tại thời điểm này, bạn đã tích lũy đủ kiến thức. Tập trung vào những khái niệm và vấn đề quan trọng, điểm yếu và kỹ năng cần thiết. Sử dụng thời gian còn lại hiệu quả giúp tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng và stress.