Top 8 Cây bút văn xuôi nữ xuất sắc nhất sau năm 1975
Cùng với dòng chảy của dòng văn xuôi Việt Nam, bên cạnh những cây bút nam đầy tài năng, làng văn xuôi nước ta cũng có sự xuất hiện của rất nhiều những cây bút ... xem thêm...nữ tài năng, đặc biệt là sau năm 1975, sau khi đổi mới đất nước. Những nhà văn nữ đem lại một làn gió mới cho văn xuôi đương đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung.
-
Y Ban
Y Ban là bút danh của một nhà văn, nhà báo nữ Việt Nam. Đây là một trong những cái tên nổi bật trong nền văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 với những sáng tác vô cùng nổi bật và được giới chuyên môn đánh giá cao. Là thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam từ 1996, đã có rất nhiều tác phẩm nhận được giải thưởng nhưng bà chỉ thực sự được biết đến rộng rãi khi sáng tác I am đàn bà, một cuốn sách gây ra một chiều hướng tranh cãi không ngừng suốt nhiều thời gian của hội đồng văn học và độc giả. Cuốn sách đã đánh dấu tên tuổi của nhà văn Y Ban. Với 13 tác phẩm đã được xuất bản chính, Y Ban đều khẳng định ngòi bút hướng về người phụ nữ đương đại trong văn chương của mình. Bà đạt được rất nhiều những giải thưởng văn học lớn nhỏ. Có thể đón đọc những tác phẩm nổi tiếng của bà như Người đàn bà có ma lực, Miền hoang, Hành trình tờ tiền giả...
-
Phan Thị Vàng Anh
Phan Thị Vàng Anh là con gái của nhà thơ Chế Lan Viên, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Bà được nhà văn Nguyễn Khải mệnh danh là "Nguyễn Huy Thiệp mặc váy", với cách viết lạnh lùng, tỉnh táo, kiệm lời trong những sáng tác của mình, Phan Thị Vàng Anh đã tạo ra cho mình một dấu ấn phong cách đậm nét chỉ có ở nữ tác giả. Rất nhiều những tác phẩm thành công của bà có thể kể đến như tập truyện Khi người ta trẻ, Hội chợ, Nhân trường hợp chị thỏ bông... Tất cả những sáng tác của nữ tác giả đều vô cùng ngắn gọn về dung lượng nhưng đằng sau mỗi câu chữ đều hàm chứa rất nhiều những ý nghĩa nhân văn sâu xa mà bạn đọc có thể tìm đến. Văn Phan Thị Vàng Anh có một sức chứa khổng lồ trong một số chữ hạn định, tối thiểu. -
Nguyễn Thị Thu Huệ
Là một nhà văn còn rất trẻ, sinh năm 1966, bà được mệnh danh là một nữ nhà văn tài sắc vẹn toàn. Bà nguyên là phó chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Đạt được rất nhiều giải thưởng truyện ngắn với những tác phẩm tiêu biểu về nghệ thuật và nội dung như Cát đợi, Hậu thiên đường, Phù thủy, Tân cảng, Thành phố đi vắng... Với phong cách viết nhẹ nhàng mà vô cùng thâm thúy, sâu xa, Nguyễn Thị Thu Huệ quan điểm viết văn, làm nghệ thuật nhất thiết phải có cái tài, cái tâm. Những tác phẩm xuất sắc đã làm bà trở thành một trong những nhà văn nữ xuất sắc nhất sau năm 1975 với những vấn đề về cuộc sống đổi mới. -
Võ Thị Hảo
Võ Thị Hảo là tên thật đồng thời là bút danh của nữ nhà văn sinh năm 1956. Bà chuyên viết về thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết với những tác phẩm tiêu biểu và đặc sắc như Biển cứu rỗi, Chuông vọng cuối chiều, Một trăm cái dại của đàn ông, Giàn thiêu, Người sót lại của rừng cười... Với cách viết theo hình thức nghệ thuật là kiểu kết cấu theo logic nhân quả tâm lí trong những sáng tác của mình, nhà văn đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật và làm cho câu chuyện hiện lên rõ nét nhất đối với bạn đọc. -
Võ Thị Xuân Hà
Nhà văn quê gốc ở Vĩ Dạ, Huế, với trình độ học vấn rất cao. Cống hiến cho nền văn xuôi Việt Nam đương đại, nữ nhà văn đã sáng tác rất nhiều những tác phẩm có giá trị có thể kể đến như Bầy hươu nhảy múa, Kẻ đối đầu, Gía nhang đèn và những chuyện khác, Đàn sẻ ri bay ngang rừng, Thế giới tối đen, Vàng Son Thạch Thủy Khí... Bên cạnh truyện ngắn, tác giả còn sáng tác những thể loại khác như truyện dài, tiểu thuyết, tập bút kí ghi chép... và cũng đạt rất nhiều thành công.Đặc biệt tập truyện Trăng nơi đáy giếng đã ghi danh tên tuổi của nhà văn Võ Thị Xuân Hà vào một trong những cây bút văn xuôi nữ xuất sắc sau 1975 với những thành công vang dội mà nó mang lại cho người đọc và giới chuyên môn. -
Đỗ Bích Thúy
Tác giả được mệnh danh mang vẻ đẹp thành thị, viết văn chất miền rừng. Là một nữ nhà văn còn rất trẻ, Đỗ Bích Thúy lựa chọn đề tài rừng núi làm sáng tác của mình. Trong những trang viết của chị thấm đượm tinh thần, phảng phất dư vị miền núi. Những con người chân chất, những cảnh vật hoang sơ nơi núi rừng được tác giả khắc họa vô cùng rõ nét và chân thực. Với chị, quan điểm sáng tác của chị hướng vào người phụ nữ, chị cho rằng cuộc đời chẳng còn là gì nếu thiếu đi người phụ nữ. Có những tác phẩm của chị đã được chuyển thể thành những bộ phim vô cùng đặc sắc và để lại dấu ấn trong lòng khán giả như Chuyện của Pao... Các cuốn sách đã từng xuất bản rất nhiều như Trên căn gác áp mái và một số thể loại tản văn. Mới đây nhất là tác phẩm Chúa đất đã để lại một dấu ấn đậm nét trong giới phê bình chuyên môn và nhận được rất nhiều sự đón đợi từ bạn đọc. -
Lê Minh Hà
Sinh năm 1962, tốt nghiệp khoa Ngữ Văn trường sư phạm, tác giả Lê Minh Hà đã lựa chọn nghề viết là nghề cuối cùng của mình. Sáng tác đầu tay là cuốn tiểu thuyết được in là Gió từ thời khuất mặt, ngoài ra chị còn viết tản văn và những truyện ngắn nổi tiếng như Những giọt trầm, Những gặp gỡ không ngờ...Tác giả Nguyễn Trương Quý, người sau khi biên tập sách của Lê Minh Hà đã chia sẻ: “Văn của chị Hà đầy ắp những "mã" về Hà Nội. Khi đọc tôi có cảm giác như đang khảo cứu một bảo tàng về ngôn ngữ, đặc biệt những uyển ngữ ở Hà Nội luôn đầy ắp trong các trang văn...”.
Các tác phẩm của Lê Minh Hà nổi bật 3 chủ đề: hồi ức về thời kì chiến tranh; đời sống xa xứ, và Hà Nội. Giọng điệu của chị được đánh giá là sự pha trộn của các yếu tố: nhẹ nhàng, hài hước mà không kém phần, sắc sảo, triết lý. -
Phong Điệp
Nhà văn hiện đang công tác tại Báo Văn Nghệ Trẻ, Hà Nội. Có rất nhiều những sáng tác đạt giải như các tập truyện ngắn nổi tiếng Huyền thoại đêm, Khi ta hai mươi, Ma mèo, Họa sĩ, Người phía bên kia đường, Phòng trọ, Giấc mơ bay qua cửa sổ, Lạc chốn thị thành... Với việc đề cập đến rất nhiều những đề tài khác nhau, nhà văn Phong Điệp mang đến một phong cách văn chương đa dạng, một thế giới nhân vật phong phú và màu sắc, nơi mỗi người đều có thể đọc và cảm nhận về bản thân mình rõ hơn sau khi chiêm nghiệm những tác phẩm của nữ nhà văn tài hoa này.