Top 9 Công trình tín ngưỡng thờ Mẫu giá trị nhất của Việt Nam

Triệu Triệu Thành 54 0 Báo lỗi

Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời và phổ biến tại VIệt Nam. Xuất phát từ sự biết ơn đối với người phụ nữ, người mẹ trong xã hội, ... xem thêm...

  1. Phủ Tây Hồ là 1 trong những điểm đến linh thiêng nổi tiếng tại Hà Nội còn lưu truyền tín ngưỡng thờ Mẫu. Phủ thuộc thôn Tây Hồ, trước kia là một ngôi làng cổ của Kinh thành Thăng Long. Ngày nay Phủ Tây Hồ thuộc thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Nơi tọa lạc của Phủ Tây Hồ là một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây và cách trung tâm thành phố Hà Nội về phía Tây khoảng 4km.


    Phủ Tây Hồ thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, người được triều nhà Nguyễn phong là “mẫu nghi thiên hạ”, một trong “Tứ bất tử” (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Chử Đồng Tử) của Việt Nam.


    Ngoài ra, Phủ Tây Hồ là địa danh nằm trong tứ phủ của Việt Nam. Tứ phủ là một khái niệm có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

    • Thiên phủ (Mẫu Thượng Thiên) cai quản miền trời,
    • Nhạc phủ (Mẫu Thượng Ngàn) cai quản miền rừng, núi
    • Thoải phủ (Mẫu Thoải) cai quản miền sông, nước
    • Địa phủ (Mẫu Địa) cai quản miền đất đai

    Phủ Tây Hồ là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh (Liễu Hạnh công chúa) - Mẫu Địa phủ nên có lẽ chính vì thế nên nơi này được gọi là Phủ.


    Theo truyền thuyết, Chúa Liễu Hạnh - con gái của Ngọc Hoàng, đã bị đày xuống trần gian vì làm vỡ một chiếc cốc quý. Đi khắp năm châu, cô bị cảnh đẹp Hồ Tây thu hút, quyết định dừng chân ở đây để giúp người trừ tà, diệt tham, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.


    Phủ Tây Hồ bao gồm Phủ chính, Đền Sơn Trang và lầu Cô, lầu Cậu

    • Phủ chính bao gồm có 3 gian lễ. Điều đặc biệt nằm ở gian thứ 3 là nơi thờ tam tòa Thánh Mẫu (Mẫu Thượng Ngàn mặc áo xanh, Mẫu Liễu Hạnh mặc áo đỏ và Mẫu Thoải mặc áo trắng)
    • Đền Sơn Trang là nơi thờ riêng của Mẫu Thượng Ngàn cùng 12 cô sơn trang theo hầu.
    • Lầu Cô, lầu Cậu được đặt ở sân, là nơi thờ những người hầu cận của Quan trong Phủ.

    Phủ Tây Hồ đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng di tích Lịch sử-Văn hóa ngày 13 tháng 2 năm 1996.


    Địa chỉ: Số 52 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.

    Lễ hội: Ngày 3/3 Âm lịch là ngày giỗ Mẫu Liễu Hạnh. Người dân sẽ tổ chức lễ rước kiệu các Mẫu

    "Tứ bất tử" của Việt Nam, Chúa Liễu Hạnh (thứ tư)
    Phủ chính của Phủ Tây Hồ
    Phủ chính của Phủ Tây Hồ

  2. Quần thể di tích Phủ Dầy hay còn gọi là Phủ Giày, Phủ Giầy, là một quần thể đền thơ gồm nhiều ngôi đèn nhỏ ghép lại, trong đó Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một trong “tứ bất tử” được dân gian kính cẩn suy tôn (Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng Thiên Vương, Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Chử Đồng Tử).


    Khu di tích Phủ Dầy còn được xem như “cái nôi”, và là trung tâm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, gồm: Thiên phủ (miền trời) - Nhạc phủ (miền rừng núi) - Thoải phủ (miền sông nước). Đứng đầu mỗi phủ là một vị Thánh Mẫu gồm: Mẫu Thượng Thiên (Mẫu Đệ Nhất) cai quản bầu trời, Mẫu Thượng Ngàn (Mẫu Đệ Nhị) trông coi miền rừng núi, và Mẫu Thoải (Mẫu Đệ Tam) trông coi miền sông nước.


    Theo sử tích, Công chúa Liễu Hạnh vốn là con vua Ngọc Hoàng có tên là Đệ Nhị Quỳnh Hoa công chúa với 3 lần giáng sinh xuống cõi trần - quá trình tam sinh tam hóa vào các thế kỷ XV, XVI, XVII thì Thánh Mẫu Liễu Hạnh, là biểu tượng về tấm gương đức hạnh Trung - Trinh - Hiếu - Từ cùng công, dung, ngôn, hạnh.


    Quần thể Phủ Dầy có hơn 20 công trình kiến trúc đặc sắc, trong đó có 3 công trình gắn liền chặt chẽ với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lần giáng sinh thứ 2, đó là phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu.


    Địa chỉ: Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15km về phía Tây Nam

    Lễ hội: Hàng năm vào thượng tuần tháng 3 Âm lịch (chính hội là 3/3)

      Quần thể di tích Phủ Dầy
      Quần thể di tích Phủ Dầy
      Phủ Tiên Hương (phủ chính)
      Phủ Tiên Hương (phủ chính)
    • Đền Mẫu Âu Cơ là công trình lịch sử văn hóa đặc biệt, biểu tượng của tinh thần yêu nước và truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc. Hình ảnh mẹ Âu Cơ sinh ra những người con Lạc cháu Hồng trong bọc trăm trứng đã trở thành hình ảnh bất hủ, sống mãi trong tư tưởng, tình cảm và tâm trí của các thế hệ người Việt Nam.


      Truyền thuyết kể rằng Ngọc Nương phu nhân hạ sinh nàng Âu Cơ thấy có mây lành che trở, hương thơm tỏa ngát. Lớn lên, nàng xinh đẹp như "Tiên nữ giáng trần", thông minh hơn người, cầm kỳ thi họa. Về sau kết duyên với Lạc Long Quân (con trai của Kinh Dương Vương), nàng Âu Cơ sinh hạ một bọc trăm trứng, nở thành một trăm người con. Khi các con đã lớn khôn, Lạc Long Quân nói với mẹ Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khó mà hòa hợp...”. Nói xong, Lạc Long Quân dẫn 50 con xuống biển.


      Bà Âu Cơ cùng 50 người con đi đến đâu là khai phá rừng hoang, thu phục nhân tâm. Một hôm, đi qua vùng đất Hiền Lương, nơi có cảnh vật núi non hữu tình, Mẹ liền cho khai hoang, dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Khi trang ấp đã tươi đẹp, Mẹ đi tiếp đến vùng đất mới. Sau này, Mẹ trở về Hiền Lương, gắn bó suốt phần đời còn lại với nơi này.


      Để tri ơn công đức Tổ Mẫu Âu Cơ và giáo dục truyền thống dân tộc, cách đây hơn 500 năm, thế kỷ thứ XV thời hậu Lê, vua Lê Thánh Tông đã phong thần và cho xây dựng Đền Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lương - huyện Hạ Hoà; Đền Mẫu Âu Cơ đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1991.


      Đền gồm năm gian hình chữ nhất. Bên trong là pho tượng Quốc Mẫu Âu Cơ cao 0.93m ngồi trên ngai vàng, hai tay đặt trên đầu gối, chân đi hài cong, đầu đội mũ lấp lánh kim cương, dáng hình hiền hậu và thanh tú. Toàn bộ pho tượng và ngai vàng được đặt trong vòm cao 1,82m, xung quanh chạm trổ tùng, cúc, mai và rồng chầu mặt nguyệt. Ngoài ra, các bộ phận xây dựng bằng gỗ trong chùa được chạm khắc tinh xảo...


      Địa chỉ: xã Hiền Lương, Hạ Hoà, Phú Thọ

      Lễ hội: Ngày lễ chính là ngày “Tiên giáng” mùng 7 tháng Giêng hàng năm, và kéo dài trong ba ngày liên tiếp

      Đền Mẫu Âu Cơ
      Đền Mẫu Âu Cơ
      Tượng Mẫu Âu Cơ
      Tượng Mẫu Âu Cơ
    • Đền Dầm là một ngôi đền thiêng có từ thời nhà Trần. Đền đã được các đời Trần, Lê, Nguyễn sắc phong đến 28 lần (Trần triều 7 đạo, Lê triều 13 đạo, Nguyễn triều 8 đạo). Đây là một kỷ lục về sắc phong, ngang với Phủ Tiên Hương – Nơi thờ của Mẫu Liễu Hạnh tại Phủ Dày (Nam Định). Đền Dầm tọa lạc tại thôn Sâm Dương, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.


      Đền Dầm là nơi thờ Mẫu Thoải (cai quản miền sông, nước), một trong Tam Tòa Thánh Mẫu theo tâm thức của người Việt, bên cạnh Mẫu Thượng Thiên (cai quản miền trời) và Mẫu Thượng Ngàn (cai quản miền rừng, núi).


      Đền Dầm gắn liền truyền thuyết " Công chúa Hoàng Long đầu thai đày xuống thủy cung làm con vua Thủy Tề vì làm vỡ chén ngọc được chàng Liễu Nghị giải oan. Để trả ơn, nàng đã hiện về báo mộng giúp Trần Hưng Đạo đánh thắng giặc ngoại xâm và được vua Trần Nhân Tông phong thần, có chiếu chỉ cho nhân dân đời đời thờ phụng "


      Đền Dầm có kiến trúc cổ, không gian thoáng đãng, vẫn giữ được phong cách xưa. Trong đền có hồ nước và nhiều cây cổ thụ. Ngôi đền được chia thành các khu vực khác nhau, ngoài gian chính là đền thờ Mẫu Đệ Tam còn có cung Trần triều thờ Hưng Đạo vương, động Sơn Trang, Lầu Cô, Lầu Cậu. Điểm nổi bật là Lầu Cô nằm bên hồ, một lầu cổ có hai tầng với mái hình lục giác và nghinh môn với 6 trụ uy nghiêm.


      Địa chỉ: Xâm Dương, Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội

      Lễ hội: Mùa xuân từ ngày 1 đến 10 tháng 2 Âm lịch hàng năm

      Lầu Cô bên trong đền Dầm
      Lầu Cô bên trong đền Dầm
      Gian chính của đề Dầm
      Gian chính của đề Dầm
    • Đền Dâu là một ngôi đền nổi tiếng thiêng liêng tại Ninh Bình, tại đây là nơi thờ cúng của Liễu Hạnh Công Chúa, một trong “Tứ bất tử” (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Chử Đồng Tử) của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền tên là "Dâu" bởi vì gắn liền với nhiều truyền thuyết rất ly kỳ, thú vị, khiến du khách tò mò muốn khám phá và đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây.


      Đền Dâu gắn liền truyền thuyết "Công chúa Liễu Hạnh đã hoá thân thành người con gái và dạy nhân dân địa phương cách trồng dâu nuôi tằm còn giúp nghĩa quân Tây Sơn đánh giặc ngoại xâm. Vì vậy, đề có tên là "Đền Dâu"


      Đền Dâu gắn với 3 sự kiện lịch sử lớn của Đất nước

      • Chúa Trịnh Tùng từng phó tá vua Lê thống lĩnh ba quân vượt đèo Ba Dội để đánh ra Đông Kinh (Hà Nội) có qua và nghỉ lai Đền Dâu (năm 1592)
      • Năm 1788 khi hoàng đế Quang Trung tập kết hơn 10 vạn quân ở Tam Điệp có dựng hành cung ngay tại Đền Dâu.
      • Cũng tại nơi đây vào tháng 9 năm 1952, diễn ra Đại hội chi bộ xã Yên Sơn lần thứ III, lãnh đạo nhân dân trong xã đứng lên chống phá kế hoạch càn quét của thực dân Pháp

      Đền có cấu trúc 3 cung rõ ràng, cung Đệ Tam ở ngoài, Đệ Nhị ở giữa và cuối cùng là cung Đệ Nhất

      • Cung Đệ Tam đặt bàn thờ Ngũ Vị Tiên Ông,
      • Cung Đệ Nhị thờ Hội đồng tứ phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Địa phủ và Thoải phủ).
      • Cung Đệ Nhất (Cung cấm), nơi đây đặt tượng thờ Tam toà Thánh Mẫu Pho tượng giữa là Mẫu đệ Nhất Thượng Thiên (Quỳnh Hoa công chúa – Liễu Hạnh), pho tượng bên trái là Mẫu đệ Nhị Thượng Ngàn (Tiên nữ Quế Hoa), pho tượng bên phải là Mẫu Tam Thoải (Tiên nữ Ngọc Hoa).

      Địa chỉ: Phường Nam Sơn, thành phố Tam Điệp, nằm cách Ninh Bình khoảng 15km về phía Nam

      Lễ hội: 15 tháng giêng và kéo dài đến hết mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm

      Bên ngoài của Đền Dâu
      Bên ngoài của Đền Dâu
      Bàn thờ Tam tòa Thánh Mẫu
      Bàn thờ Tam tòa Thánh Mẫu
    • Đền thờ Bà Chúa Kho - thời bấy giờ còn gọi là công chúa Thanh Bình. Nơi đây thu hút hàng ngàn người đến lễ bái nhân dịp đầu năm mới, đặc biệt là giới kinh doanh. Tuy nhiên ngôi đền này chỉ đông đúc vào dịp đầu năm và cuối năm bởi nhân dân ta quan niệm "đầu năm đi vay, cuối năm đi trả"


      Tương truyền rằng, Bà Chúa Kho là phụ nữ quê làng Quả Cảm, xinh đẹp tuyệt trần, lại có tài tích trữ lượng thực, trông nom kho tàng Quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Bà còn có công chiêu dân ở các vùng Quả Cảm, Cổ Mễ, Thượng Đồng, xây dựng các thôn nhỏ, giúp dân khai khẩn đất đai,...


      Sau này bà trở thành hoàng hậu của nhà Lý, giúp vua trị nước và giữ gìn kho lương. Bà bị kẻ thù giết khi đang đi phát lương giúp dân làng. Cảm kích tấm lòng bao dung của nàng, nhà vua đã phong nàng là Phúc Thần. Với lòng biết ơn, người Cổ Mễ đã xây dựng Đền Bà Chúa Kho tại kho thóc cũ trên Núi Kho.


      Năm 1989, đền Bà Chúa Kho được Nhà nước công nhận là di tich văn hoá cấp Quốc gia, từ đó cho đến nay, tín ngưỡng cầu tài cầu lộc tại đền Bà Chúa Kho phát triển mạnh mẽ, đặc biệt thu hút giới kinh doanh.


      Theo sử sách, vào thời nhà Lý, chùa Bà Chúa Kho chỉ là một ngôi đền nhỏ trên núi Kho. Nhưng đến thời Lê, đền được trùng tu và mở rộng thành đền Bà Chúa Kho rộng lớn. Không khó để hình dung bố cục của ngôi chùa: Cổng Tam Quan, Hậu Cung, và sân, đường, tòa tiền tế, cung đệ nhị…


      Địa chỉ: Làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

      Lễ hội: Từ ngày 12 - 14 tháng giêng Âm lịch chính là ngày chính hội của đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh

      Đền Bà Chúa Kho
      Đền Bà Chúa Kho
      Đông đảo người dân đến cầu tài, cầu lộc tại lễ hội đền Bà Chúa Kho
      Đông đảo người dân đến cầu tài, cầu lộc tại lễ hội đền Bà Chúa Kho
    • Tháp Bà Ponagar là một di tích lịch sử văn hóa, một công trình tiêu biểu và độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chămpa, tọa lạc trên đồi Cù Lao, mặt hướng ra biển Đông. Xưa kia, nơi đây là một trong những trung tâm tín ngưỡng của vương quốc Chăm, thờ Nữ thần Po Nagar - Mẹ xứ sở của người Chăm, cũng là Thiên Y A Na Thánh Mẫu - một trong ba vị nữ thần cai quản ba miền của Việt Nam: Miền Bắc với sự nổi trội của mẫu Liễu Hạnh, miền Trung với Thiên Y A Na Thánh Mẫu và miền Nam là Linh sơn Thánh Mẫu (Bà Đen).


      Theo truyền thuyết, Nữ vương Po Nagar, hay còn gọi là Yang Po Nagar, được tạo nên mây trời và bọt biển. Bà là người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối, lúa gạo và là người có công dạy người dân trồng lúa, chăn nuôi, dệt vải và đưa người Chămpa đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc.


      Quần thể kiến trúc Tháp bà Po Nagar được chia thành 3 khu vực: Khu tháp cổng, Khu tiền đình và Khu đền tháp.

      • Khu tháp cổng: Đây là chiếc cổng chào hoành tráng với hình dáng và kiến trúc hòa hợp với tổng thể khu đền. Qua sự bào mòn của thời gian, thì phần tháp cổng đã không còn nữa, mà chỉ còn những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.
      • Khu vực tiền đình: Có bốn hàng cột lớn xây bằng gạch nung, bao gồm 10 cột lớn phía trong và 12 cột nhỏ hình bát giác ở phía ngoài. Đặc điểm thu hút sự quan tâm của nhiều người đó là gạch xây tháp Chăm là gạch loại lớn và được xây dựng hầu như không có chất kết dính.
      • Khu đền tháp: Có 2 dãy tháp, dãy tháp phía trước có 3 ngôi tháp, trong đó, ngôi tháp cao nhất chính là tháp bà Ponagar. Còn dãy tháp phía sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác nằm song song với nhau, nhưng nay chỉ còn 1.

      Địa chỉ: 61 đường Hai Tháng Tư, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

      Lễ hội: Từ 20 đến 23 tháng 3 Âm lịch hàng năm

      Tượng Tháp Bà Po Nagar
      Tượng Tháp Bà Po Nagar
      Khu đền tháp
      Khu đền tháp
    • Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu tọa lạc tại Thành phố Tây Ninh và là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng thuộc quần thể Núi Bà Đen. Đây là khu điện thờ vị nữ thần Linh Sơn Thánh Mẫu - một trong ba vị nữ thần cai quản ba miền của Việt Nam: Miền Bắc với sự nổi trội của mẫu Liễu Hạnh, miền Trung với Thiên Y A Na Thánh Mẫu và miền Nam là Linh sơn Thánh Mẫu (Bà Đen).


      Truyền thuyết kể rằng hình tượng Linh Sơn Thánh Mẫu hay Bà Đen xuất phát từ câu chuyện về người con gái có mặt đen tên Lý Thị Thiên Hương được Vua Bảo Đại ban sắc phong và mỹ tự "Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù chi thần" vào năm 1935. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho rằng tín ngưỡng này khởi nguồn dựa trên văn hóa Hindu cùng các hình tượng thần như Mariamman (Ấn Độ), Kali (Indonesia), Niềng Khmau (Campuchia)... nổi tiếng.


      Trong chánh điện, bộ tượng Bà được đặt ngay tại vị trí trung tâm, phía sau và xung quanh bố trí những gian thờ nhỏ hơn thì ở các ngôi chùa, tượng sẽ được phối thờ với vai trò là vị hộ trì Tam Bảo. Điều này đồng nghĩa với việc có nơi bàn thờ Linh Sơn Thánh Mẫu sẽ đặt phía sau khu vực thờ Phật và đối diện bàn thờ Tổ theo quy tắc "Tiền Phật hậu Thánh".


      Địa chỉ: Xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

      Lễ hội: Lễ vía Linh Sơn Thánh Mẫu từ ngày 4 đến 6-5 Âm lịch hàng năm

      Bàn thờ Linh Sơn Thánh Mẫu tại Điện Bà
      Bàn thờ Linh Sơn Thánh Mẫu tại Điện Bà
      Đền Linh Sơn Thánh Mẫu
      Đền Linh Sơn Thánh Mẫu
    • Cô Đôi Thượng Ngàn là vị Thánh cô nổi tiếng trong hệ thống Tứ phủ. Cô vốn là con gái của vua Đế Thích, được phong làm Sơn Tinh Công Chúa nổi danh bốn phương. Đền thờ cô rất nhiều, từ Đông Cuông - Tuần Quán đến Nho Quán - Ninh Bình và Cao Phong - Hòa Bình.


      Cô Đôi Thượng Ngàn là một trong Tứ Phủ Thánh Mẫu rất linh thiêng và danh tiếng lừng lẫy. Cô đứng thứ hai sau Mẫu đệ nhất Thượng Thiên và ngay trước Mẫu Thoải đệ tam trong hàng Tứ Phủ Thánh Mẫu.


      Sự tích về Cô Đôi Thượng Ngàn: "Cô Đôi Thượng Ngàn vốn là Sơn Tinh Công Chúa con Vua Đế Thích trên Thiên Cung. Sau cô giáng sinh xuống đất Ninh Bình làm con gái một quan họ Hà, chúa đất người Mường ở vùng rừng núi Nho Quan. Khi hạ sinh, Cô Đôi rất xinh đẹp: da trắng, tóc xanh mượt mà, mặt tròn, lưng ong thon thả. Sau này cô được Mẫu Thượng Ngàn cho học đạo phép để giúp dân. Rồi khi về thiên, cô được Mẫu Thượng Ngàn truyền cho vạn phép, giao cho cô dạy người rừng biết thống nhất về ngôn ngữ. Lúc thanh nhàn cô về ngự cảnh sơn lâm núi rừng ở đất Ninh Bình quê nhà, trong ba gian đền mát, cô cùng các bạn tiên nữ ca hát vui thú trên dốc Sườn Bò (nay thuộc xã Văn Phương, Nho Quan). Có khi cô biến hiện ra người thiếu nữ xinh đẹp, luận đàm văn thơ cùng các bậc danh sĩ, tương truyền cô cũng rất giỏi văn thơ, làm biết bao kẻ phải mến phục. Cô Đôi cũng là tiên cô cai quản kho lộc Sơn Lâm Sơn Trang, người trần gian ai nhất tâm thì thường được Cô Đôi ban thưởng, nhược bằng có nợ mà không mau trả lễ cô lại bắt đền nặng hơn".

      (Theo Bách Khao Toàn Thư)


      Địa chỉ: Đền thờ chính của cô nằm ở Bồng Lai, Văn Phương, Nho Quan, Ninh Bình. Tương truyền rằng, xưa kia Ninh Bình là quê hương của Cô khi hạ phàm nên người dân đã lập đền thờ Cô tại đây. Ngoài ra, còn có các ngôi đền thờ vọng Cô như: Đền Bồng Lai Thượng, Hòa BÌnh; Đền Cô Đôi, Thanh Hóa; Đền Đôi Cô, Tuyên Quang;...

      Tượng Mẫu Thượng Ngàn tại đền Bồng Lai, Ninh Bình
      Tượng Mẫu Thượng Ngàn tại đền Bồng Lai, Ninh Bình
      Đền Bồng Lai, Ninh Bình
      Đền Bồng Lai, Ninh Bình




    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy