Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ là 1 trong những điểm đến linh thiêng nổi tiếng tại Hà Nội còn lưu truyền tín ngưỡng thờ Mẫu. Phủ thuộc thôn Tây Hồ, trước kia là một ngôi làng cổ của Kinh thành Thăng Long. Ngày nay Phủ Tây Hồ thuộc thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Nơi tọa lạc của Phủ Tây Hồ là một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây và cách trung tâm thành phố Hà Nội về phía Tây khoảng 4km.
Phủ Tây Hồ thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh, người được triều nhà Nguyễn phong là “mẫu nghi thiên hạ”, một trong “Tứ bất tử” (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Chử Đồng Tử) của Việt Nam.
Ngoài ra, Phủ Tây Hồ là địa danh nằm trong tứ phủ của Việt Nam. Tứ phủ là một khái niệm có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
- Thiên phủ (Mẫu Thượng Thiên) cai quản miền trời,
- Nhạc phủ (Mẫu Thượng Ngàn) cai quản miền rừng, núi
- Thoải phủ (Mẫu Thoải) cai quản miền sông, nước
- Địa phủ (Mẫu Địa) cai quản miền đất đai
Phủ Tây Hồ là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh (Liễu Hạnh công chúa) - Mẫu Địa phủ nên có lẽ chính vì thế nên nơi này được gọi là Phủ.
Theo truyền thuyết, Chúa Liễu Hạnh - con gái của Ngọc Hoàng, đã bị đày xuống trần gian vì làm vỡ một chiếc cốc quý. Đi khắp năm châu, cô bị cảnh đẹp Hồ Tây thu hút, quyết định dừng chân ở đây để giúp người trừ tà, diệt tham, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Phủ Tây Hồ bao gồm Phủ chính, Đền Sơn Trang và lầu Cô, lầu Cậu
- Phủ chính bao gồm có 3 gian lễ. Điều đặc biệt nằm ở gian thứ 3 là nơi thờ tam tòa Thánh Mẫu (Mẫu Thượng Ngàn mặc áo xanh, Mẫu Liễu Hạnh mặc áo đỏ và Mẫu Thoải mặc áo trắng)
- Đền Sơn Trang là nơi thờ riêng của Mẫu Thượng Ngàn cùng 12 cô sơn trang theo hầu.
- Lầu Cô, lầu Cậu được đặt ở sân, là nơi thờ những người hầu cận của Quan trong Phủ.
Phủ Tây Hồ đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng di tích Lịch sử-Văn hóa ngày 13 tháng 2 năm 1996.
Địa chỉ: Số 52 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Lễ hội: Ngày 3/3 Âm lịch là ngày giỗ Mẫu Liễu Hạnh. Người dân sẽ tổ chức lễ rước kiệu các Mẫu