Top 17 Cách tự nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh
Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng đối với người học tiếng Anh, nhưng nếu bạn không có bất kỳ phương pháp hay bí quyết học tập nào sẽ khiến bạn ... xem thêm...rất dễ bỏ cuộc. Cùng Toplist tìm hiểu những cách để nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh của mình nhé!
-
Phim ảnh không chỉ giúp bạn cải thiện khả năng phát âm mà còn cả ngữ pháp và từ vựng. Nếu bạn nghe một người Mỹ hoặc người Anh nói chuyện, bạn có thể học cách nói giống họ, lặp đi lặp lại và chuyển nó thành câu nói của mình. Từ đó, bạn có thể tự tin hơn khi giao tiếp với người bản ngữ.
Ngoài ra, những tình huống trên phim ảnh hầu hết là những tình huống giao tiếp thường ngày. Bạn hãy quan sát họ, cách họ hỏi và trả lời, cách họ giao tiếp với nhau,... ghi nhớ những tình huống, những câu nói của họ hoặc thậm chí là "nhái" lại lời nhân vật trong phim. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình đã tiến bộ như thế nào đấy!
-
Cách này nghe có vẻ lạ lùng và buồn cười! Tuy nhiên, phương pháp này không chỉ giúp bạn ôn tập lại những kiến thức đã học mà còn tập cho bạn thói quen sử dụng tiếng Anh mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể bỏ ra mỗi ngày 1 tiếng đồng hồ, xây dựng 1 tình huống giao tiếp nào đó, rồi tự luyện giao tiếp.
Sẽ tốt hơn nếu bạn đứng trước gương để luyện nói, bằng cách này bạn có thể nhìn thấy khẩu hình miệng của mình là đúng hay sai và tăng khả năng tự tin khi đứng trước người khác. Đồng thời, bạn nên ghi âm lại cuộc độc thoại của mình vì sau khi nghe lại đoạn ghi âm đó, bạn dễ dàng nhận ra lỗi sai của bản thân.
-
Nếu bạn có thể phát âm như người bản xứ, có thể nắm vững các cấu trúc câu nhưng bạn lại không có đủ vốn từ thì bạn sẽ gặp rắc rối lớn trong giao tiếp đấy! Mỗi khi giao tiếp, chúng ta thường thích nói sâu về 1 chủ đề cụ thể hơn là liên tục nhảy từ chủ đề này qua chủ đề khác. Tuy nhiên, nếu bạn không đủ vốn từ, bạn có thể dễ dàng làm gián đoạn cuộc hội thoại và kết quả là giao tiếp thất bại hoặc bạn sẽ phải tìm 1 chủ đề khác để "giữ chân" người đối diện.
Vậy để thành công trong giao tiếp, bạn cần phải bổ sung từ vựng của mình thường xuyên. Mỗi ngày, hãy tìm 1 chủ đề mà bạn quan tâm, tìm những từ mới và học thuộc chúng, sau đó bạn có thể kết hợp với việc độc thoại mà mình đã nói ở trên để học cách sử dụng các từ vựng đó nhé!
-
Để giao tiếp, bạn cần ít nhất 1 người lắng nghe bạn! Việc tự luyện tập tuy tốt nhưng lại vướng phải vài khuyết điểm là dễ chán và khó phát hiện ra lỗi sai. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không tìm ngay những người bạn có cùng chí hướng với bạn. Các bạn có thể tìm 1 chủ đề chung để thảo luận, sau đó tự chuẩn bị chủ đề đó trước, rồi gặp nhau và thảo luận về chủ đề đã cho trước.
Bạn có thể nói về những chủ đề mà mọi người cùng yêu thích, quan tâm. Khi có người không đồng ý về cách phát âm, ngữ pháp hay cách dùng từ của người kia, có thể cùng nhau tìm hiểu và sửa sai cho nhau. Việc học sẽ càng tuyệt vời hơn khi có bạn đồng hành, đúng không?
-
Khi bạn đã đủ tự tin, việc giao tiếp với một người bản xứ là cách tốt nhất để kiểm tra khả năng của mình. Đi đến những nơi mà khách du lịch thường hay lui tới và đừng lo lắng, những người nước ngoài sẽ rất vui lòng khi thấy bạn chăm chỉ và yêu thích tiếng anh đến vậy. Họ sẽ luôn vui lòng giúp đỡ bạn.
Nói chuyện với họ, bạn sẽ nhận ra khả năng của mình đến đâu, mình cần khắc phục những gì và họ có thể chỉ cho bạn những lỗi mà bạn mắc phải 1 cách dễ dàng. Vậy nên, đừng ngần ngại mỗi khi muốn nói chuyện với họ. Cùng với 1 nụ cười tươi, hãy mạnh dạn tiến đến bên họ và mở lời "Excuse me! Can you talk with me for a moment? I need to practice speaking English!"
-
Nếu bạn đang đi học, đi làm, không có nhiều thời gian để rèn luyện tiếng Anh thì hãy sử dụng những “khoảng thời gian chết” của mình. Những khoảng trống như khi bạn ngồi trên xe bus, ăn trưa, rửa bát, tắm, lau nhà, giặt giũ, đi bộ… bạn có thể bật các kênh radio như CNN, BBC để nghe một cách thụ động.
Việc nghe thụ động như vậy giúp bạn cảm nhận tốt hơn việc cách phát âm, luyến âm của người bản xứ và dần dần cách nói của bạn sẽ giống với âm điệu của người nước ngoài hơn.
-
Trong quá trình học tiếng Anh giao tiếp, rất nhiều bạn học từ vựng một cách tràn lan, không đồng nhất về chủ đề và việc không sử dụng thường xuyên dẫn tới trình trạng thuộc từ này quên từ kia. Chính vì vậy, các bạn nên học từ vựng, những thành ngữ, mẫu câu giao tiếp liên quan đến một chủ đề, ví dụ như "Gia đình", “Công việc”, “Thời trang” hay “Du lịch” … Việc học bao quát, chung 1 chủ đề sẽ giúp bạn nhớ một cách dễ dàng và lâu hơn việc học từng từ lẻ với những chủ đề khác nhau.
Khi nói chuyện với ai đó, chúng ta thường nói chuyện theo chủ đề. Đó có thể là Phim Ảnh, Ẩm Thực,... việc học từ vựng theo chủ đề giúp bạn hoàn toàn có thể tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài. Nó không chỉ giúp bạn dễ dàng phản hồi, kết nối với những câu chuyện của đối phương mà còn thể hiện sự am hiểu của bạn về chủ đề/ lĩnh vực đó nữa.
-
Nghe nhiều thì tốt thật nhưng nếu nội dung nghe quá khó, chủ đề quá chuyên sâu thì việc nghe nhiều chỉ dừng lại ở mức là quen với các âm, tuy nhiên nếu nghe mãi mà không hiểu trong một thời gian dài thì sẽ sinh ra chán nản, thậm chí ám ảnh sợ tiếng Anh luôn nhất là đối với các bạn trình độ tiếng Anh còn cơ bản, chưa tập bò đừng vội tập chạy.
Khi nghe một nội dung, lý tưởng để phát triển kỹ năng nghe hiểu là bạn phải hiểu được 80% nội dung đó.Cho dù nó là ở dạng chương trình radio, podcast, phim, chương trình TV, nó không được quá khó. Nếu nghe 1 nội dung mà bạn chỉ hiểu được tầm 60%, chắc chắn cảm thấy nản, chán học ngay. Nếu nội dung nghe mà bạn hiểu 100%, là ngáp dài ngáp ngắn, mất tập trung, cũng chán học luôn. Cố gắng tìm các nội dung nghe phù hợp hợp với trình độ, không dễ quá, cũng không cố quá, nhắm đến mức 80% là lý tưởng.
-
Đây là một trong những kĩ thuật cực kì hiệu quả mà bất cứ người giỏi Tiếng Anh nào cũng biết và áp dụng rất nhiều. Kỹ thuật này rất đơn giản, đúng như tên gọi của nó: Nghe, đọc và lâp lại.
- Đầu tiên khi nghe một nội dung, hãy cố gắng nghe, không dịch sang tiếng Việt, cố hiểu các ý chính.
- Sau đó vừa nghe vừa đọc lại transcript (bản ghi lại những từ được nói trong bài nghe).
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây là 1 quá trình hết sức quan trọng, khi vừa nghe vừa đọc lại, não bộ sẽ ghép âm nghe được của từ với lại các ký tự của từ đó, quá trình này giúp chúng ta ôn lại các từ đã biết, học thêm các từ mới dưới dạng âm thanh, và chuyển dần nhiều từ từ vốn từ vựng thụ động sang vốn từ vựng chủ động. - Bước cuối cùng trong kỹ thuật này là đọc lập lại thành tiếng.
Khi đọc lại, hãy copy hoàn toàn giọng đọc của người nói, từng chỗ nhấn nhá, từng chỗ ngừng nghĩ. Khi làm như vậy, bạn đã nghe bài nghe kết hợp nhiều giác quan với nhau, tại nghe, mắt đọc, miệng nói. Các liên kết thần kinh trong học tiếng Anh của bạn sẽ nâng cao lên đáng kể khi thực hiện kỹ thuật này thường xuyên.
-
Những gì bạn cần làm là:
- Kiên trì nghe, nghe, nghe và chép lại những gì nghe được
- Học từ vựng
- Luyện nói đi nói lại đoạn văn đã được chép lại
Phương pháp này đòi sự quyết tâm và kiên trì rất lớn, bởi vì với bài nghe 3’ bạn có lẽ phải nghe đến 10 – 20 lần mới có thể nghe và chép lại tầm 80% – 90 nội dung.
Tuy nhiên sự đền bù là rất xứng đáng, bạn sẽ học thuộc những từ mới rất nhanh, kỹ năng viết, và chính tả cũng cải thiện đáng kể. Phương pháp này rất phù hợp cho những bạn hướng đến thi các chứng chỉ đòi hỏi kỹ năng viết như TOEFL, IELTS.
-
Nếu chưa tự tin lắm về khả năng ngoại ngữ của mình, bạn nên bắt đầu từ những quyển sách truyện thiếu nhi đơn giản. Một “mẹo” giúp bạn cảm thấy việc đọc dễ dàng hơn là chọn những quyển sách bạn đã từng đọc bằng tiếng Việt.
Quy tắc vàng để duy trì thói quen này chính là: Chỉ đọc những quyển sách bạn thấy thực sự hứng thú. Ngoài ra, nên chọn những quyển phù hợp với trình độ tiếng Anh hiện tại của bản thân.
-
Khi đọc, một tiến trình phức tạp sẽ diễn ra trong não bộ. Một trong số đó là tìm kiếm tương quan về ý nghĩa giữa các từ bạn thấy.
Việc thay đổi ngôn ngữ trên những sản phẩm công nghệ cao mà bạn thường xuyên sử dụng như laptop, điện thoại, TV… là cách hữu ích và thiết thực để tăng vốn từ tiếng Anh. Não bộ sẽ tự động ghi nhớ những từ mới bằng cách liên hệ chúng với những chức năng trên điện thoại hoặc laptop.
-
Thường xuyên viết nghĩa và ví dụ của các từ ngữ mới là cách hiệu quả nhất để tăng vốn từ tiếng Anh, không chỉ vậy, việc này còn giúp bạn nhớ lâu hơn và phát âm chuẩn hơn.
Khi “kho từ vựng” đã kha khá, bạn hãy sử dụng để viết nên một đoạn truyện ngắn, đây là dạng bài tập ngữ pháp căn bản nhất có thể giúp bạn học cách xây dựng câu trong tiếng Anh, nhớ nghĩa của từ và cách sử dụng chúng trong những ngữ cảnh khác nhau.
Tùy vào thời gian bạn bỏ ra cho bài tập này mà có thể lựa chọn đưa 10-15 từ vào câu chuyện. Đừng quên việc xây dựng cốt truyện có ý nghĩa. Khi đã hoàn thành, bạn có thể chia sẻ với bạn bè hoặc nhờ giáo viên đưa ra nhận xét và sửa những lỗi sai.
-
Đây là một cách khá hiệu quả để vừa có thể phát âm chuẩn lại vừa ghi nhớ được từ mới, cách dùng từ và các mẫu câu độc đáo.
Khi hát, mình hãy để ý đến những từ mới và cấu trúc câu hay, lạ và đặc biệt. Viết nghĩa và cách dùng của chúng ra giấy note, rồi dán lên chỗ hay nhìn thấy. Làm vậy để mỗi lần thấy là có có một lần tự nhẩm và tự học thuộc chúng.
-
Thay vì tìm kiếm thông tin, dữ liẹu trên Internet, Google bằng ngôn ngữ tiếng Việt, bạn nên tập thói quen tìm kiếm bằng tiếng Anh để tăng cường kĩ năng tư duy ngôn ngữ. Việc sử dụng tiếng Anh cho những việc dù nhỏ nhặt như vậy nhưng sau một thời gian nhất định, bạn sẽ thấy trình độ của mình được cải thiện rất nhiều đấy. Hãy thứ nhé!
-
Thông thường khi bạn nói, bạn sẽ không thể lắng nghe giọng nói cũng như tông giọng của mình. Vì vậy, hãy ghi âm lại mỗi khi luyện nói tiếng Anh để bạn có thể nghe lại và tìm ra lỗi sai trong phát âm hay ngữ điệu của mình.
Đây là một phương pháp luyện tập khá phổ biến, đặc biệt phù hợp cho những bạn mới bắt đầu luyện tập, chưa đủ tự tin khi nói tiếng Anh trước người khác.