Top 8 Cách nuôi dạy những đứa trẻ nhạy cảm bạn nên biết

Mai Ly 410 0 Báo lỗi

Khoảng 15% -20% trẻ em sinh ra mỗi năm đều có tính cách nhạy cảm. Điều này có nghĩa là chúng cực kỳ ý thức về môi trường xung quanh và sẽ phản ứng ngay lập ... xem thêm...

  1. Nếu con bạn bộc phát cảm xúc ở nơi công cộng, đừng cố gắng kìm nén cảm xúc của chúng bằng cách yêu cầu chúng ngừng than vãn. Hãy chấp nhận những cảm xúc đó và nói chuyện với con như hai người bạn. Ngồi bên cạnh con và cố gắng hiểu tại sao trẻ lại cảm thấy như vậy, nhưng đừng cố gắng đưa ra giải pháp nhanh chóng. Những gì bạn có thể làm là dạy chúng cách điều khiển cảm xúc khi ở nơi công cộng để chúng không tạo ra những tình huống khó xử.

    Hãy đồng cảm và nói chuyện nhiều hơn với con
    Hãy đồng cảm và nói chuyện nhiều hơn với con

  2. Nhiều bậc cha mẹ sẽ kéo con cái của họ đến một nơi nào đó ít người nếu chúng bắt đầu khóc nhè và tạo ra một cảnh tượng khó coi ở nơi công cộng. Khi làm điều này, đứa trẻ cảm thấy như cảm xúc của mình không quan trọng và trẻ sẽ nghĩ mình đang làm sai điều gì đó. Thay vì làm điều này, bạn có thể ngồi đó với con, nhận ra cảm xúc của con và cho con biết điều đó hoàn toàn bình thường. Cố gắng kết nối với con và thể hiện rằng bạn ủng hộ con thay vì để ý quá nhiều đến ánh mắt và suy nghĩ của những người xung quanh.

    Hãy cho con biết rằng bộc lộ cảm xúc là chuyện rất bình thường
    Hãy cho con biết rằng bộc lộ cảm xúc là chuyện rất bình thường
  3. Những đứa trẻ nhạy cảm cao có thể làm cho những đứa trẻ khác phản cảm với biểu hiện của chúng mà chính chúng cũng không hề nhận ra. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ phải chứng minh biểu hiện đó trông như thế nào. Con bạn cần biết chúng trông như thế nào khi bị ai đó làm phiền hoặc khó chịu. Điều này có thể khiến con lo lắng lúc đầu, nhưng nó có thể mang lại kết quả tuyệt vời nếu bạn tiếp tục làm.


    Bước thứ hai là cha mẹ sẽ đưa ra các phản ứng và cách giải quyết thay thế. Hãy cho trẻ biết rằng nếu một số đứa trẻ khác làm phiền, con có thể bỏ đi và không quan tâm hoặc hít thở sâu. Đếm đến 10 cũng có thể giúp con thoát khỏi những cảm xúc không tốt hay tình huống khó chịu và điều chỉnh cảm xúc của con.

    Chỉ ra
    Chỉ ra "cái nhìn sai lầm" của con và gợi ý cho con các lựa chọn hay hơn
  4. Nhiều bậc cha mẹ thường vội vàng đưa trẻ tham gia nhiều hoạt động sau khi trẻ vào mẫu giáo. Tuy nhiên, một đứa trẻ nhạy cảm không thích đám đông và các hoạt động ồn ào mà chúng lại thích ở nhà hơn. Bạn có thể dành nhiều thời gian riêng tư với con để đọc và chơi bất cứ trò chơi nào khiến con vui. Đừng lo lắng về việc giao tiếp xã hội của con vì điều quan trọng hơn đối với trẻ ở thời điểm này là cảm thấy bản thân thoải mái nhất.

    Hãy kiên nhẫn và cho con thời gian
    Hãy kiên nhẫn và cho con thời gian "ở một mình"
  5. Làm điều gì đó hơi mạo hiểm là một cách để trẻ vượt qua nỗi sợ hãi của mình. Tuy nhiên, đây là một quá trình cần sự kiên trì và tế nhị nên được thực hiện dần dần và hết sức nhạy cảm. Thật đáng kinh ngạc khi trẻ vượt qua nỗi sợ hãi nhanh như thế nào khi bạn đã sử dụng đúng phương pháp dạy con. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng trẻ sẽ không cảm thấy đây là một hình phạt vì chúng đã làm sai điều gì đó.

    Từ từ giúp con vượt qua nỗi sợ hãi
    Từ từ giúp con vượt qua nỗi sợ hãi
  6. Thú cưng đã được chứng minh là người bạn đồng hành hoàn hảo cho những đứa trẻ có tính cách nhạy cảm cao. Điều này là do những con thú cưng thường nhạy cảm và giàu lòng trắc ẩn như trẻ vậy. Do đó, trẻ sẽ thoải mái kết nối với một người bạn dễ dàng hơn là với một người bạn có thể kích thích cảm xúc của chúng một cách tiêu cực. Đối với con, mối liên hệ với động vật có thể mang lại sự hiểu biết mà con cần trong một thế giới dường như quá sức tưởng tượng đối với mình.

    Nuôi một con thú cưng có thể giúp ích rất nhiều
    Nuôi một con thú cưng có thể giúp ích rất nhiều
  7. Những đứa trẻ nhạy cảm thường dễ tiếp nhận với môi trường của chúng hơn và khá dễ bị kích động. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là bạn phải tạo ra một không gian an toàn trong nhà của mình, nơi trẻ có thể điều chỉnh cảm xúc của mình. Đây có thể là nơi trẻ vui chơi các hoạt động ưa thích hay phòng ngủ, nơi con có thể nằm xuống và để bạn đọc chuyện cho nghe. Làm cho con cảm thấy như chúng có thể sử dụng không gian an toàn của mình bất cứ khi nào con cần.

    Tạo không gian an toàn xung quanh ngôi nhà của bạn
    Tạo không gian an toàn xung quanh ngôi nhà của bạn
  8. Đôi khi, trẻ sẽ tự trách mình hay có cảm giác sợ hãi nếu con không tuân thủ theo những quy tắc mà bạn đặt ra trong gia đình. Đó là lý do tại sao bạn phải tạo ra các giới hạn và ranh giới vừa phải và rõ ràng cho con. Tránh phán xét và đảm bảo sự công bằng trong bất kỳ tình huống nào con mắc phải.


    Nguồn: BRIGHTSIDE

    Hãy nhẹ nhàng với những kỷ luật hay hình phạt của bạn
    Hãy nhẹ nhàng với những kỷ luật hay hình phạt của bạn




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy