Top 10 Cách giúp bé ăn ngon miệng không bắt ép

Tâm Thanh 13 0 Báo lỗi

Hiện nay tình trạng biếng ăn, lười ăn ở trẻ nhỏ đang là vấn đề khiến ba mẹ đau đầu, mệt mỏi, bố mẹ đều dùng cách dỗ dành, thúc ép, quát mắng để cho bé ăn. Tuy ... xem thêm...

  1. Nếu trường kỳ bạn chỉ cho bé ăn một món thì chẳng có gì ngạc nhiên khi bé chán ăn, lười ăn. Để giúp bé ăn ngon ăn nhiều, mẹ phải đổi thực đơn ngay và nấu đa dạng các món ăn để tạo khẩu vị mới mẻ cho bé, khiến bé thấy ngon miệng, ăn được nhiều hơn như nấu chao, nấu súp, hấp, luộc, xào. Đặc biệt, bữa ăn hàng ngày của bé cần đầy đủ và cân bằng 4 nhóm chất gồm chất đạm, chất béo, đường bột, nhóm chất xơ, vitamin và khoáng chất, đảm bảo bé luôn đủ chất dinh dưỡng để phát triển tốt về thể chất lẫn trí tuệ.

    Mẹ nên quan sát để biết được những món bé yêu thích để tìm thực đơn phù hợp nhất với bé. Khi bổ sung những món mới cho bé, ban đầu bé chưa quen nên sẽ từ chối nhưng mẹ cần kiên nhẫn tập cho bé ăn. Dần dần bé sẽ làm quen được với thực phẩm mới, ăn được nhiều hơn. Mẹ cũng đừng so sánh con mình với con người ta, chỉ cần bé tăng cân tốt, không thiếu cân so với bảng cân nặng tiêu chuẩn là ổn.

    Nấu đa dạng các món ăn cho bé
    Nấu đa dạng các món ăn cho bé
    Nấu đa dạng các món ăn cho bé
    Nấu đa dạng các món ăn cho bé

  2. Cách cho bé ăn ngon miệng đầu tiên đó là sáng tạo món ăn cho bé. Các món ăn lặp lại hằng này sẽ khiến cho bé chán nản và không muốn ăn. Mẹ hãy thử sáng tạo món ăn mới lạ hay trang trí thêm cho món ăn nhiều màu sắc. Có thể tốn thời gian của mẹ nhưng bù lại con yêu sẽ thấy hứng thú và ăn nhiều hơn.


    Các bé đặc biệt thích những món ăn được trang trí dễ thương với những hình động vật, hoa lá. Hãy biến tấu những món ăn hàng ngày thành những hình thù nhìn lạ lạ, đảm bảo sẽ dụ dỗ được bé muốn ăn ngay lập tức. Cơm biến thành hình chú thỏ, gấu, chú cá ngộ nghĩnh, món rau biến thành cái cây, trái cây biến thành chú ếch, cú mèo… khiến đứa trẻ nào cũng muốn ăn. Tuy nhiên, các mẹ chú ý rằng phải căn lượng thức ăn được vừa phải, không được quá ít hay quá nhiều. Hãy chuẩn bị vừa đủ để bé mong chờ bữa tiếp theo mẹ nhé.

    Sáng tạo món ăn
    Sáng tạo món ăn
    Sáng tạo món ăn
    Sáng tạo món ăn
  3. Mẹ hãy đầu tư cho bé bộ bát đĩa, thìa nĩa xinh xắn, bắt mắt để tạo cảm hứng ăn uống cho bé. Với bát, bạn nên chọn loại có vành, nhẹ, không trơn giúp bé cầm dễ dàng hơn.


    Bạn cũng nên chọn bát ăn cho bé đầy màu sắc, đẹp mắt khiến trẻ thích thú và nên mua 2 - 3 bộ thay nhau để tăng thêm hứng thú. Chiếc bát hình gấu, chuột Mickey, mèo Kitty ngộ nghĩnh, in hình cây cỏ hoa lá sinh động; chiếc thìa nĩa, chiếc cốc đúng màu bé thích sẽ khiến bé thích thú khi được ăn với những người bạn này.

    Trẻ con ăn bằng mắt
    Trẻ con ăn bằng mắt
    Trẻ con ăn bằng mắt
    Trẻ con ăn bằng mắt
  4. Bé sẽ thấy khó chịu vì bữa nào mẹ cũng đút cho bé ăn giống như đang ép buộc vậy. Vì thế sẽ thật tuyệt khi mẹ để cho bé tự bốc đồ ăn, tự xúc ăn để bé thấy mình được chủ động khi ăn uống, giúp bé ăn ngon ăn nhiều. Mẹ nhớ rửa tay thật sạch cho bé trước khi ăn, cho bé tự bốc rau củ, hoa quả, mì sợi, tự xúc thức ăn đưa vào miệng, làm bé hứng thú hơn khi ăn uống.


    Ban đầu, tay bé còn vụng về, sẽ trét hết thức ăn ra khay ăn, bàn ghế, quần áo, rơi vãi xuống sàn nhà, thức ăn bé làm rơi còn nhiều hơn thức ăn đưa vào miệng nhưng mẹ đừng quát mắng bé. Hãy để cho bé tập dần dần, rồi bé sẽ thành thạo với việc xúc ăn. Khi bé đã xúc ăn thành thạo và tự ăn ngon lành, mẹ cũng không còn nhọc công phải đút cho bé nữa. Ba mẹ hãy kiên nhẫn sau một thời gian thành thạo con sẽ không làm rơi vãi nữa.

    Cho bé tự bốc, tự xúc ăn
    Cho bé tự bốc, tự xúc ăn
    Cho bé tự bốc, tự xúc ăn
    Cho bé tự bốc, tự xúc ăn
  5. Để giúp bé ăn ngon ăn nhiều, hấp thu tốt chất dinh dưỡng, cha mẹ hãy tuân thủ nguyên tắc 3 “không” khi cho trẻ ăn: Không ăn rong, không ti vi, không đồ chơi. Nguyên tắc này cần thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm để hình thành nề nếp tốt trong bữa ăn cho bé. Bởi vì nếu bạn không thực hiện chúng thì bữa ăn nào bạn cũng phải cho bé vùa ăn vùa xem ti vi hoặc đi rong hoặc lấy đồ chơi ra dụ bé. Tất cả đều do người lớn tạo thói quen xấu này.


    Cho bé đi ăn rong, vừa ăn vừa xem ti vi hay nghịch đồ chơi sẽ làm bé phân tâm, không cảm nhận được hương vị thơm ngon của món ăn. Và không tập trung khi ăn uống cũng không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. Và bạn cần nhớ, bữa ăn của bé chỉ nên kéo dài tối đa 30 – 35 phút để bé tập trung ăn uống, tiết kiệm thời gian cho con ăn của cha mẹ.

    Tuân thủ nguyên tắc 3 “không” khi ăn
    Tuân thủ nguyên tắc 3 “không” khi ăn
    Tuân thủ nguyên tắc 3 “không” khi ăn
    Tuân thủ nguyên tắc 3 “không” khi ăn
  6. Cách cho bé ăn ngon miệng này khá hiệu quả. Các mẹ đừng cố ép bé ăn quá nhiều trong một bữa. Không được bắt bé ăn khi bé đã có dấu hiệu lắc đầu, mím môi, hoặc bé ăn xong lè ra... Cố ép bé ăn một miếng bột hay uống ít nước sẽ khiến cho bé bị phá hỏng cơ chế tự điều chỉnh.


    Mẹ nên điều chỉnh lại cách con ăn và luôn cung cấp đủ lượng cho bé ăn, không được ép bé. Ngoài ra ba mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn ra cho con.Dù là trẻ chỉ ăn vài thìa nhỏ trong những thực đơn nhỏ nhưng còn hơn là bạn cố ép trẻ ăn hết mà trẻ không chịu được rồi nôn ra.

    Cho bé ăn có điểm dừng
    Cho bé ăn có điểm dừng
    Cho bé ăn có điểm dừng
    Cho bé ăn có điểm dừng
  7. Các chuyên gia tâm lý và bác sĩ đều đã khẳng định, nếu trẻ đói, cơ thể trẻ ngay lập tức sẽ kích thích đòi ăn. Khi đói, trẻ sẽ muốn ăn ngay và không cần ép. Nếu như bé không có cảm giác đói, không muốn ăn thì cha mẹ đừng cố thúc ép, quát mắng bắt bé ăn một món nào đó. Đặc biệt, cha mẹ không được dụ bé ăn bằng một số hình thức mua chuộc hay dụ dỗ bé. Khi bỏ đói trẻ một bữa là trẻ sẽ rất đói ở bữa tiếp theo, từ đó sẽ ăn ngon lành.


    Tuy nhiên cũng nhiều trẻ dù giảm khẩu phần ăn trẻ vẫn không cảm thấy đói, vẫn không chịu ăn. Bố mẹ cần chú ý tìm hiểu rõ nguyên nhân biếng ăn ở trường hợp này để có cách giải quyết hợp lý nhất. Nếu trẻ chán ăn do mệt mỏi hoặc lo âu thì bạn cần nấu những món ăn dễ ăn và chia nhỏ thực đơn ăn uống cho trẻ để bé dễ ăn hơn chứ đừng ép trẻ ăn quá nhiều cùng lúc.

    Giảm khẩu phần ăn của trẻ
    Giảm khẩu phần ăn của trẻ
    Giảm khẩu phần ăn của trẻ
    Giảm khẩu phần ăn của trẻ
  8. Nếu cả ngày bé chỉ ngồi chơi một chỗ sẽ khiến trẻ ít tiêu hao năng lượng, mệt mỏi và đến bữa không muốn ăn. Muốn giúp bé ăn ngon ăn nhiều, hấp thu dưỡng chất tốt, cha mẹ hãy cho bé vận động thường xuyên. Cơ thể con người khi hoạt động nhiều sẽ đốt cháy calories dẫn đến cảm giác đói và thèm ăn. Vì vậy, thay vì cho trẻ “tập làm quen” với đồ công nghệ như smartphone, ipad… hãy để trẻ tự do vui đùa, chạy nhảy nhiều hơn giúp hệ cơ xương khớp phát triển cũng như khiến trẻ ăn ngon tự nhiên.


    Vận động giúp máu lưu thông tốt, tăng cường chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể, khiến trẻ nhanh đói và kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Bạn có thể cho bé đi bộ, đi xe đạp, chạy nhảy ngoài công viên hoặc chơi các trò chơi vận động trong nhà như cầu trượt, nhà bóng, khuyến khích bé giúp mẹ làm vài công việc nhà. Chẳng đứa trẻ nào còn chán ăn, lười ăn sau cả ngày vui chơi, vận động cả.

    Cho bé vận động nhiều
    Cho bé vận động nhiều
    Cho bé vận động nhiều
    Cho bé vận động nhiều
  9. Quà ăn vặt không phải lúc nào cũng mang đến tác dụng xấu. Thế nhưng, trên thực tế việc cho bé uống sữa và ăn hoa quả tươi được khuyến khích hơn so với việc cho bé ăn bim bim, bánh kẹo… Những món ăn vặt không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Chúng cũng không giúp cho bé phòng ngừa được chứng táo bón hay giúp cho hệ tiêu hóa của bé tốt lên.

    Thời gian ăn vặt của các bé cũng cần được điều chỉnh một cách khoa học. Khi trẻ ăn vặt quá nhiều, làm cho bữa ăn chính, trẻ không muốn ăn cơm và thức ăn nữa, lâu dần trở thành thói quen xấu khiến trẻ biếng ăn hơn nhiều. Chính vì vậy phụ huynh cần tìm cách hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt. Trước mỗi bữa chính mẹ không được cho bé ăn vặt tránh trường hợp bé bị no và không muốn ăn. Trong quá trình cho bé ăn càng không nên dụ bé ăn. Nên cho bé ăn vặt sau 2 - 3 giờ đồng hồ sau ăn bữa chính.

    Không dùng quà ăn vặt để dỗ bé ăn
    Không dùng quà ăn vặt để dỗ bé ăn
    Không dùng quà ăn vặt để dỗ bé ăn
    Không dùng quà ăn vặt để dỗ bé ăn
  10. Mẹ nên thiết lập thời gian bữa ăn cho bé và thời gian trong một bữa ăn khoảng 30 phút và cố định giờ ăn hàng ngày. Việc này giúp mẹ có thể cho bé ăn vào đúng lúc bé đói thì bé sẽ cảm thấy ngon miệng hơn. Đồng thời đây cũng là thói quen ăn uống tốt mà mẹ nên hình thành cho bé.


    Ngoài ra, để bữa ăn của bé được ngon miệng mẹ không nên cho bé ăn vặt trước bữa ăn mà bạn có thể cho bé ăn bữa phụ cách bữa chính khoảng 2 tiếng, một số món ăn cho bữa phụ như: nước ép hoa quả, sữa chua, chè, hoa quả.

    Thiết lập thói quen ăn uống cho trẻ
    Thiết lập thói quen ăn uống cho trẻ
    Thiết lập thói quen ăn uống cho trẻ
    Thiết lập thói quen ăn uống cho trẻ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy