Top 5 Ca sỹ đầu tiên đạt danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân Việt Nam

  1. Top 1 Thanh Huyền
  2. Top 2 Quốc Hương
  3. Top 3 Thương Huyền
  4. Top 4 Lê Dung
  5. Top 5 Thu Hiền

Top 5 Ca sỹ đầu tiên đạt danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân Việt Nam

Thiên Thần Sao Hôm 1112 0 Báo lỗi

Từ năm 1984 đến 2019 đã có 9 đợt trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân của Việt Nam: 1984, 1988, 1993, 1997, 2001, 2007, 2011, 2015 và 2019 với 451 Nghệ sĩ ưu ... xem thêm...

  1. Thanh Huyền tên thật là Trương Thị Thanh Huyền, sinh năm 1942 tại Hà Nội. Bà sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Với năng khiếu bẩm sinh, ngay từ nhỏ bà tham gia sinh hoạt trong đội đồng ca thiếu niên Ấu Trĩ Viên của thành phố. Sau đó, Thanh Huyền còn hát trong đội Sơn ca (dưới sự dẫn dắt của nhạc sĩ Mộng Lân, Nguyễn Lân Tuất). Bà còn đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi ca hát thiếu nhi, liên tiếp trong hai năm 1955 và 1956, bà đã giành Giải nhất về hát đơn ca Thiếu nhi toàn Thành phố Hà Nội. Sau đó, bà theo học khoa Thanh nhạc của Trường Âm nhạc Việt Nam (sau này là Nhạc viện Hà Nội), dưới sự dẫn dắt của những nhà giáo, nghệ sĩ tên tuổi như Mai Khanh, Thúy Huyền... Bà còn học hát cả hát văn, ca Huế, dân ca Bắc Bộ, điều này đã giúp bà hát thành công nhiều thể loại thanh nhạc.

    Năm 1963, sau khi tốt nghiệp khoa Thanh nhạc, bà về công tác tại Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam cho đến khi nghỉ hưu. Bà cùng đoàn ca múa nhạc đi lưu diễn nhiều nơi, vào tận các chiến trường Nghệ An, Hà Tĩnh trong những năm chiến tranh, biểu diễn tại Pháp, Algérie, Italia phục vụ Hội nghị Paris.

    Thanh Huyền là một trong những giọng ca sáng nhất của nhạc cách mạng trong suốt những năm 1960-1970. Với giọng hát kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân ca và kĩ thuật thanh nhạc cổ điển, bà được coi là giọng ca dân ca kế thừa của cố nghệ sĩ Thương Huyền (nữ nghệ sĩ hát dân ca rất nổi tiếng vào cuối những năm 1940-những năm 1960, mất vào năm 1989). Bà nổi tiếng với nhiều ca khúc được phát trên sóng phát thanh Đài tiếng nói Việt Nam thời đó: những ca khúc dân ca Bắc Bộ (đặc biệt là Quan họ Bắc Ninh) như Bèo dạt mây trôi, Xe chỉ luồn kim, Người ở đừng về... và những ca khúc tân nhạc như Đường cày đảm đang (An Chung), Lời ca dâng Bác (Trọng Loan), Khi thành phố lên đèn, Rặng trâm bầu (Thái Cơ), Mẹ yêu con (Nguyễn Văn Tý)... và đặc biệt với ca khúc Hát ru (nhạc Hoàng Vân, thơ Tố Hữu). Thanh Huyền còn là một trong những giọng ca từng nhiều lần biểu diễn trước Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Thanh Huyền
    đã đoạt 3 Huy chương Vàng trong các kỳ Hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc. Bà đã được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng III, Huân chương Lao động hạng II. Năm 1984, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân đợt đầu tiên.

    Hiện nay bà đang sống cùng chồng là đạo diễn điện ảnh, NSND Thanh An. Gia đình bà có hai người con; con gái út là Thanh Hằng nối nghiệp mẹ.

    Thanh Huyền
    Thanh Huyền
    Thanh Huyền

  2. Quốc Hương tên thật là Nguyễn Quốc Hương, sinh ngày 21 tháng 8 năm 1920 tại xã Kiến Thái, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Năm 17 tuổi, ông bắt đầu lưu lạc vào miền Trung, sau là Sài Gòn và từng làm nhiều công việc như công nhân xe lửa, thủy thủ, bốc vác...

    Năm 1944, Quốc Hương là một trong những người đầu tiên hát vang bài Tiếng gọi thanh niên của Lưu Hữu Phước tại rạp Nguyễn Văn Hảo, Sài Gòn. Năm 1945, ông tham gia ban Tuyên truyền Sài Gòn - Chợ Lớn với nhiệm vụ là ca hát. Khi Kháng chiến chống Pháp bùng nổ tại miền Nam, ông gia nhập Vệ quốc quân, làm tiểu đội trưởng, ca hát và chiến đấu ở khắp các chiến trường khu VII, khu VIII, khu IX. Thời gian này ông còn tham gia dạy lớp nhạc do quân khu XI mở.

    Năm 1954, Quốc Hương tập kết ra Bắc sau đó rồi đi tu nghiệp tại Nhạc viện Budapest, Hungary (Có chuyện kể là trong chuyến đi này ông đã gặp và được giáo sư Tito Schipa - một trong ba giọng tenor huyền thoại của Ý - chỉ bảo). Sau khi về nước, ông làm việc tại Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam. Tuy nhiên Quốc Hương vẫn đi vào các chiến trường để tiếp tục ca hát phục vụ các chiến sĩ.

    Năm 1975, đất nước thống nhất, ông chuyển về thành phố Hồ Chí Minh làm ca sĩ cho đoàn nghệ thuật Bông Sen. Thời gian này, dù đã lớn tuổi nhưng Quốc Hương vẫn tiếp tục công việc ca hát và giảng dạy của mình. Năm 1984, Quốc Hương được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân đợt 1 (cùng với nghệ sĩ ngâm thơ Châu Loan, nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn và ca sĩ Thanh Huyền).

    Năm 1987, ông mất vì bệnh ung thư.

    Quốc Hương
    Quốc Hương
    Quốc Hương
  3. Bà tên thật là Nguyễn Thị Thường (bà lấy nghệ danh là Thương Huyền nghĩa là Thường). Bà sinh tại xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Thương Huyền bắt đầu đi hát và nổi danh từ trước Cách mạng tháng Tám. Bà cùng với nghệ sĩ Mai Khanh hát những bài hát tiền chiến của Văn Cao, Phạm Duy... tại quán Tân Nghệ sĩ, Thiên Thai và gây được nhiều tiếng vang. Cùng với Kim Tiêu, Thái Thanh, bà là một trong những nghệ sĩ đầu tiên hát nhạc của Văn Cao với những ca khúc như Suối mơ, Thiên thai, Đàn chim Việt,...

    Sau Cách mạng tháng Tám, Thương Huyền trở thành một trong những ca sĩ đầu tiên đi theo cách mạng. Tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội, bà đã hát 2 ca khúc Suối mơ và Thiên thai trong buổi khai mạc chương trình Tuần lễ Vàng và Hũ gạo cứu đói do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Thương Huyền đã trở thành nữ danh ca ở Hà Nội tại thời điểm này. Bà hát nhiều thể loại, từ những ca khúc trữ tình, tiền chiến như những ca khúc của Văn Cao, Trào lòng (Nguyễn Văn Khánh), Chinh phụ hoài khúc (Lê Xuân Ái), Hòn vọng phu 1 (Lê Thương), Nhắn người chiến sĩ (Doãn Mẫn)... cho tới những sáng tác cách mạng mới như Nhớ chiến khu, Côn Đảo, Sơn La (Đỗ Nhuận), Tiếng gọi sinh viên, Lên đàng (Lưu Hữu Phước),...

    Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Thương Huyền tham gia Đoàn Kịch Giải phóng (có Song Kim, Lưu Bách Thụ, Phạm Văn Đôn, Hoàng Oanh, Phạm Duy, Phạm Đình Viêm (Hoài Trung sau này), Văn Cao, Mai Khanh) theo đoàn đi biểu diễn ở nhiều nơi trên các chiến trường, các khu sơ tán. Năm 1947, bà được mời về công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc. Tại đây bà đã được thu âm và phát sóng nhiều bài hát như Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Cảm tử quân (Hoàng Quý), Mơ đời chiến sĩ (Lương Ngọc Trác), Đoàn Vệ quốc quân (Phan Huỳnh Điểu), Sông Lô, Làng tôi, Ca ngợi Hồ Chủ tịch (Văn Cao), Du kích sông Thao (Đỗ Nhuận)...

    Trong thời gian này, bà đã đi học hỏi những làn điệu dân ca, hát chèo của các nghệ sĩ lão thành như Năm Ngũ, Dịu Hương... Bà đóng thành công vai Tấm trong vở chèo Tấm Điền cải biên từ vở Tấm Cám của Thế Lữ và Lưu Quang Thuận. Thương Huyền là giọng hát dân ca Bắc Bộ số một trong thập niên 1950 - 1960. Với giọng hát mượt mà, trong sáng tự nhiên và kĩ thuật rung hột (một kĩ thuật điển hình của quan họ) ấn tượng, bà đã thể hiện nhiều ca khúc dân ca Bắc Bộ, đặc biệt là dân ca quan họ Bắc Ninh như "Trống cơm, Hoa thơm bướm lượn, Trèo lên trái núi thiên thai, Lý cây đa...

    Sau khi kháng chiến kết thúc, năm 1954 bà trở về Hà Nội công tác. Bà cùng đội hợp xướng Hòa Bình sang Trung Quốc thu những đĩa hát đầu tiên của Việt Nam. Năm 1957 trong Đại hội Liên hoan Thanh niên và sinh viên lần thứ VI tổ chức tại Moskva, bà đã giành Huy chương Bạc ở cuộc thi hát dân ca quốc tế (đây cũng là lần đầu tiên một ca sĩ Việt Nam giành một giải thưởng quốc tế).

    Thương Huyền
    là một trong những ca sĩ tên tuổi nhất ở miền Bắc trong thập niên 1950-1960. Bà là người thể hiện thành công nhiều ca khúc như: Câu hò bên bến Hiền Lương (Nguyễn Tài Tuệ), Hà Nội - Huế - Sài Gòn (Hoàng Vân), Tình trong lá thiếp (Phan Huỳnh Điểu), Đảng là người mẹ hiền (Đỗ Minh), Trăng sáng đôi miền (An Chung), Ánh đèn sáng trên cầu Việt Trì (Hoàng Hà), Đóng nhanh lúa tốt (Lê Lôi), Ru con (dân ca Nam Bộ), Hòa bình tươi vui,...

    Với 40 năm ca hát, Thương Huyền là một trong những ca sĩ tiêu biểu của tân nhạc Việt Nam. Bà còn là thầy của nhiều người, trong đó có những nghệ sĩ nổi tiếng như Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung, giảng viên Hồ Mộ La... Bà đã được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú (1984) và Nghệ sĩ nhân dân (1988).

    Thương Huyền mất năm 1989 tại Hà Nội.

    Thương Huyền
    Thương Huyền
    Thương Huyền
  4. Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung tên thật là Đoàn Lê Dung. Do thời gian chiến tranh loạn lạc nên bà không được biết chính xác ngày sinh và nơi sinh của mình, về sau bà chọn ngày 5 tháng 6 năm 1951 làm ngày sinh và nơi lớn lên là Quảng Ninh làm nơi sinh. Bà sống cùng bố mẹ trong một căn nhà nhỏ ở khu vực cầu 1, phường Cao Xanh của TX Hòn Gai (thành phố Hạ Long ngày nay).

    Theo lời kể của bà Hạnh - một người bạn thân cùng ở CLB Thiếu nhi Hạ Long (do nhạc sĩ Bùi Đức Huyên phụ trách), Lê Dung một nửa ngày đi học còn nửa ngày phụ mẹ làm ruộng, gánh rau ra chợ bán. Lúc đó, Lê Dung là một cô bé lớp 8 nhỏ thó, gầy gò xanh xao mà đã gánh được gánh rau rất nặng. Mê ca hát và có năng khiếu, dung mạo lại ưa nhìn nên Lê Dung sớm được mọi người chú ý. Nhạc sĩ Đức Huyên lúc đó làm công tác Đoàn ở Quảng Ninh đã xuống lớp học của Lê Dung và phát hiện ra tài năng này. Ông đưa Lê Dung vào CLB Thiếu nhi Hạ Long, đưa đi diễn, thu thanh tại Đài Tiếng nói Việt Nam, đi hát phục vụ các đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước mỗi khi đến Hạ Long.

    Bà Hạnh kể: "Có một lần cả đội của bà và Lê Dung được báo rằng đi hát phục vụ đoàn khách quý. Hát xong đâu đấy rồi, thấy hai người đàn ông lịch thiệp đến xoa đầu khen hát hay nhưng bảo các cháu gầy và xanh lắm, phụ trách phải quan tâm đến các cháu. Sau đó, mọi người mới biết đó là Tổng Bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp của Lê Dung bắt đầu năm 17 tuổi khi bà đầu quân vào Đoàn Văn công Quân khu Tả Ngạn. Năm đó, Lê Dung thi đỗ đại học ngành y nhưng lại bỏ không học, quyết tâm theo con đường ca hát. Bà đi diễn khắp nơi, hát trên thao trường, dưới hầm mỏ, hát cho chiến sĩ vững tay súng chiến đấu bảo vệ bầu trời miền Bắc". Bà Hạnh bùi ngùi kể về chuyện Lê Dung đi diễn theo đoàn đến nỗi cha mất cũng không được về dù cha mẹ bà chỉ có bà là người con duy nhất. Lê Dung ngậm ngùi nhờ bạn mình ở nhà lo hậu sự cho cha.

    Bắt đầu sự nghiệp ca hát năm 17 tuổi, bà đầu quân vào Đoàn Văn công Quân khu Tả Ngạn. Năm 1976, Lê Dung về Đoàn ca múa Tổng cục chính trị và một năm theo học thanh nhạc tại Nhạc viện Hà Nội từ 1977. Bà đã theo học với nhiều giảng viên có tài năng và kinh nghiệm như nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên hay Nhà giáo ưu tú Hồ Mộ La và đã có một thời gian thụ giáo Nghệ sĩ nhân dân Thương Huyền. Năm 1982 tốt nghiệp hạng Thủ khoa và từ đó cái tên Lê Dung bắt đầu được công chúng yêu nhạc biết đến. Năm 1984, Lê Dung được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

    Sau đó, năm 1986 Lê Dung được trường gửi theo học cao học thanh nhạc tại Nhạc viện Tchaikovsky, Liên Xô. Đến năm 1990 bà về nước và trở thành nghệ sĩ solo của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Bà cũng là giáo viên thỉnh giảng bậc cao học thanh nhạc của các trường Nhạc viện Hà Nội, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh và trường đại học văn hóa nghệ thuật Quân đội. Năm 1993, Lê Dung được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.

    Năm 1992 Lê Dung cũng là ca sĩ Việt Nam đầu tiên tự tổ chức một đêm solo âm nhạc tại Nhà hát Lớn Hà Nội với hơn 20 bài hát thuộc các dòng nhạc bác học, từ những aria trong nhạc kịch nổi tiếng Cô Sao của Đỗ Nhuận tới Thiên Thai của Văn Cao. Lê Dung có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền opera của Việt Nam, bà cũng là ca sĩ hàng đầu của dòng nhạc đỏ và nhạc tiền chiến. Một vài ca khúc nhạc trẻ mới của Phú Quang, Dương Thụ cũng được Lê Dung trình diễn thành công. Phạm Duy lúc còn ở nước ngoài, khi được hỏi về các ca sĩ trong nước đã nhắc tới giọng ca Lê Dung. Lê Dung cũng từng ghi âm một số ca khúc của Phạm Duy và các nhạc sĩ ở hải ngoại khác từ khi chúng chưa được phép phổ biến chính thức ở Việt Nam.

    Lê Dung
    Lê Dung
    Lê Dung
  5. NSND Thu Hiền (tên thật Nguyễn Thị Thanh Hiền, sinh ngày 3 tháng 5 năm 1952) là một nữ ca sĩ lớn của Việt Nam, nổi tiếng với những ca khúc nhạc cách mạng, trữ tình, dân ca. Năm 1993, bà được Nhà nước Việt Nam phong tặng Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (viết tắt là NSND) vì những cống hiến của mình.


    Bà tên thật Nguyễn Thị Thanh Hiền. Bà sinh ra tại Đông Hưng, Thái Bình, nhưng nguyên quán ở Đào Xá, Thanh Thủy, Phú Thọ. Trong thời gian hoạt động tại chiến trường bà còn có bí danh Thanh Hồng. Hiện bà là Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.


    • Năm 1967 đến 1968, Thu Hiền cùng đoàn quân khu Tây Bắc vào biểu diễn phục vụ động viên tinh thần chiến đấu chống Mỹ của quân và dân tuyến lửa miền Trung.
    • Năm 1971, bà về Đoàn Ca nhạc Dân tộc Trung ương.
    • Năm 1972, bà cùng đoàn văn công Tây Nguyên vào giải phóng Quảng Trị. Thu Hiền là người được tham dự cuộc trao trả tù binh.
    • Năm 1975, Thu Hiền cùng Đoàn ca nhạc dân tộc Trung ương vào giải phóng thành phố Huế.
    • Năm 1984, Thu Hiền được trao tặng danh hiệu NSƯT.
    • Năm 1993, bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSND.
    • Hiện nay bà đang làm Trưởng đoàn ca nhạc Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam.

    Thu Hiền có giọng nữ cao (soprano), tình cảm phù hợp dân ca. Bài hát thành công để lại dấu ấn: Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp - thơ Đằng Giao), Bài ca bên cánh võng (Nguyên Nhung), Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh (Nguyễn Văn Tý), Quảng Bình quê ta ơi (Hoàng Vân), Tình thắm duyên quê, Dáng đứng Bến Tre, Hoa cau vườn trầu...

    Thu Hiền
    Thu Hiền
    Thu Hiền




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy