Top 18 Biện pháp bảo vệ nguồn sữa mẹ tốt cho cả cho con và cho mẹ

Phùng Ngọc Long 1502 0 Báo lỗi

Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp nuôi tự nhiên và tuyệt đối an toàn cho trẻ nhỏ. Đây là một khâu quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Sữa mẹ có đủ ... xem thêm...

  1. Người mẹ muốn đủ nguồn sữa của mình để cung cấp cho việc nuôi con sau này thì phải lưu ý đến việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng; có chế độ nghỉ ngơi, làm việc, lao động hợp lý; có tinh thần vui vẻ, thoải mái để giúp cho sự tăng cân tốt, trọng lượng cơ thể phải tăng từ 10 - 12kg mới bảo đảm được yêu cầu.


    Có thể nói đây là cơ sở để có nguồn dự trữ cần thiết nhằm giúp hỗ trợ cho người mẹ trong việc sản xuất sữa đầy đủ và cần thiết sau khi sinh.

    Dinh dưỡng trong thai kỳ cần hợp lý
    Dinh dưỡng trong thai kỳ cần hợp lý
    Đây là cơ sở để có nguồn dự trữ cần thiết nhằm giúp hỗ trợ cho người mẹ trong việc sản xuất sữa đầy đủ và cần thiết sau khi sinh.
    Đây là cơ sở để có nguồn dự trữ cần thiết nhằm giúp hỗ trợ cho người mẹ trong việc sản xuất sữa đầy đủ và cần thiết sau khi sinh.

  2. Chăm sóc bầu vú của mẹ là là việc cần làm ngay từ khi có thai. Phải thường xuyên kiểm tra hai đầu vú, nếu đầu vú bị tụt vào thì hằng ngày phải lau rửa, xoa bóp nhẹ và kéo hai đầu vú cho đến khi sinh để trẻ được bú dễ dàng. Mẹ không nên nịt chặt vú trong thời gian cho con bú để tránh mất sữa.


    Vệ sinh sạch đầu vú trước và sau khi cho con bú bằng nước ấm, không rửa đầu vú bằng cồn hay xà phòng vì dễ làm khô da, nứt da gây nhiễm trùng. Khi bị viêm, nứt, áp xe vú nếu nhẹ vẫn có thể cho con bú để kích thích tiết sữa. Nếu nứt đầu vú thì bôi Vaselin hoặc mỡ kháng sinh nhưng phải lau sạch trước khi cho trẻ bú, trước khi cho trẻ bú nên vắt một ít sữa xoa vào hai đầu vú để cho mềm đầu vú. Nếu áp xe vú thì phải vắt cạn sữa hoặc hút sữa hằng ngày tránh ứ đọng sữa. Lưu ý mẹ cần đến gặp bác sĩ để khám và điều trị sớm tránh để nặng ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.


    Một trong những bí quyết để kích thích sữa về mà mẹ có thể tự thực hiện tại nhà là chườm nóng kết hợp massage ngực, đồng thời chườm nóng cho vai và lưng trước khi cho con bú.

    Nên chăm sóc, vệ sinh sạch hai bầu vú trước và sau khi cho con bú.
    Nên chăm sóc, vệ sinh sạch hai bầu vú trước và sau khi cho con bú.
    Mẹ không nên nịt chặt vú trong thời gian cho con bú để tránh mất sữa.
    Mẹ không nên nịt chặt vú trong thời gian cho con bú để tránh mất sữa.
  3. Khi có thai người mẹ phải ăn uống đầy đủ sao cho 9 tháng mang thai tăng được 10-12 kg. Sau khi sinh người mẹ không nên kiêng khem mà phải ăn uống đủ chất và bồi dưỡng thêm hằng ngày. Khẩu phần ăn của mẹ cao hơn mức bình thường. Ăn bổ sung thêm cơm, thịt, cá, trứng... và các loại rau củ, hoa quả chín. Ngoài ra có thể chế biến các món ăn cổ truyền có tác dụng kích thích bài tiết sữa như: chân giò hầm đu đủ, cháo chân giò gạo nếp, xôi chấm vừng rang muối giã nhỏ... Có thể sử dụng các loại sữa bột dành cho phụ nữ có thai và cho con bú.


    Nên hạn chế các thức ăn gia vị như: hành, tỏi, ớt... vì chúng gây cho sữa có mùi khó chịu khiến trẻ bú kém. Ngoài ra người mẹ cho con bú nên uống bổ sung đủ nước nhất là vào mùa hè. Mỗi ngày uống khoảng 1,5 - 2 lít nước, có thể là nước hoa quả, sữa,...

    Chế độ dinh dưỡng cho mẹ khi mang thai.
    Chế độ dinh dưỡng cho mẹ khi mang thai.
    Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau khi cho con bú.
    Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau khi cho con bú.
  4. Chế độ lao động nghỉ ngơi trước và sau khi sinh ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới nguồn sữa mẹ. Khi mang thai người mẹ nên lao động nhẹ, tránh các công việc nặng nhọc. Thời điểm trước khi sinh người mẹ cần có thời gian nghỉ ngơi để thai nhi được phát triển tốt nhất cũng như người mẹ có thể có sữa ngay sau sinh cho trẻ bú.


    Sau khi sinh người mẹ cần phục hồi sức khỏe để giúp cho bài tiết sữa tốt và duy trì nguồn sữa mẹ đảm bảo cho trẻ. Vì vậy thời gian sau sinh mẹ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, cần sự chăm sóc của người thân, gia đình. Đặc biệt người mẹ cần được ngủ đủ giấc, sâu giấc. Khi ngủ tốt, thoải mái cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều Prolactin kích thích tiết sữa.

    Khi mang thai mẹ nên làm các công việc nhẹ nhàng và có thời gian nghỉ ngơi hợp lí.
    Khi mang thai mẹ nên làm các công việc nhẹ nhàng và có thời gian nghỉ ngơi hợp lí.
    Thời gian hưởng chế độ thai sản.
    Thời gian hưởng chế độ thai sản.
  5. Trong quá trình mang thai và cho con bú, sử dụng thuốc phải theo hướng dẫn của thầy thuốc. Cần đặc biệt chú ý là không dùng các loại thuốc gây mất sữa, các loại thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hoặc ức chế các trung tâm hô hấp, tim mạch của trẻ.


    Nếu bắt buộc phải dùng thuốc thì cần chú ý đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ nhà thuốc nếu có bất kỳ thắc mắc nào. Khi dùng thuốc người mẹ cần chú ý đến những thay đổi của trẻ như bỏ bú, quấy khóc,... và cũng phải chú ý đến sữa mẹ có sự thay đổi về số lượng, chất lượng không để kịp thời điều chỉnh liều hoặc ngừng sử dụng thuốc.

    Trong quá trình mang thai và cho con bú, sử dụng thuốc phải theo hướng dẫn của thầy thuốc
    Trong quá trình mang thai và cho con bú, sử dụng thuốc phải theo hướng dẫn của thầy thuốc
    Các thuốc chống chỉ định dùng đối với phụ nữ cho con bú.
    Các thuốc chống chỉ định dùng đối với phụ nữ cho con bú.
  6. Cho trẻ bú đúng cách không chỉ có tác dụng đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ mà còn có tác dụng kích thích sữa mẹ về. Trẻ cần được bú mẹ 2 tiếng/ lần ngoài ra còn bú theo nhu cầu của trẻ (khi trẻ đói). Thời gian mỗi lần bú nên kéo dài từ 20-30 phút, ít nhất 10 phút cho mỗi bên ngực vì khoảng 10 phút đầu trẻ chỉ bú được lượng nước là chủ yếu, trong khi lượng sữa mẹ tiết ra sau đó mới thực sự mang nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trẻ . Khi lớn hơn một chút trẻ chỉ cần bú khoảng 5-10 phút mỗi lần là có thể bú đủ lượng sữa cần thiết.


    Ngay cả khi sau sinh mà chưa có sữa về, người mẹ vẫn nên cho trẻ bú dù không ra sữa. Hành động ngậm mút núm vú của trẻ chính là một kích thích để sữa có thể về sớm hơn. Mẹ nên cho trẻ bú hết một bên trước khi chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú đầy đủ sữa đầu và sữa cuối.

    Nếu mẹ thư giãn và trẻ ngậm vú bú đúng cách, sữa mẹ sẽ tiết ra nhiều hơn.
    Nếu mẹ thư giãn và trẻ ngậm vú bú đúng cách, sữa mẹ sẽ tiết ra nhiều hơn.
    Mẹ nên cho trẻ bú hết một bên trước khi chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú đầy đủ sữa đầu và sữa cuối.
    Mẹ nên cho trẻ bú hết một bên trước khi chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú đầy đủ sữa đầu và sữa cuối.
  7. Nguồn sữa của người mẹ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý. Nếu người phụ nữ luôn trong trạng thái mệt mỏi, mất ngủ, căng thẳng, lo âu, buồn chán... thì sữa mẹ cũng giảm đi rõ rệt. Người phụ nữ cần được chuẩn bị kỹ càng về mặt tâm sinh lý và kiến thức làm mẹ trước khi kết hôn và có con. Cần tạo lập một môi trường yêu thương, chăm sóc, chở che, thoải mái cho người phụ nữ trong khi mang thai và cho con bú.


    Giai đoạn sau khi sinh là giai đoạn người mẹ cần nhận được nhiều sự quan tâm, chăm sóc về mặt tinh thần của người thân, gia đình. Sau khi sinh con, hormone tiết sữa Oxytocin tiết nhiều khi mẹ cho con bú, gần gũi và âu yếm con. Nếu trong giai đoạn này người mẹ bị stress thì hoạt động của vùng dưới đồi của não và tuyến yên bị ảnh hưởng, khiến cho hàm lượng Oxytocin giảm xuống mạnh mẽ, kết quả là khiến người mẹ nhanh chóng mất sữa. Vì vậy cần chia sẻ, động viên, chăm sóc người mẹ để tinh thần thoải mái, vui vẻ từ đó kích thích nguồn sữa mẹ tiết ra.

    Chăm sóc người mẹ để tinh thần thoải mái, vui vẻ từ đó kích thích nguồn sữa mẹ tiết ra.
    Chăm sóc người mẹ để tinh thần thoải mái, vui vẻ từ đó kích thích nguồn sữa mẹ tiết ra.
    Hormone tiết sữa Oxytocin tiết nhiều khi mẹ cho con bú, gần gũi và âu yếm con
    Hormone tiết sữa Oxytocin tiết nhiều khi mẹ cho con bú, gần gũi và âu yếm con
  8. Sau khi sinh, cần giữ mức cân nặng hợp lý để cơ thể khỏe mạnh vì nếu giảm cân quá nhanh có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Tối thiểu người mẹ nên duy trì trọng lượng tăng khoảng 4 kg sau sinh để đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu.


    Cân nặng của bạn tăng từ từ trong suốt chín tháng mang thai, và vì thế cũng sẽ cần từng ấy thời gian để giảm dần, nên đừng lo lắng nếu vẫn thấy mình vẫn béo sau 6 tuần đầu sau sinh. Một chế độ ăn đầy đủ nhóm thực phẩm kết hợp với chế độ luyện tập hợp lí là cách tốt nhất kiểm soát cân nặng và giảm cân.

    Cân nặng của bạn tăng từ từ trong suốt chín tháng mang thai
    Cân nặng của bạn tăng từ từ trong suốt chín tháng mang thai
    Tối thiểu người mẹ nên duy trì trọng lượng tăng khoảng 4 kg sau sinh để đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
    Tối thiểu người mẹ nên duy trì trọng lượng tăng khoảng 4 kg sau sinh để đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
  9. Cho con bú là biện pháp tối ưu nhất để kích thích tuyến sữa và duy trì nguồn sữa mẹ. Bé bú mẹ càng nhiều thì sữa tiết ra càng nhiều. Hãy cho bé bú thường xuyên dù sữa mẹ ít hay nhiều hay thậm chí mẹ không có sữa.


    Khi người mẹ bắt đầu đi làm trở lại, thì sẽ không thể cho bé bú thường xuyên để duy trì nguồn sữa nữa, lúc này biện pháp đưa ra là tăng cường cho bé bú đêm. Khi bé bú đêm, lượng sữa trẻ nhận được vẫn đủ sữa theo nhu cầu, đồng thời sẽ càng kích thích tuyến sữa giúp nguồn sữa của mẹ dồi dào hơn.


    Khi bé bú đêm, lượng sữa trẻ nhận được vẫn đủ sữa theo nhu cầu
    Khi bé bú đêm, lượng sữa trẻ nhận được vẫn đủ sữa theo nhu cầu
    Cho con bú là biện pháp tối ưu nhất để kích thích tuyến sữa và duy trì nguồn sữa mẹ.
    Cho con bú là biện pháp tối ưu nhất để kích thích tuyến sữa và duy trì nguồn sữa mẹ.
  10. Bạn càng vắt sữa đều đặn, sữa càng ra nhiều hơn, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng một chiếc máy vắt sữa chất lượng cao. Hãy cố gắng vắt sữa vài tiếng đồng hồ một lần và nên vắt cả hai bên ngực cùng lúc. Nó giúp bạn tiết kiệm thời gian và làm tăng sản xuất prolactin, các hormone chịu trách nhiệm về sản xuất sữa.


    Trước khi đi làm, người mẹ hãy vắt sữa ra và bảo quản trong tủ lạnh cho bé bú. Sữa mẹ đã vắt có thể bảo quản trong khoảng 72 giờ trong tủ lạnh. Khi cho bé bú cần hâm nóng lại bằng cách ngâm bình sữa vào nước nóng cho đến khi sữa ấm đều.

    Mẹ có thể vắt sữa và để dành cho những bữa sau của bé
    Mẹ có thể vắt sữa và để dành cho những bữa sau của bé
    Vắt sữa  giúp bạn tiết kiệm thời gian và làm tăng sản xuất prolactin, các hormone chịu trách nhiệm về sản xuất sữa.
    Vắt sữa giúp bạn tiết kiệm thời gian và làm tăng sản xuất prolactin, các hormone chịu trách nhiệm về sản xuất sữa.
  11. Trong khoảng 3 tháng đầu sau sinh, mẹ cần phải được chăm sóc và quan tâm để nhanh chóng phục hồi sức khỏe “thất thoát” sau thời gian “mang nặng đẻ đau” và “vượt cạn” thành công. Bên cạnh việc cân bằng chế độ dinh dưỡng cần thiết, mẹ cần chú ý đến giấc ngủ và những vật dụng liên quan đến điều này để có giấc ngủ ngon, tránh bệnh tật bủa vây.


    Ngủ đủ giấc cũng là cách làm tăng sữa mẹ, bởi giấc ngủ ngắn đó ngoài việc giúp hồi phục sinh lực cho mẹ mà còn là lúc sữa được sản sinh nhiều.

    Mẹ sau sinh thường xuyên bị thiếu ngủ
    Mẹ sau sinh thường xuyên bị thiếu ngủ
    Ngủ đủ giấc cũng là cách làm tăng sữa mẹ
    Ngủ đủ giấc cũng là cách làm tăng sữa mẹ
  12. Sữa mẹ được sản xuất theo nguyên lý cung – cầu. Mẹ càng cho con bú thường xuyên thì sữa càng tiết ra nhiều. Thế nên, mẹ cứ thoải mái cho bú khi con đòi bú mà không nhất thiết phải tuân theo một “thời gian biểu” cho bú nào cả nhé.


    Bạn càng cho con bú nhiều, việc vắt sữa sẽ dễ dàng hơn. Cần cho con bú vào buổi tối, buổi sáng và bất kỳ lúc nào có thể. Vắt sữa sau một cữ bú có thể giúp tăng nguồn cung cấp sữa, ngay cả khi bạn vắt nhưng được ít sữa.

    Bạn càng cho con bú nhiều, việc vắt sữa sẽ dễ dàng hơn
    Bạn càng cho con bú nhiều, việc vắt sữa sẽ dễ dàng hơn
    Cần cho con bú vào buổi tối, buổi sáng và bất kỳ lúc nào có thể.
    Cần cho con bú vào buổi tối, buổi sáng và bất kỳ lúc nào có thể.
  13. Do nóng vội, rất nhiều mẹ sợ con không đủ no nên cho bé ăn sữa bột, sữa công thức quá thường xuyên trong những ngày mới sinh.


    Mẹ cần nắm vững về kích thước dạ dày mà lượng sữa bé có thể tiếp nhận theo lứa tuổi. Vào 3 ngày đầu tiên, bé chỉ cần ăn từ 5-10ml/bữa vì dạ dày con chỉ có kích thước bằng đúng một quả nho mà thôi. Lúc này dù sữa mới về rất ít thì mẹ chỉ cần cho con bú nhiều và liên tục là được.


    Dần dần lượng sữa con ăn sẽ tăng dần lên và cơ thể mẹ cũng sản xuất nhiều sữa hơn để phù hợp với nhu cầu của bé.

    Rất nhiều mẹ sợ con không đủ no nên cho bé ăn sữa bột quá thường xuyên trong những ngày mới sinh.
    Rất nhiều mẹ sợ con không đủ no nên cho bé ăn sữa bột quá thường xuyên trong những ngày mới sinh.
    Sữa con ăn sẽ tăng dần lên và cơ thể mẹ cũng sản xuất nhiều sữa hơn để phù hợp với nhu cầu của bé
    Sữa con ăn sẽ tăng dần lên và cơ thể mẹ cũng sản xuất nhiều sữa hơn để phù hợp với nhu cầu của bé
  14. Mẹ có biết rằng trẻ sơ sinh cần sử dụng những cử động lưỡi và hàm khác nhau khi bú mẹ và bú bình? Khi bé mới làm quen với việc bú mẹ nhưng cùng lúc lại “học” bú bình, việc bú mẹ của bé có thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.


    Do đó, mẹ nên hạn chế việc cho con bú bình, ngay cả khi đó là sữa mẹ, cũng như việc dùng núm vú giả ở thời kỳ đầu sau sinh.

    Mẹ nên hạn chế việc cho con bú bình, ngay cả khi đó là sữa mẹ
    Mẹ nên hạn chế việc cho con bú bình, ngay cả khi đó là sữa mẹ
    Hạn chế dùng núm vú giả ở thời kỳ đầu sau sinh.
    Hạn chế dùng núm vú giả ở thời kỳ đầu sau sinh.
  15. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa hành vi chăm sóc của bố mẹ với lượng sữa được sản xuất ra. Theo đó, các hành động như vuốt ve, âu yếm trẻ sơ sinh sẽ thúc đẩy nồng độ oxytocin và prolactin tăng cao trong cơ thể mẹ. Cả hai loại hormone này đều cần thiết cho quá trình sản xuất và tiết sữa mẹ. Các bà mẹ cho con bú cũng có nồng độ oxytocin và prolactin cao trong máu, thúc đẩy mối gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé, tạo ra một chu kỳ tích cực hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ.


    Một cách thú vị để tăng cường sự liên kết mẹ – con cũng như tăng sản lượng sữa đó chính là massage cho bé và địu bé trước ngực. Bằng cách này, các bà mẹ trẻ có thể cảm thấy tự tin hơn trong việc giao tiếp cảm xúc với trẻ sơ sinh. Ngoài ra, việc ngủ cùng bé cũng có nhiều tác động tích cực vì như thế sẽ tạo điều kiện để mẹ cho bé bú thường xuyên vào ban đêm.

    Âu yếm trẻ sơ sinh sẽ thúc đẩy nồng độ oxytocin và prolactin tăng cao trong cơ thể mẹ
    Âu yếm trẻ sơ sinh sẽ thúc đẩy nồng độ oxytocin và prolactin tăng cao trong cơ thể mẹ
    Mối gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé, tạo ra một chu kỳ tích cực hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ.
    Mối gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé, tạo ra một chu kỳ tích cực hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ.
  16. Việc uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể mẹ sau sinh tiết ra lượng sữa dồi dào là quy tắc “bất di bất dịch” mẹ nên nhớ. Các sản phụ được các bác sĩ khuyên uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để kích thích sữa về nhiều, hệ tiêu hóa hoạt động tốt và có một làn da mịn màng, tươi trẻ như thì con gái.


    Ngoài nước lọc, nước ấm ra, các mẹ cũng có thể thử uống trà lợi sữa thơm ngon chất lượng để có kết quả tốt nhất nhé.

    Mẹ nên uống nhiều nước lọc
    Mẹ nên uống nhiều nước lọc
    Các sản phụ được các bác sĩ khuyên uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để kích thích sữa về nhiều.
    Các sản phụ được các bác sĩ khuyên uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để kích thích sữa về nhiều.
  17. Ăn trái cây an toàn hay uống các loại nước ép trái cây 1 – 2 lần/ngày trong thực đơn ở cữ là một vấn đề cần được lưu tâm. Trái cây tươi mọng cung cấp nguồn vitamin dồi dào, tăng cường dưỡng chất, tăng cảm giác thèm ăn ở mẹ bầu sau sinh để có sức khỏe tốt, nhiều sữa chăm con.


    Thế nhưng, hãy thận trọng với các loại nước ép dứa hoặc trái cây có mùi vì một số em bé rất nhạy cảm với chúng và cảm thấy khó chịu đấy.

    Ăn trái cây an toàn hay uống các loại nước ép trái cây 1 – 2 lần/ngày trong thực đơn ở cữ
    Ăn trái cây an toàn hay uống các loại nước ép trái cây 1 – 2 lần/ngày trong thực đơn ở cữ
    Trái cây tươi mọng cung cấp nguồn vitamin dồi dào, tăng cường dưỡng chất, tăng cảm giác thèm ăn
    Trái cây tươi mọng cung cấp nguồn vitamin dồi dào, tăng cường dưỡng chất, tăng cảm giác thèm ăn
  18. Gạo nếp nằm trong nhóm thực phẩm lợi sữa sau sinh thường, sinh mổ ngon bổ không tăng cân chứa nhiều tinh bột nên chúng không chỉ bù đắp năng lượng sau khi trải qua tình trạng “mất máu” khi sinh mà còn giúp tạo ra nhiều sữa nuôi con. Chất amylopectin vừa mang đến cảm giác lo lâu vừa giúp mẹ tiết sữa đều đặn, thông suất.


    Mẹo để có nhiều sữa sau sinh từ đồ nếp đó là nấu cháo gạo nếp, móng giò, thêm chút đỗ xanh, ý dĩ vừa có tác dụng lợi sữa vừa có thể giải trừ nỗi lo tắc tia sữa.

    Mẹ nên ăn nhiều đồ nếp để kích thích tuyến sữa nhiều cho con bú
    Mẹ nên ăn nhiều đồ nếp để kích thích tuyến sữa nhiều cho con bú
    Mẹ sinh mổ thì chưa nên ăn đồ nếp nhé.
    Mẹ sinh mổ thì chưa nên ăn đồ nếp nhé.



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy