Đền Dâu
Đền Dâu là một ngôi đền nổi tiếng thiêng liêng tại Ninh Bình, tại đây là nơi thờ cúng của Liễu Hạnh Công Chúa, một trong “Tứ bất tử” (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Chử Đồng Tử) của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Đền tên là "Dâu" bởi vì gắn liền với nhiều truyền thuyết rất ly kỳ, thú vị, khiến du khách tò mò muốn khám phá và đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây.
Đền Dâu gắn liền truyền thuyết "Công chúa Liễu Hạnh đã hoá thân thành người con gái và dạy nhân dân địa phương cách trồng dâu nuôi tằm còn giúp nghĩa quân Tây Sơn đánh giặc ngoại xâm. Vì vậy, đề có tên là "Đền Dâu"
Đền Dâu gắn với 3 sự kiện lịch sử lớn của Đất nước
- Chúa Trịnh Tùng từng phó tá vua Lê thống lĩnh ba quân vượt đèo Ba Dội để đánh ra Đông Kinh (Hà Nội) có qua và nghỉ lai Đền Dâu (năm 1592)
- Năm 1788 khi hoàng đế Quang Trung tập kết hơn 10 vạn quân ở Tam Điệp có dựng hành cung ngay tại Đền Dâu.
- Cũng tại nơi đây vào tháng 9 năm 1952, diễn ra Đại hội chi bộ xã Yên Sơn lần thứ III, lãnh đạo nhân dân trong xã đứng lên chống phá kế hoạch càn quét của thực dân Pháp
Đền có cấu trúc 3 cung rõ ràng, cung Đệ Tam ở ngoài, Đệ Nhị ở giữa và cuối cùng là cung Đệ Nhất
- Cung Đệ Tam đặt bàn thờ Ngũ Vị Tiên Ông,
- Cung Đệ Nhị thờ Hội đồng tứ phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Địa phủ và Thoải phủ).
- Cung Đệ Nhất (Cung cấm), nơi đây đặt tượng thờ Tam toà Thánh Mẫu Pho tượng giữa là Mẫu đệ Nhất Thượng Thiên (Quỳnh Hoa công chúa – Liễu Hạnh), pho tượng bên trái là Mẫu đệ Nhị Thượng Ngàn (Tiên nữ Quế Hoa), pho tượng bên phải là Mẫu Tam Thoải (Tiên nữ Ngọc Hoa).
Địa chỉ: Phường Nam Sơn, thành phố Tam Điệp, nằm cách Ninh Bình khoảng 15km về phía Nam
Lễ hội: 15 tháng giêng và kéo dài đến hết mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm